Mức lương của nhân lực nước ngoài chủ chốt trong Big Tech
Các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Mỹ đạt doanh thu khổng lồ giữa đại dịch, giúp nhân lực cũng có mức lương và chế độ đãi ngộ cao.
Các doanh nghiệp tại Mỹ được yêu cầu cung cấp thông tin, bao gồm cả mức lương, khi thuê nhân công nước ngoài sử dụng visa H1-B. Dữ liệu từ Văn phòng Chứng nhận Lao động Nước ngoài của Mỹ đã cho thấy mức lương hàng năm của những người nước ngoài đóng vai trò chủ chốt trong nhóm doanh nghiệp công nghệ hàng đầu nước Mỹ hiện nay.
Google thường được ca ngợi là một trong những môi trường làm việc tốt nhất thế giới, kèm theo nhiều khoản lương thưởng và phúc lợi hàng đầu trong Big Tech.
Bên ngoài một văn phòng của Google tại bang California, Mỹ.
Một kỹ sư phần mềm có thể nhận lương 353.000 USD mỗi năm, phó chủ tịch phụ trách kỹ thuật có lương 475.000 USD, trong khi một phó chủ tịch cấp cao vừa được trả lương 650.000 USD. Nền tảng Cloud của Google cũng đang tích cực xây dựng nguồn nhân lực với mức lương không nhỏ để đối đầu với các đối thủ như Amazon Web Services và Microsoft Azure.
Nhân lực đám mây của Amazon: 91.000 – 185.000 USD/năm
Mảng kinh doanh đám mây của Amazon đang liên tục tìm kiếm nhân tài trong lĩnh vực kỹ thuật và kinh doanh.
Dữ liệu từ hơn 200 visa H1-B được Amazon đăng ký trong 6 tháng đầu năm nay cho thấy mức lương cụ thể của các nhà phát triển phần mềm, chuyên gia dữ liệu, người bán hàng và phân tích kinh doanh. Mức lương có thể dao động từ 90.800 USD/năm đến 185.000 USD, tùy thuộc vào kỹ năng và vị trí làm việc.
Video đang HOT
Chuyên gia marketing Apple: 325.000 USD/năm
Các chương trình quảng cáo của Apple gần như đã trở thành huyền thoại, trong đó nỗ lực marketing luôn gắn chặt với thành công của tập đoàn. Nhà sản xuất iPhone thường xuyên thu hút sự chú ý nhờ những chiến dịch quảng cáo không khác gì các bộ phim bom tấn.
Quản lý marketing của Apple có thể mang về 240.000 USD mỗi năm, trong khi giám đốc marketing có thu nhập khoảng 325.000 USD.
Kỹ sư phần mềm, quản lý bán hàng có lương cao nhất Microsoft
Dữ liệu từ 1.400 nhân lực nước ngoài của Microsoft cho thấy những vị trí có lương cao nhất gồm kỹ sư phần mềm, quản lý bán hàng và nhà nghiên cứu với thu nhập hàng năm trên 175.000 USD.
Bên ngoài văn phòng Microsoft ở thành phố New York, Mỹ.
Khảo sát nội bộ của Microsoft năm 2020 cho thấy 55% nhân viên nói rằng lương thưởng và chế độ đãi ngộ của họ có tính cạnh tranh với những công việc tương tự tại các công ty khác, giảm xuống so với mức 65% vào năm 2017.
Quản lý kỹ thuật của Intel: Hơn 300.000 USD/năm
Intel đang vật lộn với tốc độ tăng trưởng chậm dần và lợi nhuận ngày càng nhỏ, trong khi phải cạnh tranh với những đối thủ mạnh như TSMC, AMD và Nvidia. Họ cũng bị cuốn vào tình trạng thiếu hụt chip silicon, trong khi những khách hàng lâu năm như Apple đang chuyển sang tự thiết kế chip.
Điều đó khiến Intel phải dựa vào các nhà khoa học và nghiên cứu, cũng như kỹ sư phần cứng và phần mềm để duy trì sức cạnh tranh.
