Mỹ bắt đầu đàm phán về việc rút quân khỏi Niger
Lầu Năm Góc hôm 22/4 cho biết Mỹ đã bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút hơn 1.000 binh lính khỏi quốc gia châu Phi này.
Niger vốn là căn cứ quan trọng cho các hoạt động chống khủng bố trong khu vực.
Lực lượng Mỹ huấn luyện binh sĩ Mali chống các tay súng khủng bố. Ảnh tư liệu: Getty Images/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, hồi tháng 3, chính quyền quân sự Niger thông báo sẽ chấm dứt thỏa thuận hợp tác quân sự với Mỹ. Vào tuần trước, Washington cũng đồng ý rút quân và cho biết sẽ cử một phái đoàn đến Niamey trong vài ngày tới.
Video đang HOT
Chia sẻ với báo giới, người phát ngôn Lầu Năm Góc, Thiếu tướng Pat Ryder nói: “Chúng tôi có thể xác nhận việc bắt đầu các cuộc thảo luận giữa Mỹ và Niger về việc rút quân Mỹ khỏi nước này một cách có trật tự”.
Ông cho biết Bộ Quốc phòng Mỹ đang cử một phái đoàn nhỏ từ Lầu Năm Góc và Bộ Tư lệnh châu Phi của Mỹ (AFRICOM) tham gia vào các cuộc thảo luận.
Người phát ngôn này cho biết thêm Mỹ sẽ tiếp tục xem xét các lựa chọn để có thể tiếp tục giải quyết các mối đe dọa khủng bố tiềm ẩn sau khi rút quân.
Sự hiện diện của Mỹ tại Niger trong gần một thập kỷ tập trung vào các hoạt động chống khủng bố, bao gồm huấn luyện quân đội Niger và hỗ trợ các chiến dịch quân sự chống lại Tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng và Jama’at Nusrat al-Islam wal Muslimeen, một chi nhánh của al-Qaeda.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng sau cuộc đảo chính quân sự ở Niger vào tháng 7/2023. Sau sự kiện này, Niger cũng đã yêu cầu lực lượng Pháp rời đi và chuyển hướng hợp tác với Nga.
ECOWAS kêu gọi chính quyền quân sự Niger sớm lập lại trật tự Hiến pháp
Ngày 25/8, Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đã kêu gọi chính quyền quân sự lên nắm quyền ở Niger sau cuộc đảo chính hồi tháng trước rằng hiện "chưa quá muộn để xem xét lại hành động của mình".
Toàn cảnh cuộc họp của Ủy ban các Tư lệnh quốc phòng Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi về Niger ở Abuja, Nigeria ngày 2/8/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, ngày 19/8, người đứng đầu chính quyền quân sự Niger, Tướng Abdourahamane Tiani cam kết rằng giai đoạn chuyển tiếp ở quốc gia Tây Phi này sẽ không kéo dài quá 3 năm. Tuy nhiên, ECOWAS đã tuyên bố không chấp nhận điều này, đồng thời nhấn mạnh cần phải lập lại trật tự Hiến pháp tại Niger sớm nhất có thể.
Trong phát biểu mới nhất, Chủ tịch Ủy ban ECOWAS Omar Alieu Touray nêu rõ: "Ngay cả bây giờ, vẫn chưa quá muộn để chính quyền quân sự tại Niger xem xét lại hành động của mình và lắng nghe tiếng nói của lý trí vì lãnh đạo các nước trong khu vực sẽ không chấp nhận một cuộc đảo chính". Ông nhấn mạnh vấn đề thực sự là quyết tâm của cộng đồng quốc tế nhằm ngăn chặn vòng xoáy đảo chính trong khu vực.
ECOWAS đã nhiều lần tìm cách đàm phán với chính quyền quân sự ở Niger, nhưng cũng cảnh báo sẵn sàng can thiệp quân sự để khôi phục trật tự Hiến pháp tại nước này nếu nỗ lực ngoại giao thất bại.
Trong khi đó, chính quyền quân sự ở Niger mới đây tuyên bố sẽ ủy quyền cho lực lượng vũ trang các nước láng giềng Mali và Burkina Faso can thiệp vào lãnh thổ Niger trong trường hợp nước này bị tấn công. Các nước láng giềng Mali và Burkina Faso đã tuyên bố sẽ ủng hộ Niger nếu nổ ra một cuộc xung đột với ECOWAS.
Trong diễn biến liên quan, hãng tin Reuter dẫn lời một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Bộ Ngoại giao Niger đã thông báo với Chính phủ Mỹ rằng hình ảnh những bức thư lan truyền trên mạng kêu gọi sự ra đi của một số nhân viên ngoại giao Mỹ không phải do cơ quan này đưa ra.
Thông tin này được đưa ra sau khi hãng AFP đưa tin Niger đã yêu cầu Đại sứ Mỹ Kathleen Fitzgibbons rời khỏi quốc gia châu Phi này trong 48 giờ. Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: "Không có yêu cầu nào như vậy được gửi đến Chính phủ Mỹ".
Hãng Reuters cho biết thêm Mỹ vẫn đang thúc đẩy một giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng tại Niger, sau khi các sĩ quan quân đội Niger tiến hành đảo chính, lên nắm quyền, phế truất Tổng thống Mohamed Bazoum và quản thúc ông Bazoum tại gia.
Tân Đại sứ Mỹ tại Niger, bà Kathleen Fitzgibbons, mới đến thủ đô Niamey vào đầu tháng này.
Giao tranh tại Sudan: Các bên bắt đầu đàm phán tại Saudi Arabia Ngày 6/5, Mỹ và Saudi Arabia ra thông cáo chung cho biết các bên trong giao tranh tại Sudan đã bắt đầu đàm phán nhằm đảm bảo một thỏa thuận ngừng bắn sau 3 tuần giao tranh ác liệt làm hàng trăm người thiệt mạng và đẩy quốc gia châu Phi này đến bên bờ sụp đổ. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (phải)...