Mùa xuân kể chuyện thanh xuân của thầy Huấn ở Cao Bằng

Theo dõi VGT trên

Dù phải trèo đèo, lội suối, bám trụ trên các bản làng xa xôi hẻo lánh, song những giáo viên như thầy Đinh Văn Huấn vẫn kiên trì bám trường vì sự nghiệp “trồng người”, đem con chữ đến với con em đồng bào dân tộc thiểu số.

Thầy Đinh Văn Huấn – giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Mai Long, Nguyên Bình ( Cao Bằng) tâm sự là giáo viên công việc vốn đã gặp nhiều áp lực, vất vả nhưng giáo viên công tác ở vùng sâu vùng xa còn gặp khó khăn hơn bội phần.

“Bản thân tôi cùng các đồng nghiệp đang công tác tại trường PTDTBT THCS Mai Long cũng không phải là ngoại lệ. Nơi tôi đang công tác là địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn nhất của huyện nhà, cách trung tâm huyện lị chỉ hơn 50km nhưng phải mất hơn 2 giờ đi xe máy đủ nói lên những khó khăn của con đường đến nơi làm việc.

Những năm đầu khi mới nhận công tác, địa phương chưa có điện, không sóng điện thoại, cuộc sống hàng ngày và công việc gặp muôn vàn khó khăn vất vả.

Bằng sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tinh thần đoàn kết, lòng yêu nghề và cũng bởi nơi đây, tôi thấy ấm lòng hơn khi nhìn những ánh mắt biết nói của học trò, những nụ cười thân thương của các em làm chúng tôi quên đi bao mệt mỏi của bộn bề công việc, những lo toan trong cuộc sống hàng ngày.

Chính các em học sinh với tinh thần ham học, khát khao tri thức đã thôi thúc tôi tiếp tục phấn đấu, vượt mọi khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ”, thầy Huấn chia sẻ.

Mùa xuân kể chuyện thanh xuân của thầy Huấn ở Cao Bằng - Hình 1

Năm 2020 thầy Đinh Văn Huấn được vinh danh một trong số 63 giáo viên tiêu biểu người dân tộc thiểu số.

Học sinh của thầy Huấn đa số là những em hoàn cảnh rất khó khăn. Thấu hiểu được điều đó, năm nào thầy Huấn cũng tìm các nhà tài trợ gạo, thịt gói bánh để tổ chức cho học sinh thi gói bánh chưng vừa là hoạt động trải nghiệm vừa làm bữa cơm tất niên ngày cuối năm, động viên các em sau một năm học vất vả.

Mùa xuân kể chuyện thanh xuân của thầy Huấn ở Cao Bằng - Hình 2

Học sinh trường thầy Huấn trong cuộc thi gói bánh chưng ngày cuối năm.

Hai vợ chồng thầy Huấn đều làm nghề giáo, thu nhập còn nhiều hạn hẹp, bản thân thầy lại công tác xa nhà, không có nhiều thời gian để chăm lo cho gia đình. Thầy đi làm cách nhà 60km, đường đi lại rất khó, không thể đi lại trong ngày.

Sau hơn 11 năm công tác tại ngôi trường Mai Long, thầy Huấn có rất nhiều kỉ niệm với học trò nhưng điều thầy nhớ nhất đó là trường hợp của em học sinh Nông Thị Nguyệt (hiện đang học lớp 10).

Năm 2015, bố mẹ em mất vì ta.i nạ.n xe máy, lúc ấy em đang học tiểu học nhưng sống ở trên trường cấp 2 cùng chị gái ruột học lớp 9. Nhà em ở xa không thể đi lại nên nhà trường tạo điều kiện cho em ăn ở cùng chị gái để tiện học ở trường tiểu học.

Video đang HOT

“Tiếng khóc xé lòng của Nguyệt trong chiều nghe tin bố mẹ qua đời vẫn in đậm trong tâm trí tôi đến tận giờ. Sau cú sốc đó, tôi động viên Nguyệt hãy tiếp tục đến trường.

Một thời gian sau chị gái Nguyệt ra trường để lại trong em bao khoảng trống. Bố mẹ đã mất, em ủ rũ một mình, hay khóc và xúc động khi nhắc tới gia đình.

Để giúp em cố gắng trong học tập và cuộc sống, vượt qua nỗi đau, tôi vừa là người thầy cũng vừa là người thân gần gũi, chia sẻ và động viên em.

