Mũi thuố.c đắt hàng chục triệu đồng điều trị vảy nến được tiêm ngay ở địa phương
Người bệnh vảy nến không phải đi hàng chục, hàng trăm km lên bệnh viện tuyến trên mới được tiêm thuố.c sinh học hàng chục triệu đồng mà có thể thực hiện ngay tại phòng khám chuyên đề bệnh này ở địa phương.
Thông tin trên được PGS.TS Lê Hữu Doanh, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, chia sẻ với VietNamNet tại Hội nghị Khoa học kỷ niệm 43 năm thành lập bệnh viện.
PGS Doanh cho biết Bệnh viện Da liễu Trung ương đang quản lý hơn 1.000 bệnh nhân vảy nến, loại bệnh da mạn tính thường gặp, cần kiểm soát, điều trị suốt đời. Bệnh có triệu chứng đặc trưng là xuất hiện các mảng đỏ trên da, bong vảy khô, màu trắng hoặc đục, có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào, nhưng thường gặp ở trên thân mình, tay chân, da đầu,… Đây là những vùng da thường xuyên bị cọ sát.
Khoảng 20-30% bệnh nhân vảy nến ở thể vừa, nặng, cần phải can thiệp thường xuyên, dùng thuố.c sinh học toàn thân.
Trong năm 2024, Bệnh viện Da liễu Trung ương đã khám và điều tra dịch tễ bệnh tại 7 tỉnh, tập huấn và chuyển giao kỹ thuật cho 12 tỉnh. Đến nay, tổng cộng có 21 phòng khám chuyên đề bệnh vảy nến được thành lập tại 20 tỉnh/thành.
Bác sĩ Doanh khám và tư vấn cho một bệnh nhân vảy nến. Ảnh: BVCC
Nhờ thành lập các phòng khám chuyên đề bệnh vảy nến ngay tại địa phương, nhiều bệnh nhân thay vì hằng tháng phải lên Bệnh viện Da liễu Trung ương (Hà Nội) tiêm thuố.c nay đã được chuyển về bệnh viện ở tỉnh quản lý. Việc các địa phương (tỉnh, huyện) chủ động thu dung giúp người bệnh vừa tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại vừa tăng hiệu quả điều trị.
Theo bác sĩ Doanh, hoạt động này không những tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh mà còn hỗ trợ chuyên ngành da liễu tuyến tỉnh có thêm nhiều cơ hội tiếp cận với các phương pháp điều trị mới, có thêm dữ liệu về bệnh, từ đó tự tin nâng cao chất lượng điều trị cho người bệnh.
Video đang HOT
Bác sĩ Doanh phân tích, trong bệnh vảy nến có các thuố.c như methotrexate, acitretin… trước đây chỉ được dùng ở bệnh viện tuyến trung ương hoặc bệnh viện hạng 1, 2. Đặc biệt các thuố.c sinh học chỉ được dùng ở bệnh viện hạng 1, 2. Nay theo Thông tư 37/2024 của Bộ Y tế (có hiệu lực từ năm 2025), thuố.c này được dùng tại các cơ sở đủ điều kiện, bất kể ở cấp ban đầu, cơ bản hay chuyên sâu.
Ví dụ, Trung tâm Da liễu Đắk Lắk là cơ sở y tế trước đây được xếp hạng III, dù có đủ bác sĩ chuyên môn nhưng do phân tuyến, phân hạng trong chỉ định thuố.c nên bác sĩ không được dùng thuố.c ngoài danh mục cho bệnh nhân. Từ khi mở phòng khám chuyên đề bệnh vảy nến, bỏ phân tuyến thuố.c, thầy thuố.c tại trung tâm này lên danh mục theo nhu cầu, mua, cung ứng thuố.c đó cho bệnh nhân ngay tại địa phương.
Không ít bệnh nhân vảy nến phải tiêm thuố.c sinh học, có trường hợp mỗi tháng phải tiêm 1-2 lần, chi phí rất đắt, từ 10-40 triệu đồng (được BHYT chi trả theo các mức tỷ lệ tùy từng thuố.c). Nay, các thuố.c này có thể được dùng ngay tại địa phương, giảm tải cho bệnh viện tuyến trên.
Trong năm 2025, Bệnh viện Da liễu Trung ương tập trung phát triển chuyên sâu các kỹ thuật điều trị; củng cố mạng lưới da liễu toàn quốc. Cùng đó, bệnh viện tiếp tục triển khai các phòng khám chuyên đề, chuyên sâu ở các bệnh viện và địa phương có nhu cầu, trong đó có mô hình phòng khám quản lý bệnh lây truyền qua đường tìn.h dụ.c (như sùi mào gà, giang mai, lậu…).
“Nhiều người mắc bệnh lây truyền qua đường tìn.h dụ.c nhưng do thiếu thông tin về cơ sở khám chữa bệnh, e ngại vấn đề tế nhị nên thường đến các cơ sở tư nhân không uy tín, gây nhiều biến chứng, tốn rất nhiều tiề.n. Chúng tôi mong muốn làm sao để người mắc nhóm bệnh này dễ dàng tiếp cận hơn ở các cơ sở y tế công lập khắp các cấp chuyên môn (ban đầu, cơ bản, chuyên sâu)”, bác sĩ Doanh cho biết.
