Mứt kiwi, đào giòn, xí muội, ô mai Đà Lạt trôi nổi là hàng Trung Quốc?
Để đánh lừa người tiêu dùng, các tiểu thương bán mứt Tết đều quảng cáo mứt Tết tổng hợp có xuất xứ từ Đà Lạt hoặc Thái Lan. Điều đáng chú ý là ngay cả những loại hoa quả phải nhập khẩu với giá thành đắt đỏ thì giá mứt lại chỉ bằng một phần mười.
99% kiwi, đào giòn, xí muội, ô mai là hàng Trung Quốc dán nhãn Đà Lạt
Để có thể tìm hiểu kỹ về nguồn gốc thực sự của những túi mứt tổng hợp đang được tin dùng trên mạng xã hội, chúng tôi đã liên hệ với hàng loạt các cơ sở sản xuất, các nhà máy có uy tín lớn trên thị trường hiện nay.
Những hộp mứt kiwi xanh đậm, ngậm phẩm màu khác xa với màu xanh của kiwi thực tế
Khi được hỏi về loại mứt tổng hợp có giá trị siêu rẻ, đại diện công ty D.L.V, một trong những thương hiệu cung cấp đặc sản Đà Lạt nổi tiếng nhiều năm chia sẻ thẳng thắn: “Kiwi, đào giòn, ô mai, xí muội là những sản phẩm mà Đà Lạt không có nguyên liệu và cũng không có bất kể một cơ sở sản xuất nào cho đến thời điểm này tại Đà Lạt có thể chế biến. 99% các loại mứt là sản phẩm được vận chuyển từ Trung Quốc và dán nhãn là đặc sản Đà Lạt”.
Theo tìm hiểu của PV, tại Đà Lạt hiện nay, các loại mứt được sản xuất nhiều chủ yếu vẫn từ các nông sản chủ lực như mứt hoa hồng, mứt dâu tây, mứt chuối, mứt chanh dây. Tuy nhiên các sản phẩm này đều có giá thành trên dưới 500.000 đồng/kg thành phẩm bán lẻ nếu đúng là hàng sản xuất tại Đà Lạt.
Đà Lạt vốn nổi tiếng với các loại mứt từ sản vật sẵn có như mứt hoa hồng, mứt dâu tây và các loại khoai sấy khô đặc biệt là chuối.
Video đang HOT
Còn anh Dương Tuấn Anh, đại diện Công ty TNHH Á Châu, một trong những doanh nghiệp chuyên cũng cấp các sản phẩm rau củ đồ hộp xuất khẩu thì cho rằng: “Các sản phẩm như kiwi, đào giòn, Việt Nam chưa có thể cung ứng được. Nhu cầu sản xuất trong nước cho việc dùng tươi còn chưa đủ, làm mứt lại càng không thể. Các sản phẩm này đa phần đều từ Trung Quốc tuồn sang thị trường Việt Nam”.
Nhận diện mứt handmade: Mứt gừng, mứt dừa còn có thể!
Như Báo Gia đình & Xã hội đã phản ánh về một số người bán hàng đã sử dụng chiêu handmade để lừa người tiêu dùng sập bẫy “thông thái”. Chúng tôi tìm gặp một số người bán hàng uy tín trong thị trường này để tìm hiểu rõ hơn.
Cụ thể, với những người bán hàng tự sản xuất thực sự thì những loại mứt có thể sản xuất được trong thời điểm cận Tết là những loại mứt thông thường dễ chế biến như mứt gừng, mứt dừa, mứt bí.
Mứt gừng, mứt dừa tự sản xuất chỉ có thể bảo quản ở nhiệt độ thường trong thời gian từ 10-15 ngày.
Chị Nguyễn Lan Anh (Thanh Trì, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi năm nào cũng làm mứt Tết bán kiếm thêm. Tuy nhiên, loại mứt dễ sên nhất vẫn mứt dừa. Còn nếu có khách đặt thì có thể làm thêm mứt gừng và mứt bí. Những loại như kiwi, đào giòn giá tươi đến cả 300.000 đồng/kg, làm sao làm được. Chưa kể, những loại mứt tự làm chỉ để được tầm 10-15 ngày nếu không cho vào tủ lạnh thì chúng tôi cũng không thể sản xuất với số lượng lớn được”.
Không chỉ vậy, với những loại mứt Tết thông thường như mứt gừng, mứt dừa cũng không thể có giá thành rẻ đến 25.000 đồng/500gr. “Cùi dừa tươi cận Tết có khi lên đến 20.000 đồng/vỏ, sên lên may lắm chỉ được 100gr lấy đâu ra giá quảng cáo đó”.
