Mứt Tết truyền thống liệu còn chỗ đứng trong lòng người dùng?
Cứ thấy những chiếc hộp vuông vức hay lục lăng màu đỏ, in hình ông Phúc Lộc Thọ là thấy Tết về.
“Hồi bé, Tết đến nhà ai không có mứt là mặt mũi tự nhiên ỉu xìu. Mình chỉ thích đến chơi mấy nhà trên phố, nhà nào cũng có một khay mứt đủ màu, kẹo, bánh, hạt dưa đỏ óng. Ăn xong còn dấm dúi mang về”, chị Hà (Vạn Phúc) cho biết.
Mứt Tết của Bánh mứt kẹo Hà Nội.
Vẫn còn đó những câu chuyện Tết xưa, từ những năm thật cũ. Chị Tâm (Trung Kính) chia sẻ: “Cứ thấy những chiếc hộp vuông vức hay lục lăng màu đỏ, in hình ông Phúc Lộc Thọ là thấy Tết về. Nhà mình cũng mua bánh kẹo ngoại, nhưng mứt Tết vẫn phải dùng hàng Việt mới chuẩn”.
Sau một thời gian choáng ngợp với bánh mứt kẹo hàng ngoại nhập, người Việt Nam đang dần có xu thế trở về với thương hiệu truyền thống. Thương hiệu Việt không chỉ có lợi thế về việc thấu hiểu thị hiếu ẩm thực của người bản địa, mà còn thuần thục trong việc lưu giữ được hương vị truyền thống.
Người Việt dần có xu hướng trở về với thương hiệu truyền thống.
Ngoài việc khước từ những sản phẩm “ba không”: Không nhãn mác, không nguồn gốc, không hạn sử dụng, người dùng nên lưu ý về nhãn hiệu của sản phẩm. Bạn nên chọn mua mứt Tết ở siêu thị, cửa hàng lớn, thương hiệu có tên tuổi, có chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, có vị thế cao trong lòng người tiêu dùng.
Video đang HOT
Bánh mứt kẹo Hà Nội là thương hiệu được người Việt tin dùng suốt hơn 50 năm qua.
Có lẽ chỉ khi Tết về, khay mứt mới trở nên đẹp mắt và ý nghĩa đến thế. Mứt Tết là một thức quà ngọt ngào, dùng quyện vị với chén trà mạn ngăm ngăm đắng, đưa câu chuyện bên bàn tiệc Tết thêm đôi lời hay ý đẹp. Nhiều gia đình cầu kỳ còn lựa chọn mứt Tết, bày biện theo phong thủy, bởi mỗi loại mứt không chỉ mang một hương vị đặc trưng mà còn có ý nghĩa riêng của nó.
Mứt gừng cay cay, vàng ruộm mang theo ý nguyện về một cuộc sống đầm ấm, hạnh phúc. Mứt sen trần thanh mát mang ý nghĩa cầu cho năm mới sum họp đủ đầy. Mứt bí mang ý nghĩa cầu mong sự phát triển, sức khỏe tốt. Đủ các tông màu, đủ vị ngọt bùi đắng cay hòa quyện trong một khay mứt ngày Tết sum họp.
Một khay mứt Tết biểu trưng cho việc Tết đã về.
Theo Zing
Cùi dưa hấu đừng vứt đi, để dành làm mứt được món đãi khách vừa ngon vừa lạ
Ăn dưa hấu, từ giờ đừng vứt bỏ phần cùi. Bởi đây là nguyên liệu tuyệt vời để làm ra món mứt thanh mát, bổ dưỡng và rất dễ ăn. Không những vậy, mứt cùi dưa hấu còn rất dễ chế biến, xứng đáng là món ngon đãi khách trong dịp Tết này.
Nguyên liệu:
500gr cùi dưa hấu, 400gr đường cát trắng.
Thực hiện:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Dưa hấu gọt vỏ, cắt bỏ phần thịt quả để dùng riêng, chỉ để lại một phần khoảng 1 cm sát với cùi dưa.
Cắt cùi dưa hấu thành những lát dảy khoảng 0,7 cm.
Bước 2: Ướp cùi dưa hấu
Đổ cùi dưa vào bát, đổ đường vào và trộn đều. Ướp cùi dưa trong vòng 1 giờ. Đường sẽ ngấm vào dưa 1 phần và phần còn lại tan thành nước.
Bước 3: Sên mứt
Đổ cùi dưa và nước đường vào chảo lớn,đun ở mức nhiệt trung bình đến khi đường keo lại. Lúc này, giảm nhiệt độ xuống thấp và dùng thìa gỗ đảo đều để đường không keo dính vào đáy chảo.
Tiếp tục xào đến khi đường và mứt khô lại, đường chuyển dạng thành dạng hạt nhỏ, có màu ngà, bao bọc xung quanh từng miếng cùi dưa hấu.
Để nguội, bỏ vào lọ và bảo quản ở nơi thoáng mát.
Theo Khampha
3 cách làm mứt cam ngon không bị đắng cực đơn giản tại nhà Mứt cam có nhiều loại, từ mứt cam dẻo đến mứt phết bánh mì và ngay cả vỏ cam cũng làm được mứt rất độc đáo và lạ miệng. Cách làm mứt cam đơn giản mà ngon sau đây các chị em hãy thử nhé! Mứt cam rất đặc biệt, vừa có vị chua chua, ngọt ngọt, có thêm chút hăng hăng của...