Muốn xây dựng được kế hoạch giáo dục tốt, hiệu trưởng phải dám nghĩ dám làm
Quan trọng nhất ban giám hiệu phải là người đi trước, phải truyền tải được thông điệp, có kế hoạch rõ ràng, sắp xếp nguồn nhân lực phù hợp để cùng thực hiện.
“Trong một cơ sở giáo dục, thì Kế hoạch giáo dục nhà trường là một dấu hiệu đặc trưng để phân biệt giữa các trường với nhau. Qua kế hoạch này, mọi người nhìn vào đó sẽ thấy được tổng thể cả một quá trình, một khóa học của học sinh từ đầu vào cho đến đầu ra, bên cạnh đó cũng biết được lộ trình học tập của các con, rồi chuẩn đầu ra mà nhà trường đã lên kế hoạch. Bên cạnh chuẩn đầu ra theo Chương trình giáo dục phổ thông quốc gia, có trường chú trọng đến việc xây dựng văn hóa nhà trường, trường học hạnh phúc, rồi nâng cao kĩ năng và giá trị sống cho học sinh.
Nhưng có trường lại muốn đẩy mạnh, cung cấp cho học sinh các công cụ cho tương lai, ví dụ như ngoại ngữ, tin học,…và tất cả những cái đó đều phải nằm trong Kế hoạch giáo dục nhà trường. Đây là một kế hoạch mang tính chất tổng thể, phải có mối quan hệ giữa các bộ môn này với bộ môn khác, để tích hợp các chủ đề liên môn, hoặc những chủ đề mà học sinh có thể trải nghiệm sáng tạo.
Và cũng căn cứ vào đó để nhà trường xây dựng các hoạt động giáo dục cho phù hợp với nội dung trong kế hoạch giáo dục mà nhà trường đưa ra”, nhà giáo Hà Xuân Nhâm – Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Phan Huy Chú (quận Đống Đa, Hà Nội) đã cho biết khi trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.
Nhà giáo Hà Xuân Nhâm – Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Phan Huy Chú (quận Đống Đa, Hà Nội). Ảnh: NVCC.
Theo thầy Nhâm: “Việc xây dựng kế hoạch nhà trường là một nội dung mà tôi đánh giá là rất quan trọng, nhưng yếu tố cốt lõi là phải gắn liền với đặc thù của mỗi nhà trường. Theo tôi có mấy điểm cần quan tâm, thứ nhất: Xây dựng kế hoạch thế nào đi nữa thì cũng phải lấy nền là Chương trình giáo dục phổ thông của Bộ, và tất cả kế hoạch giáo dục phải đảm bảo thực hiện đầy đủ chương trình khung theo quy định.
Sau đó theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực của học sinh, căn cứ vào tiềm năng, nguồn lực sẵn có của nhà trường, từ đó phát triển thành kế hoạch giáo dục để đáp ứng được sự phát triển theo định hướng của nhà trường.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã cho phép các nhà trường được chủ động sắp xếp lại chương trình của Bộ, bỏ đi những kiến thức cũ, cập nhật những kiến thức mới, và đương nhiên là các nhà trường có quyền tự chủ trong việc xây dựng các hoạt động giáo dục đa dạng, phù hợp và tăng cường các hoạt động trải nghiệm cho học sinh, tất cả những việc đó đều liên quan đến Kế hoạch giáo dục nhà trường.
Tuy nhiên, để đa dạng hóa các hoạt động giáo dục, tăng cường các trải nghiệm thì phải căn cứ vào nguồn lực sẵn có của từng nhà trường, căn cứ vào cơ sở vật chất, cũng như những điều kiện đảm bảo khác, tránh trường hợp khi xây dựng kế hoạch thì rất hay, nhưng lại không khả thi, khó khi thực hiện, như vậy sẽ vô nghĩa. Nếu nhà trường không có đội ngũ cán bộ giáo viên mạnh về chất lượng, không có cơ sở vật chất đủ đáp ứng thì kế hoạch có hay đến đâu cũng rất khó để thực hiện.
Vậy khi xây dựng kế hoạch, phải căn cứ vào tiềm năng, những nguồn lực mà nhà trường có, nếu như trong trường hợp thiếu thì phải có kế hoạch bổ sung trước khi thực hiện”.
