Mùi vị trong ẩm thực Việt
Món ngon chinh phục tình yêu ẩm thực của mỗi thực khách trước tiên ở mùi vị.
Chính vì thế, sự phối kết hợp sáng tạo, tinh tế các loại gia vị để cho “ra đời” những món ăn ngon mang mùi vị đặc trưng, hấp dẫn quả đúng là một nghệ thuật đặc biệt.
Cháo cá
Trước kia, đời sống con người khó khăn, phải lo từng “miếng cơm manh áo” nên việc đáp ứng như cầu ăn ngon là điều không phải dễ. Nhưng ngày nay, người ta không chỉ ăn bằng miệng mà bằng cả… mũi. Không chỉ dừng lại ở việc ngon, bổ dưỡng mà còn phải thơm, dậy mùi. Việc ngửi và nếm thường kết hợp với nhau và tạo cảm giác ngon miệng.
Video đang HOT
Và, sự ra đời của những loại gia vị ít nhiều đã phần nào thỏa mãn nhu cầu thưởng thức ẩm thực của mỗi thực khách. Sự phong phú của các loại gia vị ấy như chiếc chìa khóa thành công của mỗi người đàu bếp. Mùi thơm trong nấu nướng như mùi phi thơm của hành, tỏi, mỡ rán, riềng ớt, hạt tiêu… vừa có tác dụng át mùi tanh, khêu gợi cảm giác thèm ăn và giúp cho món ăn thêm phần lôi cuốn.
Bún bò giò heo với nhiều loại rau gia vị
Trong chế biến món ăn, nhằm tăng thêm phần hấp dẫn, thơm ngon và tạo mùii vị đặc trưng, bên cạnh gia vị, người ta còn thường dùng các loại rau gia vị, hay còn gọi là rau thơm như hành, hẹ, tía tô, thì là, rau mùi, lá lốt… Một tô cháo cá sẽ ngon hơn khi được cho thêm ít hành lá, rau ngò rí, rắc thêm bột tiêu hay vài miếng ớt. Món canh cải xanh nếu thiếu gừng sẽ kém phần thú vị. Hay mỗi chiếc bánh tôm, bánh xèo, bánh khoái mà thiếu rau tía tô, rau thơm, diếp cá thì sẽ không còn hấp dẫn …
Hơn thế, không chỉ là nguyên liệu không thể thiếu cho mỗi bữa ăn, mang lại cảm giác ngon miệng, đậm đà hương vị mà nhiều loại gia vị chính là nguồn dược liệu quý giá, có vai trò hữu ích trong đời sống con người. Thật khó để phủ nhận vai trò của bát cháo kèm hành, tía tô trong việc giải cảm, tác dụng chữa đau nhức bằng lá lốt hay lợi ích của rau thì là khi chữa các bệnh về rối loạn tiêu hóa… Và cũng không mất quá nhiều thời gian để tìm thấy những loại rau gia vị ấy với sự bày bán trên thị trường, từ các cửa hàng nhỏ, các chợ cho đến những siêu thị lớn và quả thực công hiệu của chúng là rất lớn.
Xôi trắng ăn kèm nhiều món
Nhưng đôi khi cảm giác về mùi vị lại mang tính chủ quan của con người. Có người thích và quen với mùi của gia vị này thì cho là mùi vị ấy thơm nhất, hợp với món ăn đó nhất. Còn với người khác thì có thể đó là sự kiêng kị. Nhiều người Việt Nam không chịu nổi mùi phó mát, mùi bơ nhưng lại thích mắm tôm và coi đó là thứ gia vị dậy mùi, thiếu nó thì các món ăn như thịt chó, bún đậu phụ sẽ mất đi một phần hương vị và sự thơm ngon.