Chuyên gia chỉ cách phân biệt vẩy nến da đầu và gàu
Bị gàu và bệnh vẩy nến da đầu là hai tình trạng khá tương tự nhau nên dễ nhầm lẫn, dẫn đến những sai sót trong việc chữa trị...
Phân biệt giữa bị gàu và vẩy nến da đầu
Theo ThS.BS Phạm Đăng Bảng (nguyên bác sĩ tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, nguyên giảng viên Bộ môn Da liễu - Trường Đại học Y Hà Nội), bị gàu trên da đầu là hiện tượng rất thường gặp, nhất là vào mùa đông. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, thường gặp nhất là bệnh viêm da dầu với biểu hiện là da nhờn ngứa, kèm theo có rụng tóc.
Vẩy nến da đầu cũng là một bệnh có thể gây ra gàu, với biểu hiện gàu trên nền da đỏ và không có rụng tóc. Đây là một bệnh tự miễn, trong đó hệ miễn dịch tấ.n côn.g các tế bào da, gây ra sự phát triển nhanh chóng của tế bào này, hình thành các mảng vảy. Vẩy nến có thể di truyền và ảnh hưởng đến các vùng da khác trên cơ thể.
Cả gàu và vẩy nến đều gây ngứa da đầu.
Mặc dù là hai tình trạng bệnh khác nhau nhưng bị gàu và vẩy nến da đầu đều tạo ra các mảng vảy, làm nhiều người nhầm lẫn. Mảng vảy có thể đều nằm ở da đầu, nhưng gàu là một dạng viêm nhẹ của da đầu, thường tạo ra các vảy nhỏ, màu trắng hoặc xám, trong khi vẩy nến da đầu lại có mảng vảy lớn, dày và có màu bạc hoặc trắng sáng hơn, ThS.BS Phạm Đăng Bảng cho hay.
Một biểu hiện tương đồng khác là cả 2 bệnh trên đều gây ngứa, nhưng cảm giác ngứa trong bệnh vẩy nến da đầu có thể mạnh mẽ hơn và đôi khi đi kèm với cảm giác bỏng hoặc rát. Ngứa trong gàu thường nhẹ và không gây khó chịu nhiều.
Cả gàu và bệnh vẩy nến da đầu đều có thể bị tác động bởi yếu tố như sự thay đổi mùa, stress, hay tình trạng tóc dầu, nên người bệnh đôi khi tự cho rằng họ chỉ bị gàu hoặc ngứa do tóc bẩn, trong khi thực chất có thể là dấu hiệu của bệnh vẩy nến.
Điều trị thế nào cho đúng?
Theo ThS.BS Phạm Đăng Bảng, điều trị bị gàu và bệnh vẩy nến da đầu yêu cầu các phương pháp và liệu pháp khác nhau, vì nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng của chúng có sự khác biệt.
- Đối với tình trạng gàu, do đây là một tình trạng da đầu phổ biến và nhẹ, thường không gây ra các vấn đề nghiêm trọng, nên điều trị chủ yếu tập trung vào việc kiểm soát sự phát triển bã nhờn trên da đầu. Dầu gội trị gàu không kê đơn là phương pháp điều trị điển hình.
Bị gàu là một tình trạng da đầu phổ biến và nhẹ, thường không gây ra các vấn đề nghiêm trọng.
Ngoài ra, cần tránh gãi mạnh da đầu vì có thể làm tổn thương da, hạn chế dùng các sản phẩm chứa cồn hoặc hóa chất mạnh trên tóc, có thể làm khô và kích ứng da đầu. Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là vitamin B, kẽm, omega-3, giúp duy trì sức khỏe của da đầu.
- Bệnh vẩy nến da đầulà một bệnh tự miễn, có thể gây viêm và tổn thương da đầu. Việc điều trị tập trung vào việc giảm viêm, làm dịu triệu chứng, kiểm soát sự phát triển quá mức của tế bào da, giảm nguy cơ tái phát.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp. Người bệnh có thể sử dụng dầu gội chứa acid salicylic phá vỡ các lớp ngoài của da, có thể giúp các loại thuố.c như corticosteroid trị vẩy nến thẩm thấu tốt hơn. Nên sử dụng dầu dừa, dầu oliu, hoặc các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ để dưỡng ẩm da đầu.
Nếu bạn không chắc chắn về tình trạng da đầu của mình hoặc nếu các triệu chứng kéo dài, gây khó chịu hoặc ngày càng nghiêm trọng, việc đi khám là cần thiết. Các chuyên gia da liễu có thể sử dụng các công cụ chẩn đoán, chẳng hạn như soi da đầu dưới kính hiển vi hoặc làm xét nghiệm sinh thiết da để phân biệt giữa gàu và bệnh vẩy nến, để có phác đồ điều trị thích hợp.
Một số bệnh gây bong da, đóng vảy vào mùa đông, khắc phục như thế nào? Da đóng vảy, khô, nứt bật má.u... vào mùa đông có thể là biểu hiện của một số bệnh ngoài da. Vậy những bệnh nào thường gây ra các biểu hiện này và có cách gì để khắc phục? Ngoài tình trạng da khô, một số bệnh ngoài da khiến da bong, đóng vảy khi thời tiết lạnh, hanh khô như: 1. Bệnh...