Để giúp đỡ em tiến bộ trong học tập và có hướng phấn đấu trong tương lai (vì sau khi học xong cấp THCS em rất ít có điều kiện đi học THPT) tôi đã định hướng cho em học xong THCS thì cố thi bằng được vào trường nội trú tỉnh ngay từ năm học lớp 6.

Ngày kết thúc chương trình lớp 9, đưa em ra ngoài thị trấn để thi vào cấp 3 lòng tôi rối bời vì sức học của em cũng chỉ ở mức khá của vùng 3, để thi đỗ nội trú tỉnh phải cố gắng thật nhiều.

Và rồi niềm vui không có gì diễn tả nổi, ngày nhận kết quả em chính thức đỗ trường nội trú của tỉnh, tôi đã khóc vì xúc động, vì sau bao nỗ lực cô học trò nhỏ của tôi cũng có được kết quả mong đợi”, thầy Huấn nhớ lại.

Mùa xuân kể chuyện thanh xuân của thầy Huấn ở Cao Bằng - Hình 3

Thầy Huấn bên các học sinh của mình.

Năm học này Nguyệt đã phải xa trường Mai Long, xa người thầy dạy dỗ em từng ngày để tiếp tục cuộc sống ở kí túc cùng bạn bè và các thầy cô giáo mới. Xa cô học trò nhỏ mà mình dày công dạy dỗ, dù buồn nhưng thầy Huấn cảm thấy an tâm hơn bởi ít ra em sẽ không phải lo cơm áo gạo tiề.n và cuộc sống thuê trọ để đi học cấp 3 nữa.

Thật đáng trân trọng những con người, những tấm lòng vì sự nghiệp giáo dục vùng cao, kiên trì bám trụ gieo mầm tri thức, nuôi dưỡng ước mơ cho các em học sinh như thầy Huấn ở Cao Bằng.

Những thành tích của thầy Đinh Văn Huấn trong ngành giáo dục:
- Bằng khen Ban Chấp Hành Trung Ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh về việc khen thưởng các cá nhân đạt thành tích xuất sắc tại Trại huấn luyện Kim Đồng toàn quốc năm 2017

- Bằng khen của LĐLĐ tỉnh Cao Bằng về việc khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh năm học 2018 – 2019

- Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước nhân dịp Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Cao Bằng lần thứ III năm 2019

- Bằng khen Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về việc khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua ” Đổi mới và sáng tạo trong dạy và học” năm học 2028 – 2019
- Bằng khen Ban Chấp Hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Cao Bằng về việc khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác Đội và phong trào thiếu nhi các năm học: 2016 – 2017, 2017 – 2018, 2018 – 2019, 2019 – 2020

- Chiến sĩ thi đua cơ sở các năm học: 2016-2017, 2017-2018, 2018 – 2019, 2019 – 2020

- Giáo viên dạy giỏi cấp huyện môn Ngữ văn các năm học: 2014 – 2015, 2016 – 2017, 2018 – 2019

- Giáo viên – TPT Đội giỏi cấp tỉnh năm hoc 2011- 2012, 2015- 2016

- Danh hiệu Huấn luyện viên cấp I Trung ương năm 2017

- Đạt giả.i thưởn.g “Cánh én hồng năm 2020″

- Bằng khen của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam về việc khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh năm học 2019 – 2020

- Bằng khen của Ban Chấp Hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Cao Bằng về việc khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động công tác Đội

- Bằng khen Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng Nhà nước giai đoạn 2010 – 2020

- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về việc khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục học sinh tại các vùngbiên giới, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn”

- Bằng khen của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam về việc khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục thế hệ trẻ

- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về việc khen thưởng Giáo viên Tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh tiêu biểu xuất sắc đạt giả.i thưởn.g “Cánh én hồng” năm 2020.

Chắt chiu yêu thương từ gian khó

Nằm cheo leo bên sườn núi, ngày ngày các bạn nhỏ người Mông ở điểm trường Pác Ruộc (Cao Bằng) vẫn say mê học chữ. Những đứ.a tr.ẻ ấy cơm chưa đủ ăn, áo chưa đủ mặc nhưng vẫn mong được đi học để thay đổi cuộc sống...

