Muốn trụ vững phải có đủ… USD?
rong tháng 5/2019, NDT đã giảm giá khoảng 0 – 3% so với hầu hết các đồng tiền (trừ NZD). Cụ thể, giảm 3% so với JPY, 2% so với các đồng tiền EUR, HKD… Đối với USD, NDT mất giá 2,66%.
NDT mất giá so với USD chủ yếu do các nguyên nhân: Kinh tế Trung Quốc bộc lộ một số dấu hiệu không tốt như đầu tư và tiêu dùng sụt giảm, rủi ro trên thị trường nhà đất, xu hướng dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc sang các nước khác… Bên cạnh đó, những quan ngại về tác động của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, trong đó, tổn thất trước mắt của phía Trung Quốc có phần lớn hơn. Xu hướng đồng USD mạnh lên được duy trì trong 5 tháng đầu năm 2019, chỉ số giá trị đồng USD (DXY) đã tăng 2,03%. Trong đó, đồng KRW của Hàn Quốc giảm 7,03% so với USD, đồng TWD giảm 3,46%, EUR giảm 1,65%; VND giảm 1,05% và NDT giảm 0,46%.
Như vậy, có nhiều yếu tố khách quan cho thấy, đồng CNY giảm giá do các tác động cung – cầu trên thị trường chứ không phải do Trung Quốc phá giá tiền tệ.
Liệu NDT có giảm sâu hay không?
Trong 4 ngày kể từ khi cựu thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) Zhou Xiaochuan bác bỏ tầm quan trọng của việc giữ đồng NDT ở mức tỷ giá trên 7 NDT/USD, ít nhất 6 nhà phân tích đã công bố các báo cáo đưa ra lý do tại sao PBOC có thể nghiêng về phía NDT yếu hơn. Theo đó, các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc nhiều khả năng phải ưu tiên hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh thương mại với Mỹ xấu đi. Đồng NDT giảm tiếp 0,1% ở mức 6,9075 NDT/USD vào ngày 4/6/2019.
Có thể PBOC sẽ can thiệp vào tỷ giá ở mức độ nhất định nếu NDT tiếp tục mất giá thêm, làm ảnh hưởng đến các cân đối vĩ mô lớn của Trung Quốc hoặc tình trạng tháo vốn làm xáo trộn thị trường tài chính của nước này. Theo dự báo của một số chuyên gia, nếu NDT mất giá mạnh so với USD, Trung Quốc có thể bán trái phiếu kho bạc Mỹ đang nắm giữ để hỗ trợ đồng tiền của họ. Điều này đã từng xảy ra vào cuối năm 2016, đầu 2017 khi đồng NDT giảm gần 7%, Trung Quốc bán 188 tỷ USD, tương đương với 15% tổng lượng trái phiếu kho bạc Mỹ nắm giữ tại thời điểm đó.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, Trung Quốc vẫn đang nằm trong danh sách giám sát của Bộ Tài chính Mỹ trong báo cáo “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ” công bố ngày 29/5/2019. Mặc dù báo cáo này khẳng định tính đến tháng 5/2019, không có đối tác thương mại nào của Mỹ đang thao túng tiền tệ, nhưng rõ ràng đồng NDT yếu đi sẽ thổi bùng lên một cuộc chiến khác về tiền tệ mà trước mắt sẽ là cáo buộc thao túng tiền tệ từ phía Mỹ. Điều này sẽ rất bất lợi cho cho quá trình quốc tế hóa đồng NDT của Trung Quốc, đồng thời là một “nguyên liệu tốt” cho phía Mỹ trong việc đẩy xa hơn các trừng phạt thương mại đối với Trung Quốc.
Video đang HOT
Tại Báo cáo kỳ này, Bộ Tài chính Mỹ đã đưa danh sách các quốc gia cần giám sát gồm 9 nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Ý, Ireland, Singapore, Malaysia và Việt Nam. Mối quan tâm của phía Mỹ đối với việc phải cân bằng lại cán cân thương mại với các đối tác ngày càng mở rộng với việc tăng số lượng đối tác bị xem xét trong báo cáo. Theo đó, thay vì chỉ 12 đối tác thương mại lớn nhất trước kia, kỳ báo cáo tháng 5/2019 đã tăng số lượng đối tác lên thành 21 quốc gia và vùng lãnh thổ có kim ngạch thương mại hàng hóa song phương với Mỹ đạt trên 40 tỷ USD, trong đó có Việt Nam.
