Mục tiêu đối ngoại của Putin khi can thiệp quân sự vào Syria
Chiến dịch can thiệp tại Syria của Tổng thống Putin không chỉ giúp Nga biểu dương sức mạnh quân sự với cả thế giới. Nó còn giúp nước này giành được các mục tiêu đối ngoại ý nghĩa.
Song song với việc tung các chiến đấu cơ hiện đại nhất tới Syria, tiêu diệt các mục tiêu Nhà nước Hồi giáo (IS), chứng tỏ Nga vẫn luôn là một cường quốc quân sự đáng gờm, Tổng thống Putin còn đẩy mạnh các hoạt động động ngoại giao nhằm củng cố vị thế “tay chơi tầm cỡ” trên bàn cờ chính trị thế giới.
Tổng thống Nga Putin.
Theo đó, ông chủ Điện Kremlin đã thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao với phương Tây, nhấn mạnh về sự cần thiết của việc “xem nhau như là đồng minh trong một cuộc chiến chung” – cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố.
“Chúng tôi đang tiến gần tới việc trao đổi thông tin với các đối tác phương Tây của chúng tôi về vị trí và hoạt động của các chiến binh khủng bố. Đây chắc chắn là một bước đi đúng hướng. Điều quan trọng nhất là phải xem nhau là đồng minh trong một cuộc chiến chung”, ông chủ Điện Kremlin nhấn mạnh ngày 22.10.
Trong một động thái ngoại giao mới nhất, hôm nay (23.10), Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tổ chức cuộc gặp tại Vienna để thảo luận về vấn đề Syria và chiến dịch không kích chống IS của Moscow tại đây. Góp mặt trong sự kiện này, còn có cả những người đồng cấp của họ, đến từ Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ – vốn phản đối chính quyền Tổng thống Syria Bashar Assad mà Nga ủng hộ.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan từng lên tiếng bày tỏ quan ngại về các cuộc không kích của Nga tại Syria trong khi Thủ tướng nước này, ông Ahmet Davutoglu tuyên bố, quá trình chuyển đổi chính trị trong đó, Tổng thống Assad phải ra đi là cần thiết đối với Syria.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov (phải) và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm nay (23.10) gặp nhau tại Vienna để thảo luận về vấn đề Syria.
Phát biểu trước cuộc gặp tại Vienna, Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh, ông không chỉ muốn trực tiếp cung cấp thông tin về chiến dịch không kích của Nga nhằm chống lại các chiến binh IS tại Syria với những người đồng cấp của ông mà còn muốn thảo luận về tiến trình chính trị để chấm dứt cuộc xung đột đẫm máu vốn đã kéo dài gần 5 năm qua tại Syria.
Video đang HOT
Ngoài ra, ông Lavrov còn cho hay, Moscow đang rất muốn mời các nước khác trong khu vực để tham gia các cuộc đàm phán, đặc biệt là Iran – đồng minh lâu năm của chính quyền Assad. Ngoại trưởng Nga tuyên bố, Moscow tin rằng, việc giải quyết cuộc khủng hoảng Syria sẽ vẫn lân vào bế tắc nếu không có sự tham gia của Iran.
Trong khi đó, một tuyên bố của Điện Kremlin nhấn mạnh, Tổng thống Putin đã điện đàm với các lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, Ai Cập và Jordan trước khi cuộc gặp tại Vienna diễn ra.
Hãng tin AP dẫn lời giới quan sát phương Tây bình luận, Moscow rõ ràng đang ra sức thúc đẩy các cuộc đàm phán chính trị để bảo vệ chính quyền Assad cũng như các lợi ích của Nga trong khu vực. Khi quyết định tiến hành không kích tại Syria, mục tiêu của Tổng thống Putin rõ ràng là muốn hỗ trợ Tổng thống Assad và truyền đi thông điệp rằng, ông Assad không thể bị lật đổ bằng vũ lực.
