Muốn mắt sáng khỏe, hãy nhớ bổ sung những loại vitamin này ngay
Dưới đây là những loại vitamin và chất dinh dưỡng giúp mắt khỏe mà bạn nên biết.
Đôi mắt chúng ta là một cơ quan vô cùng phức tạp, cần nhiều vitamin và chất dinh dưỡng khác nhau để hoạt động tốt. Các bệnh thông thường như bệnh võng mạc do tiểu đường, thoái hóa điểm vàng, bệnh tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể… có thể liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống hằng ngày.
Dưới đây là những loại vitamin và dưỡng chất giúp mắt khỏe mà bạn nên biết.
Vitamin A
Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe giác mạc, lớp bảo vệ bên ngoài mắt và giúp bạn có thể nhìn rõ hơn. Vitamin A chứa thành phần là rhodopsin, một loại protein rất tốt cho mắt, giúp bạn có khả năng quan sát tốt dù cho là trong điều kiện ánh sáng yếu.
Thiếu vitamin A, bạn sẽ mắc phải những căn bệnh về mắt như đau mắt, khô mắt, giảm thị lực và một triệu chứng mang tên xerophthalmia. Xerophthalmia là hiện tượng mắt không thể nhìn thấy rõ khi xế chiều và tối. Bởi vì khi không có đủ vitamin A, ống dẫn nước mắt hoạt động kém hiệu quả và khiến mắt bạn bị khô. Cuối cùng, giác mạc sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và có thể dẫn đến mù lòa
Một số nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều vitamin A có thể làm giảm nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng khi về già. Bởi thế, bạn nên bổ sung những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A như khoai lang, rau xanh lá, bí ngô, cà chua, cà rốt… vào bữa ăn hằng ngày.
Nhiều căn bệnh về mắt được phát hiện là có liên quan đến sự mất cân bằng giữa chất chống oxy hóa và các gốc tự do trong cơ thể. Trong đó, vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ tế bào, bao gồm cả các tế bào mắt, từ các tổn thương do các gốc tự do là các phân tử có hại.
Một nghiên cứu kéo dài 7 năm trên hơn 3.000 người cho thấy, dùng 400IU vitamin E và một số chất dinh dưỡng khác trong một loại thuốc bổ hàng ngày có thể làm giảm nguy cơ phát triển các bệnh về mắt lên đến 25%.
Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều vitamin E có thể giúp ngăn ngừa đục thủy tinh thể và duy trì sức khỏe cho đôi mắt. Một số lựa chọn giàu vitamin E bao gồm các loại hạt, dầu ăn, cá hồi, bơ và rau xanh… bạn nên bổ sung để có đôi mắt khỏe mạnh.
Vitamin C
Giống như vitamin E, vitamin C cũng là một chất chống oxy hóa mạnh có thể bảo vệ đôi mắt chống lại các gốc tự do gây hại. Ngoài ra, vitamin C giúp tái tạo lại collagen, một protein tạo nên cấu trúc cho mắt, đặc biệt là trong giác mạc. Một số nghiên cứu quan sát cho thấy rằng, vitamin C có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh đục thủy tinh thể, một tình trạng khiến mắt bạn bị đục và suy yếu thị lực, lên đến 45%.
Cam quýt và các loại trái cây nhiệt đới, ớt chuông, bông cải xanh và cải xoăn… là các loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C cao mà bạn nên bổ sung hằng ngày.
Video đang HOT
Vitamin B6, B9 và B12
Các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra một số vitamin nhóm B cũng có tác động tích cực đến sức khỏe của mắt, đặc biệt là vitamin B6, B9 và B12. Sự kết hợp các vitamin này có thể làm giảm mức homocysteine, một loại protein trong cơ thể có thể liên quan đến tình trạng viêm và tăng nguy cơ phát triển bệnh thoái hóa điểm vàng khi lớn tuổi.
Một nghiên cứu lâm sàng ở phụ nữ cho thấy, 34% nguy cơ phát triển bệnh thoái hóa điểm vàng đã được giảm nếu bạn nhận đủ 1.000mcg vitamin B12 cùng với các vitamin B6 và B9 mỗi ngày.
Ngoài thực phẩm chức năng, thuốc dạng viên thì các loại thực phẩm như thịt lợn, chuối, sữa, trứng, các loại hạt… cũng là nguồn cung cấp vitamin B tự nhiên bạn có thể tham khảo.
Niacin
Chức năng chính của niacin (vitamin B3) trong cơ thể là giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và chúng cũng có thể hoạt động như một chất chống oxy hóa. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng, niacin đóng một vai trò trong việc phòng chống căn bệnh tăng nhãn áp, một tình trạng mà thần kinh thị giác của mắt bị tổn thương nặng.