Mứt là một món ăn truyền thống trong dịp Tết nhưng người tiêu dùng cần cẩn trọng nguồn gốc, xuất xứ để tránh tiền mất, tật mang.
Theo Gia Đình
Mận rao bán đầy trên mạng có phải từ Trung Quốc?
Thời gian gần đây, mận được rao bán với giá rất cao, tràn ngập trên mạng xã hội. Người bán khẳng định đây là mận Mộc Châu trái mùa nhưng không ít khách hàng lại nghi ngại hàng Trung Quốc.
Trên mạng xã hội, người dùng không khó để bắt gặp những bài đăng bán mận Mộc Châu với giá "chát". Với loại mận nhỏ, xanh, giá dao động từ 150.000 - 170.000 đồng/kg. Còn loại mận màu đỏ đẹp, quả đều hơn được bán giá lên đến 200.000 đồng/kg.
Những người rao bán đều khẳng định đây là mận Mộc Châu trái mùa nên giá cao. Không chỉ thế, loại quả này không phải chính vụ nên số lượng rất ít, ăn sẽ không ngon như khi vào mùa. Vì thế, khách hàng đều phải đặt trước nếu muốn mua số lượng nhiều hoặc không đúng ngày mận về.
Mận được rao bán khắp trên mạng xã hội với giá cao.
"Những quả mận loại 1 to, đều và chín, ăn sẽ không cảm nhận đắng, chát. Còn loại 2 giá rẻ hơn nhưng ăn có nhiều quả đắng, chát", chị Hòa - một người bán mận online cho hay.
Theo chị, mận loại 1 giá cao nhưng được khách hàng ưa chuộng, luôn trong tình trạng "cháy hàng". Đối với mận loại 2, số lượng nhiều hơn nên khách hàng cũng dễ mua, không phải đợi lâu.
Chị Hải Anh - một người bán khác cũng khẳng định mận chị bán được lấy từ các nhà vườn ở Mộc Châu. "Tôi có người thân ở trên đó, họ sẽ đi thu mua ở các vườn rồi gửi xuống Hà Nội cho tôi bán. Hiện, giá mua sỉ tại các vườn cũng rất cao nên bán ra cao là điều hiển nhiên", chị nói.
Dù giá cao, mận về không đủ để bán cho khách. Chị chia sẻ nhiều người cũng chê quả nhỏ, mẫu mã xấu, xanh, ăn chát và chua nhưng không ít khách hàng lại rất ưa chuộng. Có những người còn bỏ vài trăm nghìn để mua một lúc vài cân mận về ăn dần.
Không ít người bày tỏ nghi ngại về nguồn gốc mận được bày bán trên mạng xã hội.
Bên cạnh đó, một số người lại bày tỏ nghi ngại về nguồn gốc loại quả này khi cho rằng mùa này mận làm gì có nhiều mà bày bán như thế và có thể nhập từ Trung Quốc về?
Liên hệ với chị Thanh Tuyền - một người trồng mận ở Mộc Châu (Sơn La), chị cho biết mận Mộc Châu giờ đang trái mùa, tuy nhiên những quả ra sớm vẫn ăn được.
"Có những thương lái gom 1 ngày được cả tận mận để gửi xuống Hà Nội bán. Tuy nhiên, mận trái vụ không thể ngon như chính vụ được", chị cho hay.
Theo chị, mận trái mùa hầu như năm nào cũng có nhưng số lượng không nhiều. Nó chỉ kéo dài tầm nửa tháng đến 1 tháng là hết. Hơn nữa, không phải ngày nào họ cũng có mận để hái và phải vài ngày mới có một đợt. Quả mận trái mùa thường không to, vỏ còn xanh nhiều, có những quả ăn còn đắng và chát.
Giá của mận trái mùa cũng rất cao, ngay tại vườn họ đã bán với giá hơn 100.000 đồng/kg. Tính cả tiền vận chuyển xuống Hà Nội, giá đến tay người mua lẻ phải cao hơn nhiều.
Theo dân việt
Hàng Trung Quốc đổ về trước Tết Hai tháng nữa mới tới Tết Nguyên Đán nhưng thị trường hàng hóa đã nhộn nhịp, trong đó sản phẩm nhập từ Trung Quốc chiếm số lượng lớn. Chuyên "đánh hàng" từ Trung Quốc, anh Thành ở Hà Nội tiết lộ năm nay nhập về khoảng 20 tấn mứt các loại. Trong đó mứt được làm từ các loại trái cây như kiwi,...