Chuyến thăm Moscow bất ngờ của Tổng thống Assad tới Moscow hôm 20.10 để bày tỏ lòng biết ơn đối với Tổng thống Putin vì đã hỗ trợ nước này chống khủng bố được cho là càng củng cố lập luận trên.
Tổng thống Nga Putin (phải) bắt tay Tổng thống Syria Assad tại Điện Kremlin đêm 20.10 sau khi nhà lãnh đạo Syria bất ngờ đáp máy bay tới thăm Moscow. Theo Asia Times, ông Assad đã bay từ thủ đô Damascus tới Moscow bằng một phi cơ Nga.
Ngoài ra, một mục tiêu khác mà Tổng thống Putin hướng đến là thúc đẩy các cuộc đối thoại an ninh mang tầm cỡ quốc tế, trong đó Moscow phải được đối xử bình đẳng và ngang hàng. Moscow cũng hy vọng cải thiện quan hệ với phương Tây và chấm dứt việc Nga bị cô lập liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Theo Asia Times, Moscow dường như đã giành được chiến thắng rõ ràng trong nỗ lực thúc đẩy một chương trình nghị sự để giải quyết cuộc xung đột tại Syria và giành được các mục tiêu đối ngoại của nước này. Báo này nhấn mạnh, chỉ vài tuần trước, khi Nga chưa phát động chiến dịch không kích tại Syria, tuyên bố của Điện Kremlin về cuộc xung đột tại đất nước Trung Đông đã bị Mỹ và phương Tây làm ngơ.
Tuy nhiên, sau khi máy bay quân sự Nga bắt đầu oanh tạc trên bầu trời Syria, Moscow đã buộc các nước này phải lắng nghe quan điểm của họ về Syria, rằng Nga – “tay chơi tầm cỡ” toàn cầu – quyết tâm lập lại trật tự ở khu vực Trung Đông.
Theo Danviet
Tổng thống Putin bất ngờ chia sẻ về tuổi thơ dữ dội
Nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh, thời tuổi thơ dữ dội đã dạy ông bài học quý giá: Nếu đánh nhau là điều không thể tránh khỏi, thì phải ra đòn trước.
"Cách đây 50 năm, những con phố Leningrad dạy tôi một điều: Nếu buộc phải đánh nhau, thì hãy ra đòn trước", Business Insider dẫn lời tổng thống Putin
Tổng thống Putin tuyên bố, nếu buộc phải đánh nhau thì hãy ra đòn trước.
Tuyên bố của ông Putin được đưa ra tại Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai tại thành phố Sochi ngày 23.10.
Theo nhà báo Max Seddon của tờ BuzzFeed (Mỹ), ông Putin chia sẻ, ông từng trải qua thời tuổi thơ khó khăn, vất vả khi lớn lên ở khu ổ chuột của thành phố Leningrad.
Trước đây, ông chủ Điện Kremlin cũng từng chia sẻ về tuổi thơ khó khăn của mình. Theo trang web putin.kremlin.ru, trong một cuộc phỏng vấn, ông Putin kể: "Chúng tôi sống rất giản dị. Bữa cơm chỉ có súp bắp cải, món cốt lết, bánh pancake. Chỉ vào những ngày Chủ nhật hoặc ngày lễ, mẹ tôi mới làm món bánh bao nhồi nhân với bắp cải, thịt rất ngon và bánh tart pho mát".
Ngoài ra, do khi còn nhỏ, ông Putin là một cậu bé hiếu động, nghịch ngợm nên mẹ ông không cho ông học Judo. Mẹ ông sợ rằng, việc học võ sẽ khiến con trai mình gây thêm rắc rối, theo putin.kremlin.ru.
"Mỗi khi tôi đi tập (Judo), mẹ tôi sẽ càu nhàu rằng - thằng bé lại bắt đầu đi gây lộn, đánh nhau nữa đấy", ông Putin chia sẻ.
