Mục tiêu ‘khó nói’ của ông Obama tại Trung Quốc
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiến hành cuộc gặp song phương hôm 12/11 bên lề Hội nghị Cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) được tổ chức tại Bắc Kinh…
… Nhằm thảo luận về các vấn đề “ nóng” giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tuy nhiên sự kiện này cũng bao hàm cả mục tiêu được cho là “khó nói” của ông Obama.
Tổng thống Obama (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (giữa) trao đổi
Theo đó, sau khi đảng Dân Chủ của ông Obama thất thế trước đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vừa qua, chuyến thăm tới 3 nước châu Á là Trung Quốc, Myanmar và Australia để tham dự APEC và hội nghị thượng đỉnh G20 đồng thời cũng là “liều thuốc thử” cho vai trò của ông Obama trên trường quốc tế trong 2 năm cuối nhiệm kỳ của vị tổng thống 53 tuổi.
Ernest Bower, chuyên gia về châu Á tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế tại Washington thẳng thắn nói: “Đây sẽ là một chuyến đi khó khăn của ngài Tổng thống”. Ông Bower cho biết các nhà lãnh đạo châu Á có thể nhìn nhận chuyến đi của ông Obama với câu hỏi: “Ông Obama sẽ là ai sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ?”.
James Goldgeier, hiệu trưởng trường Dịch vụ quốc tế thuộc Đại học Hoa Kỳ nhận định: “Tôi nghĩ điều quan trọng nhất trong chuyến thăm 3 nước châu Á với chặng dừng chân đầu tiên là Bắc Kinh của ông Obama cũng nhằm thể hiện với mọi người rằng ông ấy vẫn là Tổng thống Mỹ. Ông ấy vẫn là nhà lãnh đạo của cường quốc số một thế giới và muốn có cơ hội để nhắc nhở tất cả mọi người về điều này”.
Chuyến công du châu Á của ông Obama được công bố rõ ràng mục đích là nhằm đạt được thỏa thuận tự do thương mại. Tuy nhiên nhiều người nhìn nhận mục đích của chuyến thăm là nhằm cho thấy chiến lược “xoay trục sang châu Á” của Mỹ được công bố năm 2012 không hề bị bỏ ra bên lề bởi tình hình chiến sự ở Ukraine, cuộc chiến chống lại tổ chức Nhà nước hồi giáo (IS) tự xưng hay đại dịch Ebola đang hoành hành tại Tây Phi.
Cố vấn an ninh quốc gia Susan Rice từng phân tích: “Ngài Tổng thống vẫn duy trì cam kết với chiến lược tái cân bằng với châu Á và điều đó vẫn là trọng tâm trong suốt nhiệm kỳ thứ hai của ông”.
Hôm 11/11, trong bữa tối riêng kéo dài 5 tiếng (vượt 2 giờ so với dự định ban đầu) với ông Tập Cận Bình, Tổng thống Obama đã bày tỏ rằng ông muốn nâng mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ “lên một tầm cao mới”. Ông Obama nêu rõ: “Khi Mỹ và Trung Quốc có thể hợp tác hiệu quả cùng nhau thì cả thế giới sẽ được hưởng lợi”.
Video đang HOT
Nhưng Bắc Kinh vẫn luôn hoài nghi về ý định của ông Obama tại châu Á, khi chứng kiến việc ông dành nhiều nỗ lực để tăng cường quan hệ kinh tế với nhiều quốc gia khác trong khu vực châu Á như một cách để đối trọng với sự tăng trưởng không ngừng của kinh tế Trung Quốc.
Trả lời phỏng vấn hãng tin AP, Michael Green, nhà phân tích châu Á tại Trung tâm nghiên cứu chiến thuật và quốc tế nhìn nhận: “Tôi cho rằng sẽ có thêm căng thẳng với Trung Quốc trong những năm tới”. Ông Green cũng bổ sung rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể “cứng rắn hơn dự đoán” đối với Mỹ.
Theo Hà Linh
Theo AP, NBC
Tin tức
Nỗi lòng khó nói khi có chồng ở rể
Ai cũng nghĩ đến những bức bí của người chồng "chui gầm chạn", nào mấy người hiểu thấu tình cảnh "tiến thoái lưỡng nan" của người phụ nữ giữa một bên là nhà đẻ, một bên là chồng.
Ảnh minh họa
Lúc kết hôn, nhà chồng có định mua cho vợ chồng tôi căn nhà nhỏ để ở riêng. Nhưng "mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh". Tôi là con gái một trong gia đình nên phải có trách nhiệm chăm lo cho bố mẹ.
Bố mẹ tôi đã có tuổi nên đôi lúc hay trách giận. Đã thế, chồng tôi lại không thông cảm lại nghĩ bố mẹ bức bách mình. Cuộc chiến "ngầm" giữa bố mẹ vợ và con rể khiến tôi ở giữa nhiều phen đau đầu nhức óc.
Chẳng nói gì lớn, ngay chuyện vặt trong bữa ăn cũng khiến tôi khó xử. Tôi thường nấu món cá tẩm bổ cho bố mẹ. Chồng tôi lại ghét đặc mùi cá.
Đang trong bữa cơm anh nói "ngửi mùi cá đã ngán ăn". Bố mẹ vợ thi nhau quát con rể: "Mày không ngửi được thì xuống bếp mà ăn, ngồi đây làm gì". Tôi phải kéo tay chồng lên tầng để tránh cuộc xô xát lớn. Sau chuyện đó, vợ chồng tôi xin phép bố mẹ cho ăn riêng.
