Muốn hoà nhịp vào cuộc CMCN 4.0, Việt Nam cần chú trọng tăng tỷ lệ nhập học ĐH

Theo dõi VGT trên

Điều đáng lo ngại là tỷ lệ lao động qua đào tạo của Việt Nam hiện vẫn còn ở mức thấp.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ từ sơ cấp trở lên năm 2020 là 24,1%. Tỷ lệ này vào quý IV năm 2021 là 26,1%, vào quý II năm 2022 là 26,2%.

Những con số trên đã cho thấy, tỷ lệ lao động qua đào tạo của Việt Nam hiện vẫn còn ở mức thấp.

Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến – nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, hiện là Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam nói rằng, cả nhân lực lao động qua đào tạo dạy nghề và nhân lực lao động qua đào tạo đại học đều đang thiếu. Chúng ta phải phát triển mạnh cả hai nguồn nhân lực này.

Muốn hoà nhịp vào cuộc CMCN 4.0, Việt Nam cần chú trọng tăng tỷ lệ nhập học ĐH - Hình 1

Tiến sĩ Lê Viết Khuyến – Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam.

Thưa ông, theo số liệu của Tổng cục thống kê, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ từ sơ cấp trở lên năm 2020 là 24,1%. Tỷ lệ này vào quý IV năm 2021 là 26,1%, vào quý II năm 2022 là 26,2%. Ông có nhận xét gì về hoạt động đào tạo và cơ cấu nguồn nhân lực của chúng ta hiện nay?

Tiến sĩ Lê Viết Khuyến: Số liệu này đã phản ánh thực tế giáo dục của Việt Nam hiện nay, Việt Nam đang chú trọng hơn việc phát triển giáo dục phổ thông mà chưa chú trọng đào tạo nguồn nhân lực đồng bộ, lành nghề, chất lượng cao sau phổ thông.

Chúng ta định hướng phân luồng mạnh từ sau trung học cơ sở, điều này đã được thể hiện qua các văn bản pháp quy như Luật Giáo dục, Luật Giáo dục Đại học, Nghị quyết 29-NQ/TW, …

Tuy nhiên thực tiễn đào tạo nguồn nhân lực của nước ta trong nhiều năm qua lại diễn ra hoàn toàn theo chiều hướng trái ngược.

Các báo cáo về giáo dục đào tạo và giáo dục nghề nghiệp của năm học 2019-2020 cũng cho thấy có 78% học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở được tuyển vào trung học phổ thông và chỉ có 15,6 % học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở được tuyển vào hệ trung cấp nghề.

Chúng ta được đánh giá là cung cấp giáo dục phổ thông có chất lượng cho người dân, nhưng chưa đạt được nhiều thành công trong giáo dục sau phổ thông. Lý do vì sau trung học phổ thông có nhiều hướng rẽ: Một bộ phận học sinh theo học giáo dục đại học, một bộ phận theo hướng học nghề, một bộ phận học trung cấp, sơ cấp (dạy nghề ngắn hạn), còn lại gia nhập thị trường lao động dù không qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật.

Theo Báo cáo điều tra lao động và việc làm Việt Nam năm 2019 của Tổng cục Thống kê, trong tổng số lực lượng lao động đang làm việc (55,76 triệu từ 15 tuổi trở lên) 77,2% không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, 3,7% qua dạy nghề, 4,7% trung cấp, 3,8% cao đẳng và 10,6% đại học.

Đến năm nay, số liệu mà Tổng cục thống kê đưa ra, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ cũng mới đạt 26,2%.

Video đang HOT

Nhìn vào tỷ lệ lực lượng lao động như thế thì làm sao chúng ta có thể hoàn thành được mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tiến vào nền kinh tế tri thức, bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0?

Vậy theo ông, đâu là nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ lao động qua đào tạo của Việt Nam hiện vẫn còn ở mức thấp?

Tiến sĩ Lê Viết Khuyến: Thứ nhất, hiện nay chúng ta chưa nhận thức đúng việc đảm bảo cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý để phát triển kinh tế đất nước. Vì vậy nên hoạt động đào tạo cũng chưa thể đảm bảo.