Băng rừng, vượt sông đến lớp

Cao Bằng là một trong những tỉnh nghèo, còn Bảo Lâm là huyện miền núi xa nhất của địa phương này. Mỗi ngày, cô và trò ở điểm trường Pác Ruộc (thuộc Trường Tiểu học Lý Bôn) phải nín thở đi qua cầu treo Nà Tốm vượt sông Gâm, sau đó lại men theo những con đường uốn lượn theo vách đá lên núi để đến lớp.

Theo tâm sự của cô giáo Nông Thị Hương, cuộc sống của đồng bào nơi đây còn nhiều vất vả nên hành trình mang con chữ lên non càng gian nan bội phần. Những ngày đầu nhận công tác, cô không khỏi băn khoăn, lo lắng vì cuộc sống nơi đây quá khắc nghiệt, đường sá hiểm trở. Thế nhưng, càng tiếp xúc với học sinh vùng cao, cô càng thấy gắn bó và yêu thương các em. Đến nay, cô Hương là chủ nhiệm của lớp mầm non với 19 học sinh ở độ tuổ.i 3,4,5.

"Khó khăn nhất là bất đồng ngôn ngữ giữa cô với trò, với phụ huynh", cô Hương nhỏ nhẹ cho biết, vì cô là người dân tộc Tày trong khi tất cả các bạn trong lớp lại là người Mông. Chỉ tay lên sườn núi cao, thấp thoáng lô nhô những ngôi nhà lợp mái xi măng, cô Hương nói: "Trên đó là nhà của các con, ở lớp có bạn phải đi học 4km, toàn leo dốc đường trơn trượt và đồi núi đá. Mùa mưa xuống, cứ đến lớp là các bạn quần áo dính đầy bùn đất", cô Hương chia sẻ.

Chắt chiu yêu thương từ gian khó - Hình 1

Điểm trường Pác Ruộc (thuộc Trường Tiểu học Lý Bôn, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng) nằm lấp ló ở lưng chừng núi. Ảnh: Cao Tuân

Giờ buổi trưa, tranh thủ lúc các con ngủ, cô Hương lau dọn những vật dụng đồ chơi ngoài trời, xếp dép, giặt khăn, thu dọn lốp xe máy cũ. Rồi cô buộc những cây tre để làm cầu khỉ, như ở miền Tây sông nước cho các con chơi sau khi thức giấc.

Cô tâm sự: "Người dân nơi đây có thể còn nghèo về cái ăn cái mặc nhưng họ thương giáo viên lắm, từng bó củi, quả trứng gà bà con cũng sẻ chia. Chính những tình cảm yêu thương nồng hậu đó khiến mình thấy sự nghiệp gieo con chữ nơi rẻo cao này ý nghĩa hơn".

Khát vọng gieo con chữ chốn thâm sơn

Phía trên lớp mầm non là lớp 1 với từng góc học tập được sắp xếp ngăn nắp. Từng chiếc chổi, giẻ lau bảng, bát nhựa đựng phấn, cục tẩy được đựng và treo ngay ngắn trong phòng học. Do chưa có điều kiện nên cả lớp cùng chung một bát phấn với đủ màu sắc.

Lúc chúng tôi đến là buổi trưa, nhóm học sinh đang mở những chiếc cặp lồng bằng sắt, nhựa hoặc túi nilon đựng cơm ra ăn. Bữa ăn phần lớn là cơm trắng, muối trắng và trứng rán; một số bạn khác thì ăn cơm trắng cùng trứng xào mỳ tôm.

Cô giáo Lý Thị Mến, người đã 20 năm gắn bó với điểm trường Pác Ruộc tâm sự: "Học sinh ở đây không có bán trú nên vất vả lắm, có bạn toàn mang cơm và muối vừng lên lớp. Chưa kể, ở đây nước sinh hoạt phải bắc ống dẫn xin của dân. Nhưng nguồn nước này nhiễm đá vôi nên không đảm bảo. Chúng tôi dự định sau này sẽ góp tiề.n mua một chiếc máy lọc nước để các con uống cho sạch".

"Ngày trước không có cầu qua sông, mọi người phải đi mảng (nhiều cây tre hoặc nứa ghép, buộc chặt vào nhau thành mảng). Mùa lũ tháng 5, tháng 6, mỗi lần sang sông, ai nấy đều sợ hãi. Có lần cô Yên bị rơi xuống sông, may có người phát hiện kịp thời và cứu", cô Mến nhớ lại.