Trung Quốc có đủ USD để trụ vững trong cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ hay không?
Trung Quốc hiện đang nắm giữ kho dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới trị giá 3,1 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, việc kiểm soát dự trữ ngoại hối đang trở thành vấn đề nóng trước quan ngại cho dòng vốn chảy ra khỏi Trung Quốc, khi căng thẳng thương mại với Mỹ gia tăng.
Việc chính quyền Trung Quốc tăng cường giám sát kỹ lưỡng việc sử dụng đồng USD của các công ty và cá nhân Trung Quốc, cùng với nỗ lực thúc đẩy thu hút vốn nước ngoài đã làm dấy lên sự nghi ngờ của các nhà phân tích rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới lo lắng về nguy cơ thiếu USD.
Nhìn bề ngoài dựa vào các thống kê trước đó, có thể thấy, Trung Quốc đáng lẽ là quốc gia ít phải lo lắng về việc thiếu hụt đồng USD nhất, bởi có tới 2/3 trị giá dự trữ ngoại hối của họ có thể đang được định danh bằng đồng USD. Kể từ sau khi bán ra số tài sản trị giá 1 nghìn tỷ USD để chặn đà giảm giá của đồng NDT vào cuối năm 2016, đầu năm 2017, các nhà theo dõi thị trường cho rằng, kho dự trữ ngoại hối của Trung Quốc vẫn khá ổn định ở mức trên 3.000 tỷ USD.
Nhưng dự trữ ngoại tệ khổng lồ và tỷ giá tương đối ổn định không phản ánh những căng thẳng thực sự trong nền kinh tế. Điều đáng lo lắng, liệu dự trữ đó có đủ để cung cấp bộ đệm an toàn cần thiết cho nhập khẩu của Trung Quốc và trả nợ nước ngoài trong trường hợp bất lợi nếu đồng NDT tiếp tục mất giá.
Dự trữ của Trung Quốc hiện chỉ còn chưa đến 30% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), giảm từ 48% trong năm 2010. Đồng thời, nợ nước ngoài của nước này đã tăng vọt lên mức cao nhất từ trước tới nay là 1,97 nghìn tỷ USD vào năm 2018. Điều này có nghĩa là 3,1 nghìn tỷ USD dự trữ ngoại hối hiện đang gấp khoảng 1,6 lần nợ nước ngoài và đủ để chi trả cho 12 tháng nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.
Tổng giá trị trái phiếu do Trung Quốc phát hành đã tăng lên 1 nghìn tỷ USD trong năm 2018. Đồng thời, nợ doanh nghiệp ở Trung Quốc đứng ở mức 155% GDP trong quý II /2018, cao hơn nhiều so với các nền kinh tế lớn khác và khó có thể bền vững trong khi mức nợ doanh nghiệp của Nhật Bản là 100% GDP và của Mỹ là 74% (OECD, 2019).
Kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu áp thuế đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào tháng 7 năm ngoái, đã có những lo ngại về sự suy giảm mạnh hơn dự kiến của nền kinh tế Trung Quốc, điều này sẽ đẩy nhanh dòng vốn chảy ra và làm giảm nguồn cung USD trong hệ thống tài chính trong nước.
Các nhà hoạch định chính sách lo ngại rằng, nếu PBOC phải bán bớt kho dự trữ ngoại hối, thậm chí chỉ để dự trữ ngoại tệ xuống dưới mức 3.000 tỷ USD, tình trạng đầu cơ lướt sóng ngắn hạn với cả đồng NDT và USD sẽ diễn ra trên thị trường tiền tệ Trung Quốc, khiến việc kiểm soát các cán cân vĩ mô trở nên khó khăn hơn.
Thực tế, khi cuộc chiến thương mại với Mỹ leo thang, chính phủ Trung Quốc đang âm thầm thắt chặt dòng tiền ra bên ngoài, mặc dù theo luật pháp Trung Quốc, công dân được phép rút tới 50.000 USD mỗi năm.