Hiện nay có rất nhiều cơ sở giáo dục hoạt động bằng nguồn ngân sách, như vậy khó có thể nói là đủ để thực hiện các kế hoạch được đề ra trong kế hoạch giáo dục nhà trường? Về vấn đề này, thầy Nhâm nêu quan điểm: “Không phải có tiền mới làm được, bởi quyền tự chủ là của mỗi nhà trường, và cần nhất là phải căn cứ vào tiềm lực mà mỗi cơ sở giáo dục đang có như cơ sở vật chất, nguồn nhân lực,…để xây dựng kế hoạch cho phù hợp.
Tuy nhiên, khi triển khai bất cứ một vấn đề gì đó, như các hoạt động ngoại khóa, đưa học sinh đi trải nghiệm ngoài trường học thì vẫn phải cần đến kinh tế. Nhưng nếu chưa có, các nhà trường có quyền chủ động dựa trên nguồn lực của mình để sắp xếp cho phù hợp.
Nếu trường có nhiều kinh phí thì có thể tổ chức cho học sinh đi trải nghiệm ở xa, tuy nhiên nếu nhà trường không đủ kinh phí thì có thể thiết kế các hoạt động cho học sinh học tập tại trường, tại sân vườn, hoặc tại các phòng thí nghiệm, phòng thực hành,…thì cũng có thể thay thế được. Tất nhiên là có sự khác nhau, nếu các con được đi thực tế ở nơi có nhiều hoạt động, được nhìn thấy, cầm nắm, cảm nhận được thì hiệu quả sẽ tăng lên. Nhưng vẫn có thể khắc phục được và tính hiệu quả sẽ không bằng.
Ngay như trường chúng tôi cũng có rất nhiều hoạt động cho học sinh trải nghiệm ngay tại trường, đó là những thí nghiệm thực hành, cho học sinh chuẩn bị những công cụ đơn giản tự làm, có thể đo đạc, vẽ, tính diện tích, hoặc tổ chức những ngày hội công nghệ, hay như thực hành làm doanh nghiệp,…những cái đó hoàn toàn thể tổ chức tại nhà trường, mấu chốt là người hiệu trưởng phải nghĩ ra và dám thực hiện, không nhất thiết là mỗi lần trải nghiệm phải đi đến một vùng rất xa, tốn kém mà cũng chưa chắc đã hiệu quả”.
Học sinh Trường Trung học phổ thông Phan Huy Chú (quận Đống Đa, Hà Nội) trong giờ học trải nghiệm. Ảnh: NVCC.
Video đang HOT
Ban giám hiệu phải đi tiên phong
Theo thầy Nhâm: “Ở bất cứ một nhà trường nào, muốn phát triển kế hoạch giáo dục của nhà trường một cách hiệu quả, trước tiên là ban lãnh đạo nhà trường phải là người tiên phong dẫn dắt đội ngũ, phải đào tạo bồi dưỡng các thầy cô để có đủ năng lực để cùng với lãnh đạo nhà trường xây dựng cũng như triển khai kế hoạch giáo dục đó.
Quan trọng nhất là ban giám hiệu phải là người đi trước, cũng như phải truyền tải được thông điệp, có những kế hoạch rõ ràng, sắp xếp nguồn nhân lực phù hợp để cùng với hiệu trưởng thực hiện. Đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường rất quan trọng, nếu các thầy cô không chịu đổi mới thì cũng rất khó để thực hiện, chính vì thế xây dựng kế hoạch cần phải đồng bộ từ trên xuống dưới”.
Thực tế có nhiều ý kiến cho rằng hiện nay “sức ỳ” của đội ngũ giáo viên ở nhiều trường rất lớn, “ngại” đổi mới, và để thay đổi được điều này không hề đơn giản? Thầy Nhâm nhận định: “Chúng tôi đã rất nhiều lần tham gia chia sẻ với rất nhiều cơ sở giáo dục khác, bản thân tôi nhận thấy một điều rằng không phải các thầy cô có sức ỳ lớn, theo tôi tất cả đều có mong muốn, khát khao được đổi mới sáng tạo.
Cũng vì rất nhiều lý do, ví dụ: Không phải nhà trường nào cũng có đủ nguồn lực, dẫn đến giáo viên không tiếp cận được một số khóa học đào tạo bồi dưỡng phù hợp. Một điều nữa có thể trước đây họ đã bị “ám ảnh” bởi đã phải tham gia một số khóa học tập, bồi dưỡng,…mà không đem lại hiệu quả thiết thực như mong muốn, chính vì vậy nghe học tập, bồi dưỡng là các thầy cô không chú tâm lắm”.
