Mưu đồ đen tối của Trung Quốc ngày càng được bộc lộ rõ hơn
Trung Quốc đẩy nhanh phát triển hải quân tầm xa, tăng cường kiểm soát phi pháp đảo đá ở Biển Đông, đe dọa nước khác, vươn ra chuỗi đảo thứ hai áp sát Mỹ.
Trung Quốc đang làm gì ở các đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam?
Tờ “The Bulletin” Canada ngày 17 tháng 10 đăng bài viết “Điểm nóng Biển Đông” cho rằng, cùng với sự phát triển của hải quân tầm xa Trung Quốc, Quân đội Trung Quốc trở nên ngày càng hiếu chiến.
Theo bài báo, Trung Quốc chủ trương sở hữu hầu hết Biển Đông, đồng thời dùng vũ lực để trục xuất “đối phương” (thực ra chính Trung Quốc đã tiến hành chiến tranh xâm lược biển đảo của Việt Nam vào các năm 1974, 1988…). Nội dung bài viết như sau:
Trung Quốc đã tuyên bố có chủ quyền bất hợp pháp đối với hầu như toàn bộ Biển Đông (bất chấp luật pháp quốc tế), đồng thời trao quyền cho hải quân dùng vũ lực trục xuất quy mô lớn cái mà truyền thông TQ cố gọi là “kẻ xâm lược” mà không hề cảm thấy nhục nhã, xấu hổ. Những hành động này của Trung Quốc đã cung cấp một lý do thuyết phục để Hải quân Mỹ tiếp tục duy trì hiện diện quân sự ở Đông Á.
Cùng với việc Trung Quốc đẩy nhanh phát triển hải quân nước sâu, Quân đội Trung Quốc trở nên hiếu chiến hơn, đồng thời có khả năng thông qua sự hậu thuẫn của tên lửa do Trung Quốc mới phát triển, tiến hành đe dọa, uy hiếp các mục tiêu cách bờ biển Trung Quốc khoảng 1.700 dặm Anh.
Video đang HOT
Các đảo đá nhỏ ở Biển Đông đang trở thành căn nguyên dẫn tới xung đột ngày càng gia tăng giữa Trung Quốc với các nước láng giềng. Trung Quốc và Việt Nam từng xảy ra xung đột đổ máu do tranh chấp đảo (Trung Quốc tiến hành chiến tranh xâm lược vào các năm 1974, 1988…), Trung Quốc và Philippines cũng đã có tranh chấp vài chục năm do vấn đề quy thuộc đảo đá (Trung Quốc bành trướng với “đường lưỡi bò”, ăn cướp bãi cạn Scarborough từ tay Philippines).
Tháng 8 năm 2014, chi đội tàu đổ bộ Hạm đội Nam Hải tập trận ở Biển Đông (ảnh tư liệu)
Hơn nữa, Trung Quốc luôn thúc đẩy ổn định yêu sách lãnh thổ của họ, từng bước kiểm soát nhiều lãnh thổ hơn. Tầng lớp lãnh đạo nước này đã đưa ra chỉ thị, Quân đội Trung Quốc phải chọc thủng chuỗi đảo thứ nhất, xâm nhập chuỗi đảo thứ hai của Thái Bình Dương. Thậm chí sẽ áp sát Guam, ở đây cách Thượng Hải, Trung Quốc gần 2.000 dặm Anh, hơn nữa là trụ sở của căn cứ hải quân Mỹ, có Hạm đội Thái Bình Dương, trung đội tàu ngầm và các công trình quân sự khác của Mỹ.
Việc tranh đoạt Biển Đông của Trung Quốc đã có sự phát triển mới nhất, Trung Quốc đang có ý định thông qua việc kéo hàng triệu tấn đất đá, cát, không tiếc bỏ ra vài tỷ USD để tạo ra đảo mới ở khu vực này, nhằm củng cố yêu sách của họ ở quần đảo Trường Sa. Ví dụ, đá Gạc Ma từng là đá ngầm trong quần đảo Trường Sa, hiện nay Trung Quốc thông qua xây dựng đảo nhân tạo biến nó thành một hòn đảo, chiếm đóng và tuyên bố là lãnh thổ của Trung Quốc (Tất cả những hành động này đã phản ánh lòng tham vô đáy và mưu đồ đen tối của Trung Quốc)
Đầu năm 2014, Chính phủ Philippines cho biết, Trung Quốc sẽ xây dựng một căn cứ không quân ở đá Gạc Ma, tạo ra một tàu sân bay không chìm có hiệu quả và tạo ra một “sự thực” mới trên mặt đất. Đá Gạc Ma cách đất liền Trung Quốc gần 800 hải lý, cách Việt Nam và Philippines đều chỉ có 200 dặm Anh.
Trung Quốc đang lợi dụng phương châm xây dựng đảo ở nhiều khu vực, tạo ra nhiều lãnh thổ hơn cho Trung Quốc ở khu vực này để hỗ trợ cho yêu sách lãnh thổ của họ.
Hình ảnh này trên báo chí Trung Quốc được cho là Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận đổ bộ đánh chiếm đảo quy mô lớn (ảnh tư liệu)
Toàn bộ nội dung bài báo nêu trên đã chỉ rõ lòng tham cũng như các hành động bất hợp pháp của Trung Quốc trên Biển Đông hiện nay.
Khẳng định rằng, mọi hành động phi pháp, phi nghĩa của Trung Quốc ở Biển Đông nêu trên sẽ không làm lung lay ý chí bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Theo Giáo Dục
Nhật Bản tập trận đổ bộ đối phó với Trung Quốc
Nhật Bản ngày 22.5 tiến hành tập trận đổ bộ ở quần đảo Amami, được cho là nhằm đối phó với nguy cơ Trung Quốc chiếm đảo, đồng thời đáp trả lại cuộc tập trận chung hải quân Nga-Trung Quốc ở biển Hoa Đông.
Ảnh minh họa máy bay quân sự MV-22 - Ảnh: Reuters
Lực lượng phòng vệ trên biển, trên không và đất liền phối hợp tiến hành cuộc tập trận giả lập tái chiếm một hòn đảo thuộc quần đảo Amami, theo Reuters.
Truyền thông thế giới cho rằng Nhật Bản tiến hành cuộc tập trận này nhằm phản ứng lại cuộc tập trận chung Nga-Trung Quốc ở biển Hoa Đông. Nhật Bản và Trung Quốc lại có tranh chấp lãnh thổ ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở vùng biển này.
Chánh văn phòng nội các Nhật Yoshihide Suga cho rằng cuộc tập trận này không nhắm vào một quốc gia nào, theo Reuters.
Nhưng người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi lại lên tiếng chỉ trích cuộc tập trận này, đề nghị Tokyo giải thích rõ về mục đích của nó.
Ông Valery Kistanov, chuyên gia nghiên cứu Nhật Bản thuộc Học viện Khoa học Nga, cho biết cuộc tập trận đổ bộ này khẳng định Nhật Bản đang chuẩn bị đối phó với Trung Quốc nếu xung đột xảy ra ở biển Hoa Đông, theo Đài tiếng nói nước Nga.
Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã sắm máy bay quân sự MV-22 và xe bọc thép đổ bộ "lưỡng cư" AAV7 nhằm tăng cường khả năng tái chiếm đảo trong trường hợp bị Trung Quốc chiếm đảo.
Theo ông Kistanov, khoảng 500 binh sĩ, 829 thuyền viên và 10 phi công Nhật Bản được điều động để tham gia tập trận lần này và đây là cuộc tập trận lớn nhất ở Nhật Bản trong những năm gần đây.
Theo TNO