Mực nhúng giấm gây thương nhớ
Mực nhúng giấm, món ăn không lạ của các địa phương xứ biển. Nhưng ở quán Nùng Cảnh (Bình Thuận), muốn ăn món này phải đặt trước và sau 16 giờ thì đóng cửa bất kể khách đông tới đâu.
Bị hụt ăn 1 lần nên lần này ra Bình Thuận, chúng tôi gọi điện thoại trước cho “thổ địa” dặn dò: “Nhớ đặt trước món mực nhúng giấm Nùng Cảnh nghen, đừng để tới rồi phải tiu nghỉu ra về như lần trước!”.
Quán nằm ở một làng chài hẻo lánh của thôn Hồng Chính, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình. Do nằm sát bờ biển nên mực được chủ quán mua ngay khi các thuyền vừa đánh bắt về. Các bạn thuyền đều là hàng xóm của chủ quán nên luôn ưu ái dành riêng cho mối quen những con mực ống hảo hạng nhất. Vì vậy, mực ở Nùng Cảnh lúc nào cũng to đùng, dày sực và tươi roi rói, đậm đặc mùi biển do “vớt ngay từ biển bỏ liền vào nồi” như cách ví von của chúng tôi.
Mực ống được cắt nhỏ rồi ướp với các loại gia vị cho thấm. Nồi nước dùng là các nguyên liệu: Giấm, hành tím, nước đường, nước mắm… được pha chế rất vừa miệng. Dọn lên cùng bếp gas nên nước dùng lúc nào cũng sôi sùng sục, gắp miếng mực trong veo, nhúng vào 1 giây đã săn lại, chuyển màu trắng đục, cắn thử một miếng, giòn sựt, thơm nức. Nhưng ăn đúng điệu thì phải cuốn mực với bánh tráng, rau thơm, dưa leo và bún tươi, chấm với nước mắm chua ngọt hoặc nước mắm nhỉ giằm ớt thật cay.
Dưa leo và rau thơm ở đây cũng khác biệt. Do được trồng ở đất cát nên trái dưa nhỏ nhưng giòn và ngọt. Cọng rau thơm cũng nhỏ xíu nhưng có mùi thơm nồng và vị rất đậm.
Quán nằm sát biển. Bên bờ biển lộng gió, gắp miếng mực dày cơm, tươi rói nhúng vào nồi nước giấm đang bốc khói nghi ngút rồi cuốn cuốn, chấm chấm, nhai nhai… Mùi biển, mùi gió, mùi nắng quyện vào thức ăn, hòa vào không gian, tan vào trong miệng. Thức ăn thỏa mãn vị giác, mùi biển xoa dịu tâm hồn, ngồi ở Nùng Cảnh chỉ một lần nhưng sướng tới mức cứ gây thương nhớ hoài để nhắc tới thì nước miếng lại tứa ra…
Vì món ăn gây thương nhớ nên dù quán nằm ở chốn hẻo lánh nhưng không lúc nào vắng khách. Đặc biệt, chủ quán này là 2 người đàn ông, gồm cha và con trai. Khi đông khách quá thì có thêm cô con dâu đến phụ. Khi được hỏi sao quán lúc nào cũng đông khách mà đóng cửa sớm, ông chủ giải thích nhà không có người, đóng cửa dọn dẹp, nghỉ ngơi lấy sức để hôm sau còn dậy sớm ra biển lựa mực ngon về bán tiếp.
Theo NLĐ
Video đang HOT
Tai mũi heo phá lấu
Phá lấu là món ăn được nhiều người yêu thích, thịt bóng đẹp, mềm, thơm mùi xá xíu không gắt. Thịt có màu đỏ cam rất tươi. Thịt phá lấu dùng ăn với bánh mì nóng giòn cùng nước sốt cho ớt cắt lát vào chấm rất ngon.
Nguyên liệu làm tai mũi heo phá lấu
Tai heo, mũi heo 1 kg
Dừa xiêm 1 trái
Tỏi 2 củ
Hành tím 4 củ
Đường trắng 1 muỗng canh
Hạt nêm 1 muỗng canh
Giấm 2 muỗng canh
Dầu ăn 2 muỗng canh
Bột xá xíu 2 muỗng canh
Ớt 2 trái
Dưa leo 1 trái
Nước tương 2 muỗng canh
Thực hiện
Bước 1: Thịt sơ chế sạch với muối và giấm, cắt thành miếng (không nhỏ). Sau đó trụng qua nước sôi khoảng 5 phút, vớt ra rửa lại, để ráo.
Bước 2: Để thịt vào hộp đựng lớn (âu, thố), rồi cho bột xá xíu, hạt nêm, đường, dầu ăn, hành tỏi băm vào dùng tay (mang bao tay) bóp xoa đều thịt cho thấm đều gia vị, đậy nắp hộp. Ướp trong vài giờ hoặc qua đêm trong ngăn mát tủ lạnh.
Bước 3: Sau đó cho thịt vào nồi hoặc chảo lớn xào cho thấm, kế đến đổ hết nước 1 trái dừa vào (nước dừa sâm sấp mặt thịt, nếu thiếu thì cho ít nước sôi vào). Cứ nấu như vậy và lâu lâu trở mặt thịt, lúc này nêm nếm lại gia vị theo ý (mặn hoặc ngọt) với lửa vừa. Cứ nấu như vậy cho đến khi nước cạn sền sệt (còn khoảng 1/2 chén ăn cơm nước).
Bước 4: Thành phẩm: thịt bóng đẹp, mềm, thơm mùi xá xíu không gắt. Thịt có màu đỏ cam rất tươi. Thịt phá lấu dùng ăn với bánh mì nóng giòn cùng nước sốt cho ớt cắt lát vào chấm rất ngon.
Theo Quatangcuocsong
Canh rau má Canh rau má thanh mát giúp thanh nhiệt cơ thể. Chắc chắn sẽ mang lại cho bạn cảm giác thanh mát trong những bữa cơm dưới tiết trời oi bức. Nguyên liệu làm canh rau má (cho 4 Phần ăn) Tôm tươi 3 con Hành lá 2 nhánh Tỏi băm 2 muỗng cà phê Rau má 300 gr Muối 2/3 muỗng cà phê...