Một số nguồn thực phẩm bao gồm thịt bò, gia cầm, cá, nấm, đậu phộng và các loại đậu… là nguồn cung cấp niacin dồi dào.
Lutein và zeaxanthin
Hai chất dinh dưỡng này là một phần của carotenoid, một nhóm các hợp chất có lợi được tổng hợp bởi thực vật. Cả hai loại carotenoids đều có thể được tìm thấy trong các điểm vàng và võng mạc của mắt, chúng giúp lọc ánh sáng xanh có hại, do đó bảo vệ đôi mắt của bạn khỏi bị những căn bệnh do môi trường gây ra.
Một số nghiên cứu cho rằng, các hợp chất thực vật này có thể ngăn ngừa đục thủy tinh thể và làm chậm sự phát triển của bệnh thoái hóa điểm vàng. Những người bổ sung 15mg lutein ba lần mỗi tuần có thể cải thiện tầm nhìn cũng như thị giác.
Một chế độ ăn giàu trái cây và rau quả tự nhiên sẽ cung cấp cho bạn hai chất dinh dưỡng này. Bên cạnh đó, rau bina nấu chín, cải xoăn và bông cải xanh cũng chứa hàm lượng cao các loại carotenoids.
Axit béo omega – 3
Axit béo omega – 3 là một loại chất béo không bão hòa đa có đặc tính kháng viêm nên đóng một vai trò như một chất giúp ngăn ngừa bệnh võng mạc tiểu đường. Bởi vì, các màng tế bào võng mạc chứa nồng độ DHA cao, một loại axit béo omega – 3 đặc biệt giúp hình thành các tế bào của mắt.
Chất béo omega – 3 cũng có thể có lợi cho những người mắc bệnh khô mắt bằng cách giúp tạo ra nhiều nước mắt hơn. Để tăng axit béo omega – 3 trong chế độ ăn uống, bạn hãy bổ sung cá, hạt chia, đậu nành và các loại hạt vào bữa ăn. Chúng cũng có thể được tìm thấy trong các loại dầu ăn như dầu hạt cải và dầu olive.
Nguồn: Healthline
Theo Helino
Lợi ích tuyệt vời của ỐC với thai nhi, gấp 13 lần sữa, 194 lần thịt bò mẹ bầu nhất định phải biết
Ốc là thực phẩm theo dân gian là không hề tốt cho bà bầu vì sợ con sinh ra sẽ chảy dãi nhiều. Tuy nhiên theo nghiên cứu của các nhà khoa học ăn ốc lại cực kì tốt cho sự phát triển của thai nhi.
Em bầu bì vào đúng dịp mùa đông nên thèm ăn ốc luộc điên cuồng luôn. Mẹ chồng em thì không thích con dâu ăn ốc vì sợ cháu sinh ra sau này dễ bị nhớt, chảy nhiều dãi. Em thì chẳng tin điều này đâu, nên cứ dịp nào đi khám thai em cũng đưa chồng đi rồi tiện thể hỏi bác sĩ mình bầu bì có phải kiêng ốc không. Anh chồng em sau đó nghe lý giải của bác sĩ về việc ăn ốc tốt cho sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi như thế nào thì lúc nào cũng khuyến khích em ăn ốc các chị ạ.
Sau đó em được ăn ốc suốt khi mang thai nhé. Rồi đến lúc đẻ, trộm vía bé con nhà em xinh xắn, hồng hào mà từ bé đến bây giờ con đã được 2 tuổi mà không hề bị chảy dãi, dù là khi mọc răng đâu các mẹ nhé!
Thế là có một lý do hoàn toàn chính đáng để các mẹ bầu thích nhâm nhi bát ốc luộc nóng hổi, thơm lừng vào mùa đông rồi nhé!
Hàm lượng dinh dưỡng tuyệt vời có trong ốc
Trong ốc có chứa rất nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là canxi. Các nhà khoa học chỉ ra hàm lượng cụ thể là: trong 100g thịt ốc đồng chứa 10,7g protein; 1,2g lipit; 3,8g cacbohydrat; 1.357mg canxi; 191mg photpho; 19,8mg sắt. Ngoài ra là các loại vitamin B1, B2, A...
Đặc biệt, ốc có lượng canxi rất phong phú, hơn nhiều lần so với sữa bò. Bởi trong 100g sữa bò chỉ chứa 100mg canxi, còn 100g thịt ốc đồng chứa hơn 1.300mg canxi. Nghĩa là lượng canxi của thịt ốc gấp 13 lần sữa bò, nếu so với đậu tương cao gấp 3,7 lần; so với thịt gà cao gấp 12 lần; so với thịt bò cao gấp 194 lần; so với thịt lợn cao 226 lần.