Chúng ta vẫn định hướng dư luận rằng tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” đang diễn ra, để hạn chế số lượng học sinh theo học đại học, mở đường cho học sinh theo học nghề.

Nhưng thực tế không phải nhân lực lao động có trình độ đại học thừa. Cả nhân lực lao động qua đào tạo dạy nghề và nhân lực lao động qua đào tạo đại học đều đang thiếu. Chúng ta phải phát triển mạnh cả hai nguồn nhân lực này.

Còn thừa ở đây chính là nguồn nhân lực dù tốt nghiệp trung học phổ thông nhưng không qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật.
Nên đưa giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học về cùng một đầu mối quản lý

Thứ hai, giáo dục đại học đang bị kéo lùi lại vì chịu tác động bởi các chính sách.

Hiện nay, ngân sách đầu tư cho giáo dục đại học chỉ chiếm 0,27% GDP quốc dân (Theo tổng hợp số liệu trên hệ thống Kho bạc Nhà nước, Bộ Tài chính năm 2020) – một con số quá khiêm tốn. Hơn nữa, ngân sách lại phân bố không đồng đều.

Chúng ta có xu hướng để các trường đại học tự chủ tiến tới tự túc về tài chính, các trường chỉ còn cách tăng nguồn thu từ học phí người học, học phí tăng cao thì số người tiếp cận giáo dục đại học có thể sẽ khó khăn hơn, dẫn tới số lượng lao động qua đào tạo trình độ đại học càng thấp.

Có thể thấy, vấn đề đào tạo nhân lực có mối quan hệ chặt chẽ với việc chuyển đổi và phát triển nền kinh tế. Vậy đâu là giải pháp để Việt Nam thực hiện tốt vấn đề đào tạo gắn với chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, thưa ông?

Tiến sĩ Lê Viết Khuyến: Rõ ràng, việc mở rộng quy mô của giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp là điều quan trọng và cần thiết phải làm.

Theo phân loại được thừa nhận hiện nay, tỷ lệ nhập học đại học – đạt dưới 15 % thì nền giáo dục của quốc gia đó được xem đang ở giai đoạn tinh hoa -chủ yếu đào tạo các học giả và một số chuyên gia.

Còn khi tỷ lệ này nằm trong khoảng 15-50% thì giáo dục đại học chuyển qua giai đoạn đại chúng; vượt quá 50 % là giai đoạn phổ cập -đào tạo không chỉ có các học giả mà còn có cả một đội ngũ rất hùng hậu gồm các chuyên gia, chuyên gia công nghệ, kỹ thuật viên và công nhân kỹ thuật cao.

Giáo dục đại học tinh hoa chỉ thích hợp với nền kinh tế nông nghiệp, giáo dục đại học đại chúng mới đáp ứng được nền kinh tế công nghiệp, và giáo dục đại học phổ cập là đòi hỏi tất yếu nếu muốn bước vào nền kinh tế tri thức.

Vậy để phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, sẵn sàng hoà nhịp vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì cần phải chú trọng tăng tỷ lệ nhập học đại học.

Bên cạnh phát triển giáo dục đại học thì cũng cần đẩy mạnh giáo dục nghề nghiệp.

Các kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực phải bám sát chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, thậm chí của từng vùng miền, từng địa phương và cần được phân cấp xây dựng tới tận từng địa phương.

Chúng ta cần học hỏi các quốc gia vốn được xem là “con rồng Châu Á”, bên cạnh phân hệ giáo dục học thuật còn có phân hệ giáo dục chuyên nghiệp/giáo dục công nghệ, cho phép các trường công nghệ nhấn mạnh kỹ năng thực hành và khía cạnh huấn luyện của giáo dục công nghệ, cho phép các trường uyển chuyển hơn trong vấn đề thiết kế nội dung chương trình đào tạo để đáp ứng các nhu cầu của thị trường nhân lực một cách mềm dẻo và nhanh chóng hơn. Nhờ có được cả 2 loại nhân lực ở trình độ đại học như vậy nên các nước này đã rút ngắn được tiến trình công nghiệp hóa của mình.