Người bị rơi xuống sông được cô Mến vừa nhắc đến là cô giáo Tô Thị Yên. Trò chuyện với chúng tôi, cô Yên run run kể: "Hôm đó mình phải đi mảng qua sông sang trường, đến giữa dòng thì va vào tảng đá và rơi xuống sông. May lúc đó có học sinh đi qua nhìn thấy vội gọi người đến kéo lên bờ...".

Theo tâm sự của các cô ở điểm trường Pác Ruộc, do phần lớn học sinh là người Mông nhỏ tuổ.i, không biết tiếng phổ thông, đến mùa vụ lại bỏ học theo bố mẹ lên nương rẫy nên cứ thỉnh thoảng các cô lại phải cắt cử nhau đi tìm... trò. Từ những đôi chân trần quanh năm nương rẫy đến những đôi chân được trang bị dép tổ ong để đến trường kiếm con chữ cũng là kỳ tích đối với các bạn nhỏ vùng cao.

Không chỉ dạy chữ, giáo viên còn dạy các em cả kiến thức về an ninh, chủ quyền biên giới, lãnh thổ quốc gia. Ánh mắt cô Yên bỗng sáng lên khi nhắc về một học sinh lớp 3 nhà có 7 chị em, thiếu gạo ăn nhưng vẫn đến lớp không vắng buổi nào. Hạnh phúc của các cô đôi khi chỉ là lúc điểm danh đầu buổi, lớp học không vắng học sinh nào...

Cao Bằng vẫn còn nhiều lắm những trường học vùng cao khó khăn, những điểm trường heo hút, nhưng ánh sáng con chữ vẫn luôn nảy nở từng ngày ở Pác Ruộc. Con đường đến các điểm trường ở Lý Pôn vẫn còn đó những dốc núi cheo leo, những vùng đất khô cằn sỏi đá... Nhưng những khó khăn ấy không làm cằn cỗi mầm chữ vùng cao mà sự học vẫn đang nảy nở từng ngày. Chỉ một nắm rau rừng mà phụ huynh gửi tặng nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam cũng đủ để những giáo viên bám bản như cô Hương, cô Mến, cô Yên... chấp nhận mọi vất vả, tiếp tục chắt chiu yêu thương để mang ánh sáng tri thức đến với học sinh chốn thâm sơn.

Thầy giáo Lương Hà Lý, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lý Bôn chia sẻ: "Từ nhà đến trường rất xa nên buổi trưa, các em được ở lại trường cho đỡ vất vả. Do ở đây học sinh còn nhiều thiếu thốn nên mỗi khi có cơ hội, nhà trường đều xin quần áo, sách vở, giày dép cho các em. Tuổ.i thơ những đứ.a tr.ẻ vùng cao bị cuốn theo vòng mưu sinh của gia đình khó khăn nên giấc mơ của các em cũng trở nên mộc mạc hơn bao giờ hết. Các em chỉ mong tiếp tục được đi học, để thoát khỏi nghèo đói bủa vây bao đời nay".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Primmy Trương lần đầu khoe diện mạo quý tử, được nhận xét là "phiên bản mini" của Phan Thành
18:12:42 05/10/2024
Vụ Phan Đạt đăng đàn tố đồng nghiệp: Phương Lan xin lỗi, làm rõ thái độ với 3 sao Vbiz
16:46:10 05/10/2024
Team Quang Linh lại có biến, 1 thành viên tỏ thái độ, bằng mặt không bằng lòng?
17:31:55 05/10/2024
Thiên Sứ Tội Lỗi lại gây phẫn nộ vì tình tiết dung tục, Baifern Pimchanok sao nhận phim rẻ tiề.n thế này?
17:12:20 05/10/2024
Clip Hoa hậu Quế Anh ngập ngừng vì bị ông Nawat chất vấn trực tiếp
17:33:51 05/10/2024
Mailisa từ chối mua kim cương bà Hằng, chi gấp đôi đối phương để từ thiện bão lũ
17:01:00 05/10/2024
Xôn xao ảnh ngôi mộ chú cún mang họ Nguyễn, 7 triệu người tràn vào tranh luận
18:22:09 05/10/2024
Phạm Văn Phương bỏ lỡ lễ trao giải vì chăm con đi thi
19:35:26 05/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Thảm đỏ chung kết Miss Cosmo 2024: H'Hen Niê đọ sắc với Miss Universe, 1 nàng hậu sắp lên xe hoa lộ diện

Sao việt

22:48:44 05/10/2024
Thảm đỏ chung kết Miss Cosmo 2024 còn chứng kiến màn đổ bộ của loạt người đẹp khác như Khánh Vân, Lệ Hằng, Thảo Nhi Lê, Bảo Ngọc, Thủy Tiên,...

