Muốn không ghi hình thức đào tạo trên văn bằng thì cần đồng bộ chuẩn đầu ra
Bằng chính quy và tại chức có giá trị ngang nhau là cái đích xã hội mong muốn hàng chục năm nay, nhưng còn vướng trong quá trình triển khai.
Ngày 3/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo để lấy ý kiến góp ý về Thông tư ban hành quy định nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học.
Theo dự thảo, nội dung chính ghi trên văn bằng sẽ không còn phân loại hình thức đào tạo.
Dự thảo thông tư này cụ thể hóa Điều 38 Luật Giáo dục đại học sửa đổi, chính thức có hiệu lực từ 1/7/2019, quy định các loại hình đào tạo đại học có giá trị như nhau.
Nếu được chính thức thông qua thì trong tương lai, việc học theo loại hình đào tạo nào sẽ không ghi trên văn bằng nữa.
Trước vấn đề này, trao đổi với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến – nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) khẳng định: “Việc không ghi hình thức đào tạo (chính quy, tại chức) trên văn bằng là đi theo thông lệ chung quốc tế.
Vì thế, Luật giáo dục đại học thừa nhận sự tương đương giữa các loại hình giáo dục khác nhau, không có sự phân biệt giữa chính quy và không chính quy, có thể xem là một bước tiến trong việc đảm bảo công bằng”.
Theo Tiến sĩ Lê Viết Khuyến, muốn không ghi hình thức đào tạo trên văn bằng thì cần đồng bộ chuẩn đầu ra (Ảnh minh họa: VTV)
Tuy nhiên, ông Khuyến cũng thừa nhận bằng chính quy và tại chức có giá trị ngang nhau là cái đích xã hội mong muốn hàng chục năm nay, nhưng còn vướng trong quá trình triển khai. Nhiều trường rút bớt chương trình, hạ chuẩn đánh giá với hệ đào tạo không chính quy.
“Do đó, thống nhất văn bằng sẽ chỉ tạo được đồng thuận khi chất lượng của các hình thức đào tạo ngang nhau.
Ngược lại, khi chất lượng không như nhau thì chưa thể cấp một loại văn bằng, vì sẽ tạo điều kiện cho những người muốn lợi dụng bằng cấp để thăng tiến, gây lo lắng cho người dân về việc “vàng thau lẫn lộn”", ông Khuyến nhấn mạnh.
Video đang HOT
Lo lắng này xuất phát từ thực tế thời gian qua đã có không ít tiêu cực trong đào tạo của hệ vừa học vừa làm, đào tạo văn bằng 2 bị phanh phui. Không ít nơi đào tạo theo kiểu cắt xén, nhanh gọn.
Về nguyên tắc, việc không phân biệt bằng chính quy hay tại chức thì các hình thức đào tạo phải đảm bảo điều kiện cùng xuất phát từ khung trình độ quốc gia để thể hiện chuẩn đầu ra của người học dù theo hình thức cũng là như nhau. Từ đó, ông Khuyến nêu, muốn chất lượng của các hình thức đào tạo tương đương nhau thì phải có những điều kiện đảm bảo đi kèm.
“Muốn đạt được điều đó thì dù phương thức tổ chức đào tạo theo hướng nào thì tất cả các chương trình đào tạo phải như nhau, quy trình tổ chức đào tạo phải chặt chẽ như nhau. Đồng thời, khâu thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cấp quản lý phải tăng cường chứ không thể chỉ trông chờ vào sự tự giác của các trường.
“Nếu việc này được quy định rõ ràng, cụ thể, thực hiện nghiêm túc thì người dân mới có thể tin tưởng chứ với tình hình hiện tại, học riêng, thi cử riêng, đánh giá riêng, tất nhiên xã hội chưa thể công nhận hai văn bằng tương đương”- ông Khuyến khuyến cáo.