Muốn đất nước phát triển, đi tắt đón đầu, cần đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp đa dạng về thể loại và trình độ, có cơ cấu hợp lý, đồng thời phải phù hợp với thực trạng của đất nước, ở từng vùng lãnh thổ.

Cụ thể, tôi cho rằng chúng ta cần thực hiện một số giải pháp sau.

Thứ nhất, chiến lược giáo dục của Việt Nam cần thực hiện theo nguyên tắc: Giáo dục đi trước một bước để tạo ra nguồn nhân lực đồng bộ, lành nghề, từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển. Có như vậy ngân sách Nhà nước mới tăng kéo theo tăng ngân sách cho giáo dục.

Thứ hai, cần xem xét lại cơ chế phân bổ ngân sách giáo dục và nguồn lực huy động từ xã hội theo hướng ưu tiên đầu tư đồng thời vào 2 mục tiêu: phổ cập giáo dục cơ bản (bao gồm giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở) và đào tạo nguồn nhân lực đồng bộ, lành nghề (bao gồm các trình độ đào tạo sau đại học, đại học, cao đẳng thực hành và trung học nghề/trung học kỹ thuật).

Phải triển khai phân luồng triệt để học sinh từ sau bậc trung học cơ sở và cần xem đây là giải pháp cơ bản để nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên.

Thứ ba, phải tạo ra được sự chuyển dịch nhanh của cơ cấu lao động, theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng tỷ trọng ở các khu vực công nghiệp và dịch vụ. Trên cả nước cũng như ở từng vùng miền cũng cần cơ cấu nhân lực (về trình độ, nghề nghiệp) và chính sách đầu tư vào công nghệ phù hợp trong cả ba khu vực kinh tế đó.

Thứ tư, Nhà nước cần có cơ chế chính sách rõ ràng để định hướng cho sự phát triển hài hòa và ổn định của toàn hệ thống giáo dục đại học và chuyên nghiệp, thông qua phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp và hiệu quả của toàn hệ thống trên cả 2 phương diện: mạng lưới trường và quy trình đào tạo. Để làm được điều đó quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạo phải được tập trung về cùng một đầu mối.

Thứ năm, trong lĩnh vực quản lý giáo dục, cần xóa bỏ ngay cơ chế “xin – cho”, thực hiện quyền tự chủ – trách nhiệm giải trình thực sự của các cơ sở giáo dục đại học trên cơ sở thiết lập cơ chế hội đồng trường đích thực.

Cuối cùng, thực hiện triệt để chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng. Đối với lĩnh vực giáo dục đại học, Nhà nước cần sớm làm rõ những vấn đề về sở hữu, tính chất vì lợi nhuận và không vì lợi nhuận, trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học, cơ chế chính sách phù hợp…

Nhà nước cần có chủ trương thực sự khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học không vì lợi nhuận, hoàn thiện quy chế trường đại học tư hoạt động không vì lợi nhuận và các chế độ chính sách ưu đãi cụ thể cho các cơ sở này.

Trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Lê Viết Khuyến!

20 sinh viên Ấn Độ hào hứng nhập học Y khoa tại Việt Nam

Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (HIU) chính thức đón 20 sinh viên Ấn Độ đầu tiên trúng tuyển ngành y khoa nhập học.

Sinh viên Khushi Jai Prakash Asrani (Ấn Độ) có ba mẹ đi cùng nhập học tại HIU chia sẻ lo lắng về khác biệt ngôn ngữ nên đã cố gắng học tiếng Việt. Tuy nhiên, khi đến Việt Nam thấy mọi người đều thân thiện chào đón mình, cảm giác lo lắng không còn.