Theo thầy Nhâm: “Việc xây dựng kế hoạch nhà trường là một nội dung mà tôi đánh giá là rất quan trọng, nhưng yếu tố cốt lõi là phải gắn liền với đặc thù của mỗi nhà trường”. Ảnh: NVCC.
Thầy Nhâm chia sẻ: “Ngay như ở nhà trường chúng tôi, có rất nhiều cách để ban giám hiệu tiến hành việc nâng cao, bồi dưỡng này. Tôi quan sát và nhận thấy những việc gì gắn liền với công việc hàng ngày của giáo viên, thực sự là cần thiết, và tôi thực hiện từng vấn đề nhỏ rồi phát triển dần lên, tránh việc mình thiết kế một khóa học tập bồi dưỡng, nghe có vẻ hay nhưng lại không ứng dụng được vào công việc, dẫn tới các thầy cô học xong lại quên ngay, như vậy sẽ không hiệu quả.
Ví dụ: Chiến lược của tôi là đưa công nghệ thông tin vào trong nhà trường, tôi làm kiên trì, liên tục, thường xuyên trong nhiều năm. Ban đầu tôi đưa ra yêu cầu rất nhẹ là các thầy cô biết soạn giảng trên PowerPoint để trình chiếu, thời gian sau đó nâng dần mức yêu cầu lên, đưa thêm các công cụ để giáo viên làm việc có hiệu quả hơn, cứ từng bước từng bước nâng cao, nếu đòi hỏi ngay và luôn thì các thầy cô sẽ nản. Cứ dần dần nhiều cái nhỏ sẽ góp lại thành một cái to.
Một điều nữa, theo tôi người hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm chính và luôn đồng hành cùng tập thể giáo viên trong nhà trường, quán xuyến thật sát sao, thường xuyên đánh giá, thay đổi nếu có khâu nào đó chưa hợp lý. Một điều hiển nhiên là hiệu trưởng và ban giám hiệu phải nắm rất kĩ, rất vững chương trình giáo dục phổ thông của Bộ, từ đó xem xét tất cả các nguồn lực để cung cấp cho đội ngũ xây dựng giáo dục biết được có những nguồn lực này, và có thể đáp ứng được những nguồn lực này trong tương lai. Có như vậy thì kế hoạc giáo dục nhà trường mới khả thi.
Trường nào rồi cuối cùng có xây dựng được kế hoạch giáo dục, nhưng nếu xây dựng được một kế hoạch tốt, thì nó sẽ liên quan nhiều đến sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường đến kế hoạch đó, nếu quan tâm không nhiều thì đương nhiên hiệu quả sẽ không cao. Nhưng hiện nay các nhà trường cũng đã nhận thấy tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch này, nhưng độ quan tâm đến nó thì mỗi trường mỗi khác”.
Hiệu trưởng làm gì để triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới thành công
Để có chương trình giáo dục nhà trường, hiệu trưởng phải có chiến lược, hướng đi đúng đắn.
Ngày 3/11, trường Trung học phổ thông Trần Nguyên Hãn (quận Lê Chân, Hải Phòng) tổ chức chương trình tọa đàm "Xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục nhà trường kinh nghiệm từ trường Trung học phổ thông Phan Huy Chú, Hà Nội".
Tại buổi tọa đàm, Phó giáo sư, Tiến sĩ Đặng Thị Thanh Huyền đưa ra câu hỏi "Hiệu trưởng cần làm gì để xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018 thành công?".
Theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018, chúng ta chuyển từ dạy học truyền thụ kiến thức sang dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Từ đó, mang lại những thay đổi sâu sắc và tích cực trong mỗi cá nhân học sinh chủ yếu thông qua giảng dạy, học tập sáng tạo và đổi mới.
Phó Giáo sư. Tiến sĩ Đặng Thị Thanh Huyền phát biểu tại tọa đàm (Ảnh: Phương Linh)
"Các thầy cô phải tạo phẩm chất, năng lực cho học sinh nhưng không chỉ bằng cách học trên lớp, học những bài học trong sách giáo khoa mà như lâu nay chúng ta vẫn làm mà phải bắt đầu từ chương trình giáo dục.
Trong chương trình, chúng ta có những quy định về yêu cầu cần đạt của từng môn học, từng lớp học, từng chủ đề.
Nhà trường sẽ chủ động tùy vào điều kiện để bố trí thời gian cho từng chủ đề, đạt yêu cầu cần đạt của học sinh.