Đối với Việt Nam hiện nay xếp loại trên bằng cấp rất cần thiết
Một vấn đề gây tranh luận đó là phương án không ghi xếp loại trên bằng tốt nghiệp đại học mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra ở dự thảo, Tiến sĩ Lê Văn Út, trường Đại học Tôn Đức Thắng cho biết, bằng tốt nghiệp cử nhân hoặc tương đương chỉ là chứng nhận đạt đầy đủ yêu cầu của một chương trình đào tạo của một đại học.
Do đó, việc không bắt buộc ghi thông tin xếp loại thì cũng chẳng có gì sai. Tùy thuộc vào nhu cầu tuyển dụng, bảng điểm đính kèm của ứng viên sẽ được xem xét.
Ví dụ, chọn một ứng viên để đào tạo thành một giảng viên giảng dạy bậc cử nhân hoặc tương đương mà học lực bậc cử nhân thuộc loại trung bình thì sẽ rất khó khăn, và nhiều đại học sẽ khó chấp nhận điều này.
Nhưng ông Út cho rằng, trong bối cảnh Việt Nam, nền giáo dục còn cần thêm nhiều thời gian và sự quyết tâm để theo kịp các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới thì thông tin xếp loại trên bằng cấp cũng cần thiết.Nhưng nhiều vị trí, bằng cấp loại giỏi cũng đơn giản là điểm cao về học thuật thôi, chứ điều đó chưa bản đảm sự thành công trong công việc.
Đó là tín hiệu quan trọng cho sự lựa chọn của nhà tuyển dụng, và cũng là sự ghi nhận quan trọng nhằm khuyến khích những người có nhiều cố gắng trong học tập và đạt loại tốt nghiệp cao.
Ông Út cho rằng, trong bối cảnh Việt Nam, nền giáo dục còn cần thêm nhiều thời gian và sự quyết tâm để theo kịp các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới thì thông tin xếp loại trên bằng cấp cũng cần thiết.(Ảnh thầy Út cung cấp)
Ông Út cho hay, trong thực tế, người sử dụng lao động thường nhìn tên của đại học trước khi xem xét đến các thông tin khác nên việc tốt nghiệp từ những đại học có uy tín là rất quan trọng, bởi lẽ việc chấm điểm/xếp loại tốt nghiệp của mỗi đại học thường có rất nhiều khác biệt.
Việc Bộ dự kiến không bắt buộc phải ghi loại tốt nghiệp trong văn bằng cử nhân hoặc tương đương thì các đại học có thể lựa chọn cách tiếp cận thích hợp nhất.
Ông Út đề xuất: “Một trong những cách tiếp cận mà các đại học có thể xem xét là có thể chỉ ghi những loại xếp hạng ưu vào trong văn bằng, coi như một cách tưởng thưởng cho người có thành tích vượt trội.
Ngoài ra, các bậc xếp hạng cao trong văn bằng của Việt Nam cũng đã gây lúng túng cho các đồng nghiệp quốc tế (như trung bình khá, khá, giỏi, xuất sắc) khi dịch sang tiếng Anh.
Do đó, các đại học Việt Nam có thể tham khảo cách xếp bậc tốt nghiệp theo Latin cho những bậc danh dự như cum laude, magna cum laude, summa cum laude (có thể tương ứng với khá, giỏi, xuất sắc) mà nhiều đại học đẳng cấp trên thế giới đang dùng”.
Thùy Linh
Theo giaoduc.net
ĐH Đà Nẵng không cấp bằng thạc sĩ cho trưởng phòng mượn tên thăng tiến
Lãnh đạo ĐH Đà Nẵng khẳng định trường chỉ cấp bằng đại học, chứ không cấp bằng thạc sĩ cho bà Trần Thị Ngọc Ái Sa.
Sáng 11/10, trao đổi với Zing.vn, PGS.TS Lê Thành Bắc - Phó giám đốc ĐH Đà Nẵng - khẳng định thông tin ĐH Đà Nẵng cấp bằng thạc sĩ cho bà Trần Thị Ngọc Ái Sa - Trưởng phòng Hành chính - Quản trị thuộc Văn phòng Tỉnh uỷ Đắk Lắk, tên thật là Trần Thị Ngọc Thêm - không chính xác, ảnh hưởng uy tín nhà trường.