"Tôi đã tìm hiểu rất nhiều về con người, về lịch sử và đất nước Việt Nam trước khi quyết định chọn nơi đây là điểm đến. Tôi cũng có sự so sánh việc đào tạo Y khoa của nhiều nước để thấy rằng các chính sách của HIU là tốt nhất với tôi để lựa chọn", Khushi Jai Prakash Asrani nói.

20 sinh viên Ấn Độ hào hứng nhập học Y khoa tại Việt Nam - Hình 1

Sinh viên Khushi Jai Prakash Asrani (đứng giữa) cùng ba mẹ đến nhập học. Ảnh: HIU

sinh viên Narmatha Natesan (Ấn Độ) cho biết: "Em chọn học ngành Y vì ba em muốn em trở thành bác sĩ, và Việt Nam là điểm đến rất an toàn, thân thiện. Em hy vọng nơi đây sẽ thành ngôi nhà thứ hai của mình!"

Đây là hai trong số hơn 20 du học sinh Ấn Độ nhập học Y khoa tại HIU trong đợt này. Các bạn là những học sinh xuất sắc đã vượt qua các vòng thi xét tuyển hồ sơ và phỏng vấn của Hội đồng chuyên môn là những giáo sư, tiến sĩ đến từ các bộ môn thuộc khối ngành Sức khỏe và Ngôn ngữ văn hóa quốc tế của HIU diễn ra từ tháng 12 - 2021.

Lần đầu tiên, một trường đại học ở TP.HCM đã có những du học sinh quốc tế đến học ngành y khoa. Điều này mang ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nền giáo dục nước nhà, đánh dấu bước trưởng thành về uy tín và trình độ đào tạo y khoa của các trường đại học Việt Nam.

Chương trình đào tạo ngành y khoa có tổng thời gian là 6 năm học. Du học sinh Ấn Độ sẽ học ngành y khoa tại HIU theo chương trình đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh, được triển khai trên cơ sở chương trình chuẩn của Bộ Giáo dục & Đào Tạo và Bộ Y tế, đồng thời đổi mới tiệm cận chương trình đào tạo y khoa của các nước tiên tiến trên thế giới.

Sinh viên sẽ được thực hành tại các phòng thực hành chức năng của trường và đi thực tập tại các bệnh viện là cơ sở y tế liên kết đào tạo với Trường như: Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nguyễn Trãi ... và những đợt học thực tế cộng đồng khi tham gia các chương trình như khám răng và khám mắt cho các em học sinh THPT.

Sinh viên tốt nghiệp có thể tham gia khám chữa bệnh tại các bệnh viện, các cơ sở y tế; giảng dạy tại các cơ sở đào tạo y dược; làm việc trong các viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý ngành khoa học sức khỏe cũng như các tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực sức khỏe.

Ngoài việc học những kiến thức lý thuyết, lâm sàng, sinh viên quốc tế còn được học tiếng Việt và các nét đặc trưng văn hóa Việt Nam.

