MV Corp bất ngờ bỏ cuộc thu phí tải nhạc
MV Corp, đơn vị đầu tiên khởi xướng phong trào thu phí tải nhạc bản quyền đã chính thức dừng cuộc chơi.
MV Corp, đơn vị đầu tiên khởi xướng phong trào thu phí tải nhạc bản quyền đã chính thức dừng cuộc chơi. Ảnh: Internet.
Ngày 8/5, theo thông tin từ MV Corp, đơn vị này đã thanh lý hợp đồng với Hiệp hộighi âm Việt Nam (RIAV) và chính thức dừng tham gia “cuộc chơi” thu phí tải nhạcbản quyền sau gần 10 tháng kể từ buổi lễ ký kết “Chuyển giao độc quyền sử dụngcác bản ghi âm” giữa RIAV và MVCorp.
Theo đại diện VNG, đơn vị đang sở hữu website Zing Mp3, việcMV Corp rút lui không làm ảnh hưởng đến thị trường thu phí nhạc bản quyền vì MVCorp chỉ là đơn vị đại diện cho RIAV để kinh doanh quyền sử dụng các bản ghiâm. Do đó, thay vì làm việc qua MV Corp thì nay Zing vẫn sẽ làm việc trực tiếpqua RIAV như thời gian trước.
Tại chương trình “ Tọa đàm Nhạc số Việt Nam – Thựctrạng và Giải pháp” diễn ra sáng 15/8, ông Trần Chiến Thắng, Chủ tịch RIAV chobiết, nhiều năm qua, ngành công nghiệp ghi âm Việt Nam đang bị thiệt hạinghiêm trọng do tình trạng tải nhạc miễn phí trên Internet và di động. Sản lượngbăng đĩa của Hiệp hội sụt giảm hơn 80% trong 5 năm gần đây. Các nhà sản xuấtkhông thể tiếp tục đầu tư cho những dự án âm nhạc mới vì nắm chắc phầnthua lỗ.
Video đang HOT
Để chấm dứt tình trạng vi phạm bản quyền này, đã đến lúc cácwebsites và dịch vụ âm nhạc trực tuyến trên di động cần đồng loạt thu phí tảinhạc với mức phí là 1.000 đồng/1 lần tảinhạc hoặc thu theo thuê bao hàng tháng, có thể được điều chỉnh tăng hoặcgiảm tùy theo tình hình thực tế khi chương trình vận hành. Với số tiền bản quyềnthu được, sau khi trừ đi các chi phí, đơn vị phân phối và các website sẽ đượchưởng 45%; 55% còn lại sẽ trả về cho đơn vị cung cấp nội dung (ca sĩ, nhạc sĩ,hãng ghi âm….).
Trước đó, tại “Lễ công bố các sự kiện ICT tiêu biểu năm 2012 và Tọa đàmtriển vọng viễn thông năm 2013″ ngày 27/12/2012, ông Đỗ Mạnh Tuân, khi đó đang là Tổng Giám đốcMVCorp cho biết dù xác định sẽ gặp nhiều cản trở nhưng MV Corp không nghĩ lạikhó đến thế khi mà ý thức người sử dụng, điều kiện thanh toán… đã cản trở rất lớnđến việc kinh doanh âm nhạc có bản quyền. Khi đó, sau gần 2 tháng tiếnhành thu phí tải nhạc số thử nghiệm trên 7 website nhạc trực tuyến, số tiền thuvề mới chỉ đạt gần 20 triệu đồng và vẫn còn khoảng cách xa so với những gì MVCorp đã đầu tư.
Một số ý kiến cho rằng, sở dĩ việc thu phí nhạc bản quyền chưathực sự hiệu quả là do các nhà cung cấp đã chuẩn bị không kỹ càng dẫn đến “làmkhó” cho người dùng. Mặc dù chỉ có 7 website tham gia thí điểm thu phí nhưngmỗi website áp dụng một hình thức thanh toán khiến không ít người cảm thấy phiềntoái.
Theo GenK
Dự kiến thu phí nhạc số từ quý 2 năm nay
Đại diện MV Corp cho biết, dự kiến đến Q2/2013, các website nghe nhạc sẽ chỉ cho phép nghe thử các album và người dùng phải thanh toán theo từng bài hoặc thuê bao tháng mới được nghe trọn vẹn ca khúc.
Doanh thu tải nhạc bản quyền vẫn tăng đều
Theo đại diện MV Corp, sau 5 tháng thu phí (từ 1/11/2012), tổng số tiền thu được từ tải nhạc bản quyền các ca khúc, album khoảng vài trăm triệu đồng, trong đó số tiền thu được tháng sau thường cao gấp rưỡi so với tháng trước đó. "Dù số tiền vẫn còn khiêm tốn nhưng mục tiêu của các đơn vị tham gia vào cuộc chơi thu phí tải nhạc bản quyền đều đã đạt được", đại diện MV Corp cho biết. Ngoài ra, đối với 2 hình thức thu phí nhạc theo từng bài và thuê bao tháng (từ 15 nghìn đến 30 nghìn đồng) thì hình thức thứ 2 được nhiều người lựa chọn hơn.
Việc thu phí tải nhạcđã dấy lên được sự tôn trọng giá trị lao động của các nhà sản xuất, ca sĩ, nhạc sĩ cũng như đặt nền móng thay đổi nhận thức, thói quen của người dùng trong việc mua nhạc bản quyền trên môi trường Internet.