Nhân viên IBM: 335.000 USD/năm
Dưới sự điều hành của CEO Arvind Krishna, IBM đang tìm cách thâm nhập thị trường tính toán đám mây, vốn là sân chơi của Amazon, Microsoft, Alibaba và Google.
Việc tập đoàn này mua lại công ty phần mềm nguồn mở Red Hat với giá 34 tỷ USD hồi năm 2019 được coi là thời khắc quan trọng, cho thấy IBM đánh cược vào công nghệ đám mây hỗn hợp và AI. Một phần chiến lược của IBM là xây dựng đội ngũ nhân lực 350.000 người để bổ sung tài năng cho lĩnh vực đám mây và AI, cũng như cố vấn và phân tích kinh doanh.
Dữ liệu từ 241 người nước ngoài làm việc tại Mỹ cho IBM cho thấy nhân viên cao nhất có thể thu về khoảng 335.000 USD mỗi năm, chưa tính đến thưởng và phụ cấp.
Bitcoin vọt lên 43.000 USD, sẽ thiết lập vùng kháng cự mới?
Vùng kháng cự cũ 38.000 USD của Bitcoin đã bị bẻ gãy trong cơn sốt của các nhà đầu tư để tạo ra đỉnh mới, kể từ tháng 5 đến nay.
Kể từ tháng 5, sau lệnh trấn áp tiền ảo của Trung Quốc, Bitcoin đã có một đợt lao dốc khá mạnh và nhiều lần thủng vùng hỗ trợ cứng. Tuy nhiên, sau khi Trung Quốc bắt đầu chuyển hướng trấn áp các Big Tech nước này, thị trường tiền ảo bắt đầu ghi nhận sự hồi phục mạnh mẽ.
Kết quả là Bitcoin đã tiến đến ngưỡng 43.000 USD (7%) trong sáng ngày 7/8, mức cao nhất kể từ đợt suy giảm hồi tháng 5 đến nay.
Bitcoin đã trở lại vùng giá cao nhất kể từ tháng 5 sau đợt trấn áp của Trung Quốc.
Đà tăng này đã kéo theo sắc xanh nhuộm kín thị trường tiền ảo với các đồng Ethereum (5%), Binance Coin (4%), ADA (5%), XRP (4%) tăng giá mạnh không kém. Toàn thị trường tiền ảo đã thiết lập mức vốn hóa mới 1.760 tỷ USD, tăng 6% so với một ngày trước đó.
Hiện tại, đà tăng của Bitcoin được cho là nhờ bản cập nhật London của đồng Ethereum kéo khối lượng giao dịch tăng mạnh. Phân tích kỹ thuật, nhiều nhà đầu tư nhận thấy rằng, xu hướng bò (bullish) đã trở lại sau một thời gian dài tích lũy. Bullish là trạng thái thị trường đi lên do cung vượt quá cầu.
Sự đi lên của Bitcoin kéo cả thị trường tiền ảo cũng đi lên.
Nếu tiếp tục giữ được vùng 42.000 USD trong thời gian tới, ngưỡng kháng cự mới được thiết lập của Bitcoin rất có thể sẽ là vùng 50.000 - 55.000 USD.
Chỉ số tham lam và sợ của thị trường (Crypto Fear & Greed Index) hiện cũng đã đảo ngược từ trạng thái trung tính (52 điểm) sang tham lam (69 điểm). Đây là một chỉ dấu cho thấy các nhà đầu tư đang rơi vào trạng thái lo sợ bỏ lỡ cơ hội (FOMO) và có thể đổ xô vào đu đỉnh ngay ở thời điểm này.
Google tự xây dựng bộ vi xử lý smartphone riêng Đây là ví dụ mới về việc một công ty Big Tech tự sản xuất chip của riêng mình thay vì dựa vào nhà sản xuất chip truyền thống như Qualcomm hoặc Intel. Google Tensor Theo CNBC, Google hôm 2.8 công bố sẽ xây dựng bộ xử lý điện thoại thông minh riêng gọi là Google Tensor, để cung cấp năng lượng cho...