Muốn con cao lớn hơn bạn bè trang lứa mẹ đừng quên cho con ăn 3 thực phẩm này
3 loại thực phẩm này phổ biến nhưng nếu muốn con cao lớn mẹ hãy cho bé ăn ngay nhé!
1. Phô mai
Phô mai được làm từ được làm từ sữa tươi được lọc sạch, lên men, cô đặc và để trong tủ lạnh. Phô mai là một trong những thực phẩm bổ sung canxi tốt nhất cho trẻ nhỏ.
Trên thị trường có các loại phô mai dành cho trẻ em, có hương vị và hàm lượng dinh dưỡng được tối ưu hóa cho trẻ đang trong thời kỳ tăng trưởng và phát triển, hàm lượng canxi dồi dào hơn các loại sữa thông thường. Cha mẹ không nên mua phô mai đã quá chế biến hãy mua phô mai nguyên chất cho bé ăn.
2. Cá
Video đang HOT
Cá là thực phẩm giàu đạm, axit amin, canxi,… Khi trẻ đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển, cơ thể trẻ cần nhiều đạm và canxi nên cần phải ăn nhiều cá.
Cha mẹ nên chọn cho con những loại cá có hàm lượng DHA cao và nhiều axit béo không no EPA như cá hồi. Hãy hấp hoặc hầm cá để không làm mất nhiều chất dinh dưỡng của cá.
Nếu không may bé bị hóc xương cá, mẹ hãy chế biến cá thành chả cá hay bóc kỹ cá, lọc xương ra cho bé ăn.
3. Trứng
Trứng rất giàu protein. Đây là thực phẩm lý tưởng giúp thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ. Tuy nhiên, lòng đỏ trứng gà cũng chứa nhiều calo nên cha mẹ không nên cho bé ăn nhiều, mỗi ngày chỉ nên ăn 1-2 quả trứng là đủ.
Tuy nhiên, bé ăn lòng đỏ trứng rất dễ bị hóc, tốt nhất mẹ nên cho con ăn từng chút một hoặc chế biến món cháo trứng.
Mảnh xương cá nằm trong phế quản người đàn ông suốt 1 tháng
1 tháng trước nhập viện, trong lúc đang ăn lẩu cá, bệnh nhân bị sặc, nhưng sau đó không có triệu chứng gì. Bệnh nhân đã đi khám một số nơi, được chẩn đoán là viêm họng và viêm phế quản.
Ảnh minh họa
Ngày 13/12, thông tin từ Bệnh viện đa khoa Vĩnh Đức (tỉnh Quảng Nam) cho hay, các bác sĩ đơn vị này vừa phẫu thuật nội soi lấy thành công dị vật đường thở cho một nam bệnh nhân (60 tuổi).
Bệnh nhân vào viện khám trong tình trạng ho nhiều, ho khan, sau ho khạc đờm ít, kèm theo cảm giác nặng ngực, khó thở nhẹ. Thăm khám ban đầu các bác sĩ nhận thấy bệnh nhân mệt, không sốt, tỉnh táo tiếp xúc tốt, không có dấu hiệu suy hô hấp, phổi phải nghe có âm khò khè nhẹ.
Khai thác tiền sử, cách khoảng 1 tháng trước nhập viện, trong lúc đang ăn lẩu cá, bệnh nhân bị sặc, nhưng sau đó không có triệu chứng gì. Bệnh nhân đã đi khám một số nơi, được chẩn đoán là viêm họng và viêm phế quản, đã chụp phim và soi họng nhưng chưa ghi nhận gì.
Nghi ngờ có dị vật đường thở nên các bác sĩ đã cho bệnh nhân chụp X-quang phổi, tuy nhiên cũng không phát hiện gì. Sau đó, bệnh nhân được chụp thêm cắt lớp vi tính phổi bằng máy 256 dãy - 512 lát cắt kèm theo nội soi phế quản ảo.
Kết quả phát hiện một dị vật dạng xương động vật (xương cá) trong lòng phế quản trung gian bên phải. Ngay sau đó, các bác sĩ tiến hành nội soi phế quản can thiệp bằng ống mềm và lấy ra được mảng xương khoảng 3x1,5cm.
Trao đổi với VTV News, các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Vĩnh Đức cho hay dị vật đường thở là một tai nạn sinh hoạt thường gặp và có thể gây tử vong hay di chứng nặng nề ở trẻ em, nhất là ở trẻ dưới 4 tuổi. Tai nạn cũng có thể xảy ra ở người lớn với tần suất thấp hơn.
Khi bệnh nhân ho dị vật có thể di chuyển làm xước, bội nhiễm và loét niêm mạc phế quản. Đối với những dị vật này, để lâu có thể gây ra biến chứng thủng, viêm mủ, áp xe trong phế quản rất nguy hiểm.
Theo các bác sĩ, nguy cơ xảy ra biến chứng và tổn thương phổi sẽ tăng lên với thời gian dị vật đường thở được lấy ra nên điều quan trọng là cần được chẩn đoán càng sớm càng tốt. Các biến chứng khi phát hiện muộn có thể là viêm phổi, áp xe phổi, giãn phế quản và xẹp phổi.
Vì sao ngày càng nhiều người nghèo mắc bệnh gout? Theo thống kê từ WHO, có khoảng 4% dân số thế giới đang mắc bệnh gout - căn bệnh gây ra rất nhiều đau đớn và bất tiện. Đặc biệt, dù vốn được coi là "bệnh nhà giàu", nhưng hiện tại ngày càng nhiều người mắc phải gout, bất kể giàu nghèo. Bệnh guot là gì? Bệnh gout là do lượng acid uric...