So với thời điểm năm 2008 khi Nhacso.net quyết định thương mại hóa và thu phí tải nhạc người sử dụng, thực tế hiện nay có những điểm khác biệt rất lớn. Khi đó, bản thân các trang web nghe nhạc còn chưa bán được quảng cáo, phương tiện thanh toán chưa tốt và đang phải vật lộn để "sinh tồn" nên chỉ một mình FPT Online tham gia cuộc chiến thu phí tải nhạc và đã sớm thất bại. Còn hiện nay, với sự tham gia của 7 website thu phí tải nhạc và 18 website tạm thời khóa nút tải nhạc cũng như phong trào "nghe nhạc có ý thức" của các ca sĩ, nhạc sĩ, việc tôn trọng và thu phí nhạc bản quyền đã trở thành câu chuyện chung của cộng đồng.
Cũng theo đại diện MV Corp, trước khi thu phí tải nhạc, MV Corp đã xác định sẽ gặp rất nhiều khó khăn về điều kiện thanh toán khi kinh doanh nhạc có bản quyền nhưng chắc chắn vấn đề này sẽ được giải quyết dứt điểm trong năm 2013. "MV Corp đặt mục tiêu đến năm 2015, thị trường nhạc số thực sự được dịch chuyển và thu phí nhạc trở thành chuyện đương nhiên", đại diện MV Corp kết luận.
Cùng quan điểm, ông Nguyễn Minh Kha - Phó Tổng Giám đốc Công ty NCT, đơn vị chủ quản trang web nghe nhạc Nhaccuatui.com cho biết, mỗi tháng NCT thu được hơn 10 triệu đồng tiền tải nhạc, dù con số này còn ít nhưng vẫn tăng hàng tháng và lượng người dùng đăng kí gói cước ngày càng tăng. Khó khăn lớn nhất của Nhaccuatui vẫn là khâu thanh toán khi có rất nhiều người muốn mua nhạc mà không biết phải thanh toán như thế nào. "NCT đang cố gắng khắc phục bằng cách hợp tác với các nhà mạng nhưng vẫn gặp khó do chi phí thanh toán quá cao và kết nối rất lâu", ông Kha nhấn mạnh.
Một khó khăn nữa là làm thế nào để tất cả người dùng đều hiểu trả phí nghe nhạc là tín hiệu tốt cho toàn ngành âm nhạc cũng như đem lại lợi ích cho người dùng cuối khi được nghe bản nhạc hay và chất lượng cao. Do đó, NCT cũng như các đơn vị khác đang tích cực giúp người dùng hiểu và duy trì thói quen mua nhạc bản quyền. Trong năm 2013, mục đích của NCT là khai phá thị trường và không đặt nặng vấn đề doanh thu. "Hi vọng đến năm 2015 người dùng sẽ quen với việc trả phí để nghe những ca khúc hay", ông Kha nói. Doanh thu phí tải nhạc trên di động sẽ gấp 10 lần so với trên web?
Đại diện MV Corp cho rằng, trong năm 2012, những ca khúc nhạc "cũ" mà MV Corp cung cấp cho các đơn vị chủ yếu để giúp đặt "nền móng" cho việc thu phí nhạc bản quyền. Sang năm 2013, các website tham gia thu phí phải "tự thân" đàm phán với các ca sĩ, nhạc sĩ để thu phí bản quyền những ca khúc, album mới trên trang web của mình để tạo sự cạnh tranh, khác biệt và thu hút người sử dụng.
Ngoài ra, nếu năm ngoái, việc thu phí trên môi trường web chủ yếu để giảm thiệt hại cho các website hơn là quan tâm đến số tiền thu được thì năm nay thu phí sẽ diễn ra chủ yếu trên di động đúng như lộ trình của các 7 website đã thống nhất. Bởi vì, chỉ có trên di động mới giải quyết được những khó khăn về kênh thanh toán qua SMS, cổng wap... với tỉ lệ ăn chia ít nhất là 50-50 (nhà mạng thu về 50% phí, 50% còn lại dành cho các website phân phối, ca sĩ, nhạc sĩ - PV) và tạo sự tiện lợi cho người dùng "Chúng tôi kì vọng tổng doanh thu từ thu phí trên di động sẽ gấp ít nhất 10 lần so với thu phí trên website", đại diện MV Corp khẳng định.
Còn đối với việc nghe nhạc trực tuyến trên các website, từ Q2/2013, người dùng chỉ được nghe thử (preview) các ca khúc mới thay vì được nghe trực tuyến toàn bộ ca khúc như hiện nay theo cách mà Zing Store đang thực hiện. "Đây là nhu cầu giữa bên "cung" là các nhạc sĩ, ca sĩ, hãng thu âm đối với những "đứa con tinh thần" mới của họ và bên "cầu" là những khách hàng muốn nghe những album, ca khúc mới chứ không phải do các website nghe nhạc quyết định", đại diện MV Corp cho biết thêm.
Cũng theo ông Kha, NCT đang tiến hành kí kết với các đơn vị cung cấp bản quyền để thu phí toàn bộ các bài hát chính thức. "Dự kiến, ngày 2/4/2013, NCT sẽ thu phí tải về toàn bộ những bài hát trên website nhaccuatui.com", ông Kha kết luận.
Theo ICTnews
Thu tiền tải nhạc số: Cuộc chơi không ai muốn tham gia? (Phần 1) Đúng một tuần trôi qua kể từ ngày quyết định thu phí tải nhạc có hiệu lực. Trước đó, các cư dân mạng vốn đã quen miễn phí hốt hoảng và thậm chí một số còn tranh thủ download nốt vào thời điểm trước 0h 1/11. Hai tháng trôi qua kể từ ngày đó nhưng có vẻ như cuộc sống của cư dân...