20 sinh viên Ấn Độ hào hứng nhập học Y khoa tại Việt Nam - Hình 2

Các Đại biểu và Đoàn sinh viên Ấn Độ trong buổi lễ.Ảnh: HIU

Tham dự buổi lễ chào đón sinh viên Ấn Độ, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu, chia sẻ: "Tôi rất vui mừng khi thấy rằng các trường đại học tại Việt Nam đang nỗ lực không ngừng để trở thành điểm đến cho sinh viên quốc tế, điều này mang lại rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, chúng ta sẽ giảm tình trạng chảy máu chất xám, thu hút được ngoại tệ.Thứ hai, chúng ta sẽ làm giàu hơn năng lực giảng dạy của các thầy cô giáo. Thứ ba, việc chúng ta đón nhiều sinh viên quốc tế thì theo quy định của Unesco sẽ làm tăng hạng của chúng ta trong bản đồ giáo dục của thế giới".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đã bắt Bùi Đình Khánh, đối tượng nổ súng khiến thiếu tá công an hy sinhĐã bắt Bùi Đình Khánh, đối tượng nổ súng khiến thiếu tá công an hy sinh
22:42:02 18/04/2025
13 phút giáp mặt kẻ buôn ma túy Bùi Đình Khánh của tài xế taxi13 phút giáp mặt kẻ buôn ma túy Bùi Đình Khánh của tài xế taxi
21:32:20 18/04/2025
Thắt lòng hình ảnh mẹ ôm linh cữu Thiếu tá hy sinh khi đánh án ma túyThắt lòng hình ảnh mẹ ôm linh cữu Thiếu tá hy sinh khi đánh án ma túy
21:35:36 18/04/2025
Khám xét nhà của Bùi Đình Khánh, thu giữ thêm nhiều bánh heroinKhám xét nhà của Bùi Đình Khánh, thu giữ thêm nhiều bánh heroin
22:14:42 18/04/2025
Ngày tôi bị vỡ nợ, em rể đẩy mẹ vợ liệt giường qua nhờ phụng dưỡng, khi biết lý do, tôi ôm chặt em ấy nói lời cảm ơnNgày tôi bị vỡ nợ, em rể đẩy mẹ vợ liệt giường qua nhờ phụng dưỡng, khi biết lý do, tôi ôm chặt em ấy nói lời cảm ơn
21:03:40 18/04/2025
David Beckham nhắn nhủ Victoria giữa ồn ào bất hòa trong gia đìnhDavid Beckham nhắn nhủ Victoria giữa ồn ào bất hòa trong gia đình
23:36:07 18/04/2025
Hành trình truy bắt 2 đối tượng bắn Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải tử vongHành trình truy bắt 2 đối tượng bắn Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải tử vong
20:50:54 18/04/2025
Bà xã Lee Byung Hun sốc nặng khi sinh con thứ 2: "Tôi nghĩ con của mình đã bị tráo đổi"Bà xã Lee Byung Hun sốc nặng khi sinh con thứ 2: "Tôi nghĩ con của mình đã bị tráo đổi"
20:47:02 18/04/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Lỵ trực trùng: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh

Lỵ trực trùng: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh

Sức khỏe

06:39:25 19/04/2025
Bệnh lỵ trực trùng thường có diễn biến bệnh nhanh và xuất hiện triệu chứng từ 1 đến 3 ngày sau khi trực khuẩn lỵ xâm nhập cơ thể. Ở một số trường hợp các triệu chứng có thể xuất hiện lâu hơn, thậm chí không có dấu hiệu của bệnh lý.
Honda Lead bất ngờ 'gây sốt' vì giá rẻ chưa từng có, được săn đón hơn cả Vision và SH Mode

Honda Lead bất ngờ 'gây sốt' vì giá rẻ chưa từng có, được săn đón hơn cả Vision và SH Mode

Xe máy

06:31:21 19/04/2025
Lead 2025 còn được Honda ưu ái tích hợp loạt công nghệ mới. Cụm đèn pha LED hai tầng hiện đại xuất hiện trên bản đặc biệt và cao cấp, vừa nâng cấp khả năng chiếu sáng, vừa tăng độ chanh sả cho tổng thể xe.
Nga tìm cách dỡ bỏ trừng phạt hàng không, EU phản đối vì lo ngại an toàn

Nga tìm cách dỡ bỏ trừng phạt hàng không, EU phản đối vì lo ngại an toàn

Thế giới

06:23:16 19/04/2025
Tuy nhiên, kế hoạch này đang vấp phải sự phản đối quyết liệt từ Liên minh châu Âu (EU) do lo ngại về an toàn hàng không và các rủi ro kỹ thuật liên quan đến đội bay của Nga.
5 nữ bác sĩ đẹp nhất màn ảnh Hàn 5 năm gần đây

5 nữ bác sĩ đẹp nhất màn ảnh Hàn 5 năm gần đây

Hậu trường phim

06:18:51 19/04/2025
Trong các bộ phim Hàn Quốc, nữ bác sĩ là một hình tượng quen thuộc và được đông đảo khán giả yêu thích. Nếu cũng yêu thích hình tượng này, hãy cùng đi tìm 5 nữ bác sĩ đẹp nhất màn ảnh Hàn 5 năm gần đây.
Sao nữ Vbiz ở nhà 300 tỷ lên tiếng về thông tin bị công an bắt giữ