Nhưng đối với người nước ngoài thì đó lại là loại thực phẩm không thể đụng tới do mùi của nó. Hay như người Đức rất ghét thói quen ăn tỏi sống của người Nga. Còn thực khách phương Tây lại ưa thích vị chua – ngọt trong nhiều món xào nấu của người Trung Quốc. Đó là gia vị từ các sản phẩm của đậu tương lên men: hắc xì dầu, tàu vị yểu, lạp chí chương, muối, ớt, các thứ dấm, rượu…
Rau gia vị hay gia vị nói chung là nguyên liệu có mùi vị đặc biệt, được thêm vào trong khẩu phần ăn và giúp món ăn ngon hơn. “Kho tàng” gia vị của người Việt Nam vô cùng phong phú, bởi vậy mà các món ăn của xứ sở này đã thu hút và hấp dẫn được rất nhiều thực khách quốc tế, tạo nét riêng đặc trưng, độc đáo trong ẩm thực Việt.
Theo PNO
Cháo đêm Sài Gòn
Sài Gòn là thành phố náo nhiệt và có nhiều hoạt động hấp dẫn, nhất là về ban đêm. Nói đến các món ăn đêm, không nơi đâu có thể sánh với Sài Gòn.
Sau những buổi đi chơi, tham gia vào các hoạt động sôi nổi, người Sài Gòn thường đi ăn đêm vừa để "chống đói", vừa thỏa mãn thú vui lang thang ăn những món quà đêm của thành phố.
Sài Gòn có vô số món ăn đêm, người ta có thể thỏa thích chọn lựa các món như bánh mỳ Hà Nội, hủ tiếu, bò kho, bánh ướt... Và món được mọi người nhắc đến nhiều nhất là cháo. Vì cháo ăn dễ tiêu và lại vừa dễ ăn.
Riêng cháo cũng có rất nhiều loại khác nhau. Đơn giản nhất là cháo trắng hay cháo đậu đỏ (hoặc đậu xanh) được ăn kèm với thịt heo kho, trứng muối, tôm rang hoặc dưa chuột mới. Người ta thường bỏ thêm vào nồi cháo trắng vài cọng lá dứa để cháo có mùi thơm và khẩu vị hấp dẫn. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn lựa nhiều món cháo khác cũng rất ngon như: cháo gà, cháo cá, cháo vịt, cháo lòng... Đặc biệt, món cháo hạt sen là một cảm giác thích thú về hương vị khi bạn thưởng thức nó vào giữa đêm như thế này.
Đi ngang những quán cháo đêm, nhìn thấy màu vàng rộm của thịt gà treo trên móc, hay ngửi thấy mùi thơm ngọt của cháo được nấu lá dứa, mùi thơm của các loại rau gia vị trong món cháo cá, bạn khó có thể kìm chế được "cơn thèm" của mình. Những con phố bán cháo đêm quen thuộc ở Saì Gòn là đường Nguyễn Tri Phương (Q5), góc đường Pasteur và Nguyễn Thị Minh Khai. Thưởng thức một tô cháo cá đầy đặn, thơm ngon. Ngoài ra, bạn có thể ăn món cháo vịt ở khu Thanh Đa (Q. Bình Thạnh). Món cháo vịt là món ăn không thể thiếu trong thực đơn của nhiều nhà hàng ở khu lịch Bình Quới. Ở đó, khách cũng có thể chọn nhiều món vịt khác: gỏi vịt, tiết canh, chả vịt nướng...
Ngoài các địa chỉ trên, có thể tìm thấy hầu hết các món cháo trong ở khu ăn đêm chợ bến Thành. Tại đây, các món cháo cá, cháo hải sản, cháo gà hay cháo thịt bò nấu với quả đậu rất hấp dẫn.
Theo PNO
Sao gọi là cháo Ám? Chị Vân là dân Long Xuyên, tỉnh An Giang về làm dâu nhà ông chủ lò nước mắm ở Trà Vinh. Mẹ chồng chị muốn con dâu hiểu khẩu vị của gia đình, bữa đầu tiên chị cùng nhà chồng chuẩn bị món cháo cá, nhưng nó đặc biệt hơn bất kỳ loại cháo cá nào trên thế gian này. Mẹ chồng chị...