Đây là tính linh hoạt, chủ động rất sáng tạo của nhà trường để chúng ta phát triển năng lực, phẩm chất thực sự của học sinh.
Vậy để có chương trình giáo dục nhà trường, hiệu trưởng phải có chiến lược, hướng đi đúng đắn.
Tầm nhìn của nhà trường, học sinh của nhà trường phải đạt được yêu cầu này thì kế hoạch phải hướng theo chương trình giáo dục nhà trường.
Đấy là nền tảng để chúng ta có một chương trình giáo dục nhà trường tốt và đúng đắn" Phó Giáo sư. Tiến sĩ Đặng Thị Thanh Huyền cho biết.
Cũng theo Phó Giáo sư. Tiến sĩ Đặng Thị Thanh Huyền, vai trò lãnh đạo của Hiệu trưởng trong triển khai chương trình Giáo dục phổ thông 2018 gồm: Lãnh đạo việc hình thành tư duy hệ thống cho mọi thành viên; Chia sẻ tầm nhìn cho mọi thành viên trong nhà trường; Tạo ra những thách thức và tư duy đổi mới và Lãnh đạo nhà trường xây dựng tổ chức học tập hay nhà trường biết học hỏi.
Tại chương trình, với kinh nghiệm gần 20 năm làm quản trị cho các tập đoàn lớn từ Việt Nam cho đến nước ngoài, bà Phan Thị Hồng Dung - Tổng Giám đốc công ty FCE Việt Nam, Chủ tịch Câu lạc bộ Mạng lưới Quản lý giáo dục Việt Nam đã chia sẻ với các thầy cô một số câu chuyện thực tế từ quan điểm của những nhà quản trị doanh nghiệp đối với học sinh khi tốt nghiệp ra trường.
Diễn giả Phan Thị Hồng Dung chia sẻ quan điểm của các nhà quản trị doanh nghiệp (Ảnh: Phương Linh)
"Khi sử dụng lao động, tôi thấy một vấn đề bất cập vô cùng lớn là các em học sinh của chúng ta khi ra trường hầu như không thích nghi được với cuộc sống thực.
Sau khoảng 15 năm học tập để chuẩn bị cho hành trang tương lai thì các em sẽ luôn bị mất thêm khoảng 5 năm đầu đời trong sự nghiệp là bị mất phương hướng, không thể thích nghi được.
Đối với người trực tiếp sử dụng lao động trong các doanh nghiệp, đây là bài toán vô cùng đau đầu khi bỏ lỡ rất nhiều cơ hội kinh doanh bởi vì đội ngũ lao động chưa đáp ứng được năng lực.
Chúng tôi đã có rất nhiều nghiên cứu và đều thừa nhận tính hiệu quả của người lao động nó là phẩm chất, năng lực mà cần được đào tạo, hướng dẫn các em khi còn nhỏ, thậm chí khi còn học tiểu học.
Trung học cơ sở đến trung học phổ thông là bắt đầu muộn rồi vì lúc đó những phẩm chất, năng lực đã được hình thành tương đối cứng cáp rồi.
Sau gần 20 năm, tôi thấy rằng nếu mình cứ tập trung ở trong doanh nghiệp với mong muốn góp phần nâng cao năng suất lao động của người Việt Nam thì đó là hướng đi chưa thực sự hiệu quả.
Tôi quyết định quay sang lĩnh vực giáo dục, với những trải nghiệm thực tế đó liệu mình có thể hỗ trợ thêm cho các nhà trường cách chúng ta giáo dục học sinh từ độ tuổi "vàng", có thể phát triển tốt.
Theo tôi, yếu tố để thành công trong cuộc sống cần phải có phẩm chất chứ không chỉ có chuyên môn.
Chuyên môn chúng ta có thể học được rất nhanh nhưng phẩm chất về ý chí quyết tâm, tinh thần thích ứng với mọi sự thay đổi và khả năng làm chủ bản thân trong mọi tình huống theo tôi cần phải gieo trồng từ nhỏ thì mới có thể có bản lĩnh đó để đương đầu với cuộc sống" diễn giả Phan Thị Hồng Dung chia sẻ.
Qua triết lý về các giải pháp chuyển đổi toàn diện trường học "Lãnh đạo bản thân" diễn giả Hồng Dung mong muốn góp phần giúp thầy cô có thể nắm bắt được một số nguyên tắc để áp dụng được với trường học của mình.
Cách các nhà trường tiếp cận hiệu quả cho mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Qua đó, hỗ trợ các nhà trường cách giáo dục học sinh từ độ tuổi "vàng" để các em có thể phát triển toàn diện trong tương lai.