Các ngân hàng của Trung Quốc đã giới hạn số lượng USD được rút trong một lần giao dịch từ 5.000 USD xuống còn 3.000 USD. Nhìn bề ngoài, điều này phản ánh việc thắt chặt nguồn cung USD và chi phí tăng. Lãi suất theo năm của đồng USD ở Trung Quốc đã tăng từ 2,4% vào tháng 8/2018 lên 3,4% như hiện nay.
Đinh Linh
Theo congthuong.vn
Điều hành tỷ giá linh hoạt, lạm phát được kiểm soát
Theo NHNN, thị trường tương đối ổn định, tỷ giá diễn biến bám sát điều kiện thị trường; thanh khoản đảm bảo, giao dịch ngoại tệ thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Lạm phát được kiểm soát, bình quân 5 tháng ở mức 2,74%, thấp nhất cùng kỳ 3 năm gần đây.
Theo NHNN, thị trường tương đối ổn định, tỷ giá diễn biến bám sát điều kiện thị trường; thanh khoản đảm bảo, giao dịch ngoại tệ thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời. (Ảnh minh họa)
Lãnh đạo NHNN cho hay, trong những tháng đầu năm 2019, thị trường trong nước và quốc tế đan xen những thuận lợi, khó khăn. Trong bối cảnh đó, NHNN đã chủ động điều hành linh hoạt tỷ giá trung tâm, phù hợp với diễn biến thị trường trong và ngoài nước, các cân đối vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu CSTT; phối hợp đồng bộ các công cụ CSTT, tận dụng điều kiện thị trường thuận lợi để mua được lượng lớn ngoại tệ bổ sung Dự trữ ngoại hối nhà nước.
Ông Phạm Thanh Hà - Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ NHNN cho biết, trong bối cảnh kinh tế vĩ mô và mục tiêu CSTT 6 tháng đầu năm 2019 - kinh tế thế giới giảm tốc trong bối cảnh căng thẳng thương mại gia tăng và tiến trình Brexit bế tắc, giá dầu thô biến động mạnh, thị trường tài chính toàn cầu diễn biến phức tạp, sư đao chiêu chinh sach kinh tế vĩ mô, tiên tê cua cac quôc gia... đã tạo ra những khó khăn, thách thức trong điều hành vĩ mô.
Tuy nhiên, với các giải pháp đồng bộ của Chính phủ, kinh tế trong nước tiếp tục ổn định. Lạm phát được kiểm soát, bình quân 5 tháng ở mức 2,74%, thấp nhất cùng kỳ 3 năm gần đây. Lạm phát cơ bản tăng 1,9% so cùng kỳ 2018, bình quân 5 tháng là 1,85%.
Trên cơ sở định hướng nêu trên, 6 tháng đầu năm 2019, NHNN và hệ thống TCTD đã triển khai đồng bộ các giải pháp, đạt được các kết quả chủ yếu như, điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ CSTT để ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu.
NHNN mua ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối Nhà nước và điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở để trung hòa lượng tiền đưa ra từ việc mua ngoại tệ, từ đó ổn định thị trường tiền tệ.
Điều hành linh hoạt tỷ giá trung tâm, phù hợp với diễn biến thị trường trong và ngoài nước, các cân đối vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu CSTT; phối hợp đồng bộ các công cụ CSTT, tận dụng điều kiện thị trường thuận lợi để mua được lượng lớn ngoại tệ bổ sung Dự trữ ngoại hối nhà nước.
Thị trường tương đối ổn định, tỷ giá diễn biến bám sát điều kiện thị trường; thanh khoản đảm bảo, giao dịch ngoại tệ thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời.
Nhật Phương
Theo congluan.vn
Algeria ngừng in tiền hỗ trợ kinh tế Sau 1 năm rưỡi in tiền để cung cấp và hỗ trợ cho nền kinh tế, Algeria ngày 23/6 tuyên bố từ bỏ "phương thức tài chính đặc biệt" này. Một khu chợ bán thực phẩm ở Algiers, Algeria. Ảnh minh họa: AFP/TXVN Theo phóng viên TTXVN thường trú tại Algiers, Bộ trưởng Bộ Truyền thông và là người phát ngôn chính phủ...