Dàn mỹ nhân bóng đá Việt Nam, Philippines, Trung Quốc đọ sắc với hoa hậu Ngọc Hân, ai xinh đẹp nhất?

Netizen

22:24:34 05/10/2024
Dàn cầu thủ diện áo dài Việt Nam và chụp ảnh tại các địa điểm đẹp tại Hà Nội. Giải đấu có 4 đội bóng tham dự gồm CLB nữ Thái Nguyên T&T, CLB nữ Hà Nội, Manila Digger FC (Philippines) và Bắc Kinh FC (Trung Quốc)

Trò cưng ông Troussier chật vật ở tuyển Việt Nam mới

Sao thể thao

21:53:37 05/10/2024
Nửa năm sau khi HLV Philippe Troussier ra đi, Nguyễn Thái Sơn không còn là bất khả xâm phạm ở đội tuyển Việt Nam.

Né thuế quan, Trung Quốc đang 'rải' nhà máy khắp thế giới

Thế giới

21:40:37 05/10/2024
Thủ tướng Italy Giorgia Meloni đã ký một biên bản ghi nhớ hợp tác công nghiệp trong chuyến thăm của bà vào tháng 7, liên quan đến cả xe điện và năng lượng tái tạo.

Triệu Lệ Dĩnh che giấu 2 bí mật 'xấu hổ', ngôi Thị hậu sắp 'ngã ngựa"?

Sao châu á

21:31:55 05/10/2024
Triệu Lệ Dĩnh mới giành ngôi Thị hậu Phi Thiên cách đây không lâu nhờ vai Hứa Bán Hạ trong phim truyền hình chính kịch Gió thổi bán hạ . Đây là sự công nhận rất lớn dành cho sự kính nghiệp, cũng như những nỗ lực của cô trong việc chuyển...

Leonardo DiCaprio hạnh phúc bên bạn gái siêu mẫu kém 23 tuổ.i

Sao âu mỹ

21:08:33 05/10/2024
Leonardo DiCaprio được nhìn thấy đang âu yếm bạn gái siêu mẫu Vittoria Ceretti trên một ban công đẹp như tranh vẽ ở Rome.

'Nữ hoàng vai phụ' Thụy Mười tiết lộ bạn diễn nam ăn ý nhất trong nghề

Tv show

20:58:06 05/10/2024
Trong chương trình Kính đa chiều , nghệ sĩ Thụy Mười thẳng thắn chia sẻ quan điểm của mình về vai trò của bạn diễn trên sân khấu.

Phim điện ảnh mới chưa thể ra rạp, Thúy Diễm nói gì?

Hậu trường phim

20:55:21 05/10/2024
Trước thông tin tác phẩm điện ảnh Bà già đi bụi chưa thể công chiếu rộng rãi, Thúy Diễm nói cô có chút tiếc nuối và mong có một phép màu cho phim.

Lisa bị giễu cợt

Nhạc quốc tế

19:47:14 05/10/2024
Việc chế giễu Lisa vì cô gửi đề cử cho Grammy là hành động độc hại , chỉ nhằm hạ bệ nghệ sĩ. Năm qua, Lisa phá vỡ nhiều kỷ lục âm nhạc ấn tượng, dẫn đầu trong dàn nghệ sĩ nữ solo của Kpop.

Vĩnh Long: Chủ trại hòm livestream, xúc phạm trụ trì bị phạt 15 triệu đồng

Xã hội

19:43:44 05/10/2024
Cho rằng trụ trì ở Vĩnh Long làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của mình, ông L.H.N đã đến chùa tìm để hỏi cho ra lẽ. Không gặp được trụ trì, người này ra cổng livestream với câu từ khó nghe.

Thực đơn 3 món hao cơm dễ nấu trong mùa thu, có món dưỡng ẩm bổ phổi lại giúp tiêu hóa tốt

Ẩm thực

17:21:32 05/10/2024
Cùng khám phá và thực hiện thực đơn này để mang đến những bữa cơm thu thú vị, bổ dưỡng cho gia đình và bạn bè ngay thôi nào!