Muốn măng khô nhanh mềm lại bớt độc tố nhớ làm các bước này
Canh măng khô là món ăn cổ truyền không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người miền Bắc. Tuy nhiên, làm thế nào để luộc măng khô nhanh mềm, giảm thiểu tối đa độc tố th
Măng khô là măng tươi được sơ chế rồi đem phơi khô. Không chỉ có thời gian bảo quản lâu hơn, măng khô còn mang đến hương vị mới, hoàn toàn khác biệt so với măng tươi.
Đặc biệt trong dịp Tết, có nhiều món ăn sử dụng măng khô là nguyên liệu chính. Tuy nhiên, nhiều bà nội trợ lo ngại gian thương có thể sử dụng lưu huỳnh trong quá trình sấy khô măng để chống nấm mốc, tạo màu vàng đẹp mắt, đánh lừa người mua.
Trong khi đó theo khuyến cáo của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàm lượng lưu huỳnh không nên vượt quá 20mg cho một kg sản phẩm. Nếu sử dụng thực phẩm có chứa chất lưu huỳnh có nồng độ cao trong thời gian dài chúng ta sẽ bị tổn thương về thần kinh, thay đổi hành vi.
Ngoài ra lưu huỳnh còn gây ảnh hưởng hệ tuần hoàn, chức năng tim mạch, tổn thương mắt, giảm thị lực, ảnh hưởng chức năng sinh sản, hệ miễn dịch… Nếu cấp tính thì có biểu hiện ngạt mũi, chảy nước mắt, đau đầu, tức ngực… Sử dụng lưu huỳnh với số lượng lớn, ở nồng độ cao sẽ phản ứng với hơi ẩm tạo ra axit sunfurơ có thể gây tổn thương cho phổi, mắt thậm chí gây nhiễm độc máu, suy thận…
Do đó với măng khô về bạn nên sơ chế và luộc măng theo các bước sau để đảm bảo có thành phẩm an toàn, hạn chế tối đa hóa chất độc hại:
-Trước tiên rửa măng khô thật sạch để loại bỏ hết bụi bẩn bám trên bề mặt. Sau đó đổ ngập nước ngâm bằng nước ấm hoặc nước gạo, ngâm qua đêm (2- 3 đêm) để măng nở, khi nấu sẽ mềm hơn. Trong quá trình ngâm, cần thay nước ngâm thường xuyên để giúp lọc sạch vị đắng còn sót trong măng.
Dùng nước vo gạo ngâm sẽ giúp măng sạch, trắng và loại bớt độc tố.
Video đang HOT
-Cho măng vào nồi, đổ ngập nước, luộc vài lần cho đến khi nước luộc có độ trong thì dừng. Lần luộc đầu nên để nồi măng sôi trong ít nhất 1 giờ với lửa trung bình. Sau đó gạn hết phần nước luộc cũ, thay nước mới và đun trong khoảng 1 tiếng nữa để măng mềm đều. Trong quá trình đun, nếu thấy nồi măng cạn nước, phải đổ thêm nước sao cho măng luôn phải ngập nước. Lưu ý thời gian và số lần luộc phụ thuộc vào lượng măng mà bạn sử dụng. Trong quá trình luộc nên hé nắp nồi để độc tố bay hơi.
Măng sau khi luộc nên xối qua nước sạch.
-Khi măng đã chín mềm thì vớt ra, xối qua nước sạch. Đợi măng nguội bớt thì cắt bỏ phần măng già, tước nhỏ hoặc thái miếng tùy thuộc vào món ăn muốn chế biến.
Nếu muốn bảo quản số măng khô đã luộc chín, bạn có thể cho chúng vào túi có khóa kéo và để trong tủ lạnh. Thời hạn sử dụng măng khô đã luộc là 1 tuần nếu để ở ngăn mát và khoảng hơn 1 tháng nếu cho vào ngăn đá.