Mẹ nhà lãnh đạo Nga chỉ thay đổi thái độ với việc ông luyện tập Judo khi đích thân thầy giáo dạy môn võ này cho ông tới nhà thuyết phục.
Ông Putin cho biết, thầy giáo đã kể với bố mẹ ông về năng khiếu và thành tích mà ông đạt được trong môn Judo. Nhờ vậy, bố mẹ ông cuối cùng cũng chấp nhận để ông học môn võ này.
Nhà lãnh Nga cũng thừa nhận, thời thiếu niên, ông là một học trò hay gây rối, quậy phá chứ không phải là một cậu bé chăm chỉ, hiền lành.
Chân dung Tổng thống Putin thời trẻ.
Cô giáo từng dạy ông Putin thời trung học tên là Vera Gurevich chia sẻ: "Hồi học lớp 5, Putin là cậu học trò rất nghịch ngợm. Tuy nhiên, tôi tin rằng, cậu bé này rồi sẽ làm nên điều gì đó đặc biệt nên đã quan tâm đến Putin nhiều hơn, cố gắng tách cậu học trò khỏi các nhóm nam sinh đường phố quậy phá".
"Tôi nhận thấy, cậu học trò Putin rất thích học ngoại ngữ và học rất giỏi. Putin rất thông minh và có trí nhớ rất tốt. Tôi có thể nhận thấy, tiềm năng lẫn năng lượng bên trong con người cậu học trò của mình", cô Vera Gurevich cho hay.
Theo đó, nhà báo Max Seddon bình luận, những năm tháng tuổi thơ dữ dội đó dường như đã ảnh hưởng và góp phần hình thành tính cách cũng như thế giới quan của ông sau này, đặc biệt là liên quan đến các cuộc chiến - bao gồm cả cuộc chiến chống khủng bố hiện nay tại Syria.
Nga bắt đầu chiến dịch không kích nhằm tiêu diệt các chiến binh khủng bố Nhà nước Hồi giáo ở Syria kể từ ngày 30.9 theo đề nghị giúp đỡ của chính quyền Tổng thống Assad.
Lực lượng nổi dậy ở Syria, Mỹ và các đồng minh phương Tây của nước này cáo buộc chiến dịch không kích của Nga, kết hợp với các cuộc tấn công trên mặt đất của quân đội chính phủ Assad, không nhắm mục tiêu chính vào các chiến binh khủng bố IS.
Thay vào đó, chiến dịch không kích của Nga chủ yếu nhắm vào lực lượng nổi dậy ôn hòa, vốn được Mỹ và phương Tây hậu thuận đang chiến đấu chống lại chế độ Tổng thống Assad.
Moscow đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc trên đồng thời tuyên bố, sẽ tiếp tục mở rộng quy mô của cuộc chiến chống IS.
Kể từ ngày phát động chiến dịch không kích đến nay, chiến đấu cơ Nga đã không kích gần 830 lần, tiêu diệt hàng trăm chiến binh khủng bố, hàng chục sở chỉ huy, kho vũ khí, đạn dược và các cơ sở quân sự khác của các chiến binh khủng bố.
Nhờ sự hậu thuẫn trên không hiệu quả của chiến đấu cơ Nga, quân đội Syria dưới mặt đất dồn dập mở các đợt tấn công lớn, đẩy lùi lực lượng khủng bố trên chiến trường, giành lại các khu dân cư.
Theo Danviet
Sức mạnh tấn công của Trung Quốc sánh ngang Mỹ trong 5 năm Công nghệ quân sự, vũ khí của Trung Quốc được chú trọng đầu tư và đang có những bước phát triển tiệm cận với sức mạnh quân sự của Mỹ. Hải quân Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật trên biển. Ảnh: Sina Trong cuốn sách "Sức mạnh quân sự Trung Quốc: Đánh giá khả năng hiện nay và tương lai", chuyên gia...