Ốc có tính hàn, vị ngọt mặn có tác dụng thanh nhiệt lợi thủy, giải độc tiêu nhọt, trị bệnh đái khó, bệnh hoàng đản, phù nước, tiêu khát, trĩ ra máu, mắt đỏ sưng tấy. Nếu mẹ bầu thường xuyên ăn ốc đồng có tác dụng bổ thận, sáng mắt, tăng cường cơ bắp, mượt da.
Gần đây người ta còn phát hiện ốc đồng còn có tác dụng trấn tĩnh thần kinh não. Đây là món ăn lý tưởng cho người luôn luôn có cảm giác căng thẳng thần kinh, giúp mẹ không bị trầm cảm khi mang bầu và sau sinh.
Mẹ bầu ăn ốc thế nào là tốt nhất?
Tuy ốc rất giàu chất dinh dưỡng như vậy nhưng vì chúng thường sống trong ao hồ nên có chứa nhiều ký sinh vật, khi ăn ốc cần được chế biến đúng cách để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Tốt nhất, mẹ bầu nên tự mua ốc về và tự chế biến ở nhà để đảm bảo vệ sinh thực phẩm.
Mẹ lưu ý trước khi chế biến ốc cần ngâm ốc trong nước gạo ít nhất 1 tiếng để loại bỏ hết chất bẩn và ký sinh trùng (nếu có thời gian, mẹ bầu nên chọn mua ốc buổi sáng, ngâm đến chiều là có thể rửa sạch lại và chế biến, lúc này ruột ốc sẽ trắng và nhìn ngon hơn, trong lúc ngâm ốc, mẹ bầu có thể thái vài lát ớt tươi và cho ốc nhanh nhả sạn bẩn).
Với món ốc, mẹ bầu có thể chế biến thành các món ngon như: ốc luộc, ốc xào, ốc hấp, ốc nướng...
Ngoài ra mẹ bầu cũng tránh không nên ăn ốc quá nhiều, tốt nhất chỉ nên ăn khoảng 1-2 bữa mỗi tuần thôi nhé
Chọn ốc thế nào cho ngon?
Có rất nhiều loại ốc, tuy nhiên để chọn được loại ốc ngon, mẹ bầu cần chú ý những điều sau
- Nên chọn những con ốc còn sống (ốc sống khi chạm tay vào mài, ốc sẽ thụt khép kín mài vào trong)
- Nên loại bỏ những con ốc chết (ốc chết là ốc có mùi hôi, mài ốc thụt vào trong). Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể thử ốc chết bằng cách thả vào chậu nước đầy, nếu đít ốc xoay lên trên, cầm thấy nhẹ thì đó là ốc chết phải vớt ra vì chỉ cần còn sót một con ốc chết là món ăn sẽ bị dính mùi rất khó chịu
Ốc mập là ốc có mài nằm sát mép ngoài, ốc gầy thì mài thụt vào trong
- Ốc hương nên chọn con nhỏ ăn mới thơm, ngon.
Chúc các mẹ bầu khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông nhé!
Ăn ốc khi mang thai đúng cách
- Để bảo đảm an toàn vệ sinh, tốt nhất mẹ bầu nên mua ốc và tự chế biến tại nhà. Ốc nên được ngâm trong nước gạo khoảng 1 tiếng để ra hết chất bẩn và loại bỏ những ký sinh trùng trong ốc.
- Đặc biệt, mẹ bầu không nên ăn ốc chưa được nấu chín kỹ.
- Ngoài nước gạo, mẹ bầu có thể ngâm ốc trong nước chanh, giấm hoặc nước ớt để ốc nhanh nhả hết các chất bẩn.
- Dù ốc chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng mẹ bầu cũng không nên ăn quá nhiều. Trung bình chỉ nên ăn từ 1-2 bữa/ tuần.
- Những mẹ bầu đang gặp vấn đề về tiêu hóa không nên ăn ốc.
Theo www.phunutoday.vn
6 loại quả ngừa vô vàn bệnh chị em vẫn hay ăn mà không biết Đây là 6 loại quả rất dễ kiếm chúng ta vẫn sử dụng hàng ngày nhưng một số người lại không biết tác dụng của nó trong việc phòng và chữa bệnh hiệu quả thế nào Ớt vàng Ớt vàng, cùng với ớt màu cam, được thu hoạch tại thời điểm giữa của ớt chưa chín và ớt đã lớn - màu xanh...