PGS.TS Lê Thành Bắc cho biết thêm bà Sa là học viên chuyên ngành Kế toán của hệ đào tạo thường xuyên thuộc Trung tâm Đào tạo Thường xuyên của Đại học Đà Nẵng.
Theo hồ sơ, người học có chứng minh nhân dân, hồ sơ giấy tờ tên Trần Thị Ngọc Ái Sa. Học viên này có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học do giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Lâm Đồng cấp.
Đại học Đà Nẵng. Ảnh: Tiền Phong.
"Năm 2009, bà Sa tốt nghiệp loại trung bình và được Đại học Đà Nẵng cấp bằng đại học", Phó giám đốc Đại học Đà Nẵng nói.
Cũng theo PGS.TS Bắc, sau khi có thông tin lùm xùm liên quan bà Sa, nhà trường đã rà soát hồ sơ và không thấy tên bà Trần Thị Ngọc Ái Sa học cao học tại Đại học Đà Nẵng. Đơn vị cấp bằng thạc sĩ cho bà Sa không liên quan Đại học Đà Nẵng.
"Trước mắt, trường sẽ chờ kết quả của cơ quan chức năng kết luận về vụ việc mới có hướng xử lý tiếp theo. Nếu học viên mạo danh, mượn giấy tờ tùy thân và bằng tốt nghiệp phổ thông của người khác để đi học đại học như thông tin phản ánh, chúng tôi sẽ xử lý theo quy định", PGS.TS Bắc khẳng định.
Trong khi đó, thạc sĩ Nguyễn Hữu Hiển, Phó giám đốc Trung tâm Đào tạo thường xuyên (ĐH Đà Nẵng), trả lời Tiền Phong rằng bà Trần Thị Ngọc Ái Sa được cấp bằng đại học chuyên ngành Kế toán hệ đào tạo từ xa.
"Từ đầu đến cuối đều là Trần Thị Ngọc Ái Sa. Còn việc người đó là Trần Thị Ngọc Thảo hay Trần Thị Ngọc Thêm hay Trần Thị Ngọc Ái Sa chúng tôi không thể xác định ai là ai được", ông Hiển cho biết.
Trước đó, nữ Trưởng phòng Hành chính - Quản trị thuộc Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk bị một người làm đơn tố cáo sử dụng bằng cấp không đúng. Làm việc với cơ quan chức năng, bà Trần Thị Ngọc Thêm thừa nhận dùng bằng cấp ba của chị gái để xin việc và đi học.
Vào cuộc xác minh, lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk cho biết nữ trưởng phòng dùng bằng cấp ba của chị thăng tiến tên là Trần Thị Ngọc Thêm chứ không phải Thảo như trước đó.
Cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk xác định năm 1999, bà Thêm dùng bằng cấp ba có tên Trần Thị Ngọc Ái Sa xin vào làm việc tại Công ty Xuất nhập khẩu 2/9 (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk). Sau đó, bà dùng bằng cấp ba này tiếp tục học Trung cấp Kế toán.
Từ năm 2005 đến 2009, bà Thêm làm kế toán tại Nhà khách Tỉnh ủy Đắk Lắk. Quá trình làm việc tại đây, bà học đại học từ xa (thuộc Đại học Đà Nẵng) và lấy bằng cử nhân kế toán.
Năm 2007, bà Thêm được bổ nhiệm là Kế toán trưởng Nhà khách Tỉnh ủy Đắk Lắk. Đến tháng 10/2009, bà được điều động về làm kế toán tại Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk. Năm 2015, bà Thêm được bổ nhiệm làm Phó phòng Quản trị, rồi sau đó là trưởng phòng.
Theo Zing
Bỏ ghi loại hình, xếp loại trên bằng đại học: Giỏi, dốt sẽ "cá mè một lứa"? Dự thảo Thông tư quy định nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến) quy định, sẽ không còn ghi thông tin loại hình đào tạo, xếp loại đánh giá. Nhiều ý kiến cho rằng, chất lượng giữa các trường, loại hình đào tạo hiện nay mỗi nơi mỗi khác nên khó có thể...