Lấy phẩm chất cốt lõi của con người bên trong làm nền tàng, điểm tựa, kim chỉ nam để dẫn lối cho một con người trưởng thành và phát triển.
Sau khi lắng nghe những chia sẻ của các chuyên gia trong buổi tọa đàm, đại diện các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở trên địa bàn thành phố bày tỏ đây là chương trình tọa đàm rất bổ ích mang đến nhiều ý tưởng và cảm hứng đổi mới giáo dục cho họ trong thời gian sắp.
Ch ương trình tọa đàm rất bổ ích mang đến nhiều ý tưởng và cảm hứng đổi mới giáo dục cho người đứng đầu cơ sở giáo dục ở Hải Phòng (Ảnh: Phương Linh)
Thầy giáo Nguyễn Minh Quý - Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Trần Nguyên Hãn chia sẻ quan điểm: "Cốt lõi của đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo là chuyển đổi việc dạy học từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất người học.
Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, chương trình giáo dục mỗi nhà trường được xây dựng phù hợp với từng cơ sở giáo dục và địa phương, tuy nhiên không thể làm mất đi điều này.
Chương trình " Lãnh đạo bản thân" trên cơ sở của việc thực hiện 7 thói quen hiệu quả góp phần cùng với các chương trình giáo dục trong nhà trường tạo ra những thế hệ học sinh được phát triển với hài hòa giữa đức và tài, có phẩm chất, năng lực và kỹ năng một cách bền vững.
Tôi cũng tán đồng với chia sẻ của Phó giáo sư, Tiến sĩ Đặng Thị Thanh Huyền về vai trò của người đứng đầu cơ sở giáo dục.
Người Hiệu trưởng phải là người truyền lửa đổi mới, là người thu hút các nguồn lực và chịu trách nhiệm trước việc thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018 của mỗi nhà trường.
Hiệu trưởng không thể thụ động mà phải chủ động, phải chịu khó học tập để hiểu sâu sắc nhất về đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo.
Thời gian đã rất cận kề nên các Hiệu trưởng trung học phổ thông bắt buộc phải đi trước đón đầu, tham mưu với các cấp lãnh đạo và đưa ra các giải pháp khắc phục những tồn tại đang hiện hữu tại địa phương, đơn vị trong việc thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Trong đó, có những khó khăn về việc chuẩn bị cơ sở vật chất, bồi dưỡng đội ngũ và chương trình đào tạo".
Bí quyết tạo nên ngôi trường hạnh phúc Nghe tiếng nói dễ thương của mấy em bé ríu rít ở cổng trường, cô Nguyệt miệng cười tươi, đưa bàn tay vẫy vẫy. Một ngày mới đầy hạnh phúc của cô giáo bắt đầu. Cô Nguyệt với các em học sinh yêu quý - THU TRANG Ở Trường tiểu học An Hảo, TP.Biên Hòa, Đồng Nai, cô Phạm Thị Nguyệt được các...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Vợ cố diễn viên Đức Tiến chia sẻ gây chú ý sau tuyên bố kiện mẹ chồng
Sao việt
2 phút trước
Họp báo nước mắt "hại" Kim Soo Hyun: 1 brand quyết không dung thứ, Disney+ ra quyết định quan trọng
Sao châu á
4 phút trước
Vợ ngất lịm, tử vong khi đưa tang chồng
Tin nổi bật
8 phút trước
Hôm nay nấu gì: Bữa tối có 4 món này ăn bao nhiêu cơm cũng hết
Ẩm thực
11 phút trước
Đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng bệnh sởi, đáp ứng điều trị tốt nhất
Sức khỏe
17 phút trước
Cận cảnh "lâu đài tình ái" đang hot ở Đà Lạt: Đẹp lộng lẫy nhưng có một chi tiết gây xôn xao
Netizen
23 phút trước
Đông Nhi "lặn" mất 2 tuần rồi tái xuất bằng cả album khiến fan choáng váng
Nhạc việt
1 giờ trước
Ấn Độ lên tiếng sau cáo buộc của báo Mỹ về xuất khẩu thiết bị nhạy cảm sang Nga
Thế giới
1 giờ trước
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 01/04: Sư Tử phát triển, Song Ngư may mắn
Trắc nghiệm
2 giờ trước
Bắt đối tượng dùng gậy bóng chày đánh người
Pháp luật
2 giờ trước