Sao nữ Vbiz ở nhà 300 tỷ lên tiếng về thông tin bị công an bắt giữ

Sao việt

06:09:21 19/04/2025
Mới đây, diễn viên Việt Hương lên tiếng đính chính thông tin bị công an bắt giữ trên trang cá nhân. Cô bày tỏ sự bức xúc khi hình ảnh tham gia một bộ phim bị đem ra nhằm mục đích câu like, câu view.
Căn biệt thự "nuốt chửng" vợ chồng "nàng thơ màn bạc": Hai cái chết cách nhau 5 tháng với nguyên nhân bất thường

Căn biệt thự "nuốt chửng" vợ chồng "nàng thơ màn bạc": Hai cái chết cách nhau 5 tháng với nguyên nhân bất thường

Sao âu mỹ

06:05:29 19/04/2025
Sự ra đi bất ngờ nhưng cũng đầy bí ẩn của vợ chồng Brittany Murphy khiến Hollywood bàng hoàng trong suốt 16 năm.
Sốc: Nam diễn viên nhà nhà biết mặt bị đột quỵ lần 3, tính mạng đang "ngàn cân treo sợi tóc"

Sốc: Nam diễn viên nhà nhà biết mặt bị đột quỵ lần 3, tính mạng đang "ngàn cân treo sợi tóc"

Sao châu á

06:02:01 19/04/2025
Ngày 18/4, tờ Sohu đưa tin nam diễn viên gạo cội Liêu Tuấn được xác nhận đột quỵ lần 3. Ông đang được điều trị tích cực để giảm áp lực nội sọ ở phòng chăm sóc đặc biệt (ICU).
Phụ nữ nên ăn nhiều món này: Dễ nấu mà giòn ngon, được ví tốt hơn tổ yến trong việc chăm sóc sắc đẹp

Phụ nữ nên ăn nhiều món này: Dễ nấu mà giòn ngon, được ví tốt hơn tổ yến trong việc chăm sóc sắc đẹp

Ẩm thực

05:46:21 19/04/2025
Điều tuyệt vời nhất của món ăn này đối với chị em phụ nữ là nó ẩn chứa rất nhiêu chất dinh dưỡng giúp dưỡng nhan, cải thiện làn da mịn đẹp.
Cưới xong mới về ra mắt, cô gái chia sẻ 3 bài học 'xương máu' cho các cô gái chuẩn bị kết hôn

Cưới xong mới về ra mắt, cô gái chia sẻ 3 bài học 'xương máu' cho các cô gái chuẩn bị kết hôn

Góc tâm tình

05:20:24 19/04/2025
Tôi nhắn nhủ với các bạn nữ, dù có thế nào cũng phải tránh 3 sai lầm xương máu như tôi. Tôi năm nay 27 tuổi đi làm từ năm 2022, lương tháng từ 20-25 triệu, thuộc dạng chịu khó cày cuốc.
Phim vừa chiếu 40 phút đã đứng top 1 rating cả nước, nữ chính bùng nổ cõi mạng vì "đẹp dã man"

Phim vừa chiếu 40 phút đã đứng top 1 rating cả nước, nữ chính bùng nổ cõi mạng vì "đẹp dã man"

Phim châu á

23:51:46 18/04/2025
Bộ phim là tâm điểm chú ý của truyền thông khi chứng kiến màn trở lại đầy mới lạ hài hước của nữ hoàng rating một thời.
Hôn nhân kín tiếng của NSND Tấn Minh và NSND Thu Huyền

Hôn nhân kín tiếng của NSND Tấn Minh và NSND Thu Huyền

Tv show

23:41:02 18/04/2025
NSND Tấn Minh - NSND Thu Huyền có những phút trải lòng về nghề, về cuộc sống hôn nhân khi tham gia Cuộc hẹn cuối tuần .