Tôi vẫn nấu cơm cho cả nhà. Song tới bữa cơm thì bố mẹ tôi ăn ở tầng một, vợ chồng tôi dọn cơm lên tầng hai. Nhiều lần bố mẹ tôi bảo: "Có miếng ngon con gái gắp hết cho thằng rể". Mặc dù, tôi đã cố gắng nấu hợp khẩu vị của bố mẹ và chồng. Tôi cũng chia đều thức ăn cho cả hai gia đình nhỏ.
Ăn riêng được gần một tháng, mỗi bữa bố mẹ tôi chỉ ăn nửa bát cơm, bỏ thừa thức ăn. Mẹ bảo tôi: "Bố mẹ buồn lắm, nuốt sao trôi, chỉ nghĩ tới con mà sống tiếp thôi".
Tôi khóc rất nhiều trước lời tâm tình của mẹ. Tôi nịnh ngon nịnh ngọt chồng ăn chung bữa với bố mẹ. Cả nhà ăn đầm ấm được thời gian ngắn. Sau cuộc chiến trách móc, xoi mói nhau lại tiếp diễn.
Công việc của tôi bận rộn nên đi làm về muộn. Bố mẹ tôi ở nhà rảnh rỗi thường dọn dẹp nhà cửa và đi chợ. Mỗi ngày đi chợ, mẹ tôi tự thưởng cho mình nửa tiếng "vạch lưng" con rể.
Mẹ tôi kể với mấy chị bán rau: "Con gái tôi lành quá mới bị nó cưỡi cổ. Về nhà nó chỉ nằm khèo ra, không chịu làm gì. Lười biếng không chấp nhận nổi".
Chẳng may, tiếng xấu đồn xa. Chồng tôi nghe được. Thua miếng khó chịu, anh đã đi phao tin với hàng xóm: "Mấy việc nhà thuê ôsin làm tí xong hết. Ông bà già lụ khụ "chém quăng buông rùi" thêm bừa bãi ra".
Thiên hạ được phen cười ầm về cuộc đấu ngôn của bố mẹ vợ và con rể. Chỉ khổ cho tôi phải đi chạy khắp để thanh minh về nỗi oan của các "bị đơn".
Nhưng nhiều lúc, tôi lỡ bênh chồng, bố tôi liền quát lên: "Sinh con gái khổ thế đấy, có chồng rồi liền quên phắt bố mẹ". Lúc tôi đứng về phía bố mẹ, chồng tôi giận dỗi: "Bố mẹ cô coi tôi chẳng bằng chó chui gầm chạn, tôi nhục quá, không thể sống nổi ở đây".
Chồng bắt tôi dọn ra khỏi nhà, nếu không, anh sẽ xin chuyển công tác vào văn phòng đại diện của công ty anh ở miền Trung. Tôi không thể để điều ấy xảy ra vì chúng tôi vẫn còn là vợ chồng son. Làm sao tôi sống cảnh Ngưu Lang - Chức Nữ được.
Tôi khóc lóc van xin chồng ở lại nhà. Thậm chí tôi còn cầm kéo định đâm vào tay nếu anh giữ nguyên ý định. Anh yêu tôi nên đã mủi lòng. Anh nín nhịn bố mẹ vợ cho "êm cửa êm nhà".
Cuối tuần trước sinh nhật chồng tôi. Anh mời vài người bạn về nhà uống rượu. Vì kế hoạch nảy sinh bất ngờ nên vợ chồng tôi chưa kịp xin phép bố mẹ. Đang lúc "chén anh chén chú", mẹ tôi bước xuống tầng nói móc: "Đàn đúm rượu chè là tài, chẳng được tích sự gì, ngữ ấy ra đường cạp đất mà ăn".
Xấu mặt với bạn bè, chồng tôi nổi khùng lên. Anh ném chai rượu vào tường nhà. Bố mẹ tôi giận lên tầng đóng kín cửa phòng lại. Một lúc sau, bố tôi đã gọi mấy người cháu họ đến để "dạy cho thằng con rể láo xược biết lễ độ".
Không ngờ chuyện bé lại xé ra to. Tôi phải mất mấy tiếng để giải thích cho các anh họ hiểu vấn đề. Họ thở dài ra về để người trong nhà "đóng cửa bảo nhau".
Ai dè, tôi chưa kịp làm hòa thì bố tôi đã vứt quần áo của con rể ra ngoài cửa. Chồng tôi nóng giận nói: "Ông nghĩ ông là cái đinh gì, tôi thương con gái ông nên mới ở lại". Chồng tôi bỏ tất cả quần áo vào valy để dọn ra khỏi nhà.
Tôi choáng váng ngất ngay xuống sàn lúc đó. Hôm sau, bác sĩ báo tôi đang mang thai. Nghĩ tới con tới cháu, bố mẹ tôi và chồng tôi đành "chín bỏ làm mười" vẫn ở cùng nhà nhưng "bằng mặt không bằng lòng".
Vì thế dăm bữa nửa tháng, tôi lại điên đầu nghe "ca nhạc trái yêu cầu" phát ra từ bố mẹ đẻ và chồng mình. Trong khi bản thân tôi thì bụng mang dạ chửa mệt mỏi. Tôi nên làm gì khi luôn phải là người đứng giữa này? Có chị em nào trong tình cảnh như tôi thì vào chia sẻ cho tôi một lối đi để đỡ stress hơn với!
Theo VNE
Trung Quốc sắp tung hạm đội "nhà máy lọc dầu trên biển" ra biển Đông Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quôc (CNOOC) thông báo vào hôm 8.8 cho biết đã hoàn tất công trình đóng tàu kho nổi FPSO thứ 17 mang tên Hải Dương 118 và dự kiến kho nổi chứa dầu này sẽ bắt đầu hoạt động vào cuối tháng 8. Hình ảnh tàu kho nổi Hải Dương 118 trong bản tin của...