Hướng dẫn cách làm món 'chân giò hầm măng khô' chuẩn vị ngày Tết cho Việt kiều
Món canh chân giò nấu măng khô là một trong những món ăn đặc biệt không thể thiếu trong mỗi dịp Tết của người miền Bắc với vị ngọt béo của chân giò hòa quyện với vị hơi đắng mát của măng.
Bánh tét là một món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết của người dân miền Nam và miền Trung. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cách gói bánh tét đẹp và đơn giản.
Ngày nay, dù sống ở đâu trên thế giới bạn vẫn có thể tái hiện món ăn ký ức, làm ấm lòng gia đình ngày se lạnh. Dưới đây là hướng dẫn cách nấu canh chân giò măng khô với các bước đơn giản để chị em trổ tài vào ngày Tết.
Món canh chân giò nấu măng khô là một trong những món ăn đặc biệt không thể thiếu trong mỗi dịp Tết.
Nguyên liệu:
- Chân giò: 500g
Khi chọn giò heo, các bạn nên chọn giò heo chân trước vì chân trước nhiều nạc và ít bị mùi hơn chân sau.
- Măng khô
Có rất nhiều loại măng thường được chọn phơi khô để dùng cho món này. Tuy nhiên, hai loại măng ngon nhất là măng lưỡi lợn và măng nứa hương. Măng lưỡi lợn có miếng măng dầy, mềm thịt, trong khi đó măng nứa hương mỏng hơn, dai hơn một chút nhưng lại có hương thơm dễ chịu.
- Mộc nhĩ
- Nước mắm, hạt tiêu, muối, hành khô, hành lá
Các bước thực hiện món chân giò hầm măng ngày Tết.
Cách nấu canh chân giò măng khô:
Bước 1: Dùng nước gạo ngâm 2-3 ngày cho măng mềm, vớt ra phải luộc vài lần khi nào nước không còn thẫm màu nâu, hết chất đắng, thì rửa lại bằng nước lã, mới đem ra thái vát ngang thớ to bản.
Bước 2: Chân giò cạo rửa sạch, lọc thịt, đoạn xương ống ghè vỡ làm đôi. Phần thịt cắt miếng to bằng nửa bao diêm, phần móng chẻ làm đôi, chặt khúc tương đương miếng thịt.
Bước 3: Ướp thịt với nước mắm, muối, hạt tiêu trong khoảng 15-20 phút cho ngấm gia vị và chắc miếng thịt. Sau đó tất cả bỏ vào nồi đổ ngập nước, đặt lên bếp đun sôi, hớt bọt, đập hành củ nước cho vào cho thơm nước dùng. Đậy hé nắp, giảm nhiệt độ để sôi lăn tăn, hầm thịt chín mềm.
Bước 4: Mộc nhĩ chọn loại dày cánh, ngâm nở, cắt bỏ chân, cọ rửa sạch. Thái nhỏ mộc nhĩ để nguyên, cái to, cắt làm đôi, làm ba.
Bước 5: Hành lá nhặt rửa sạch, cắt lấy phần hành củ dài khoảng 10 cm. Phi thơm hành băm nhỏ, cho măng vào xào, nêm vừa mắm muối, cho thịt chân giò vào đảo đều cho ngấm gia vị. Đổ nước dùng đun tiếp cho thịt và măng chín nhừ, cho mộc nhĩ đun sôi trở lại, nêm đủ gia vị vừa ăn. Trước khi bắc ra cho hành lá vào là được.
Cách nấu canh măng khô ngày tết thơm ngon, nóng hổi Cách nấu canh măng khô ngày tết thơm ngon sẽ bổ sung thêm gia vị ấm nóng cho bữa cơm gia đình, tạo cơ hội để mọi người cùng quây quần trong những ngày đầu xuân năm mới. Trong mâm cỗ Tết truyền thống, thật ít khi vắng món canh măng khô móng giò ngon mềm, ấm cúng. Canh măng khô móng giò...