Mùa thi và những lựa chọn an toàn
Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 khiến cho học sinh và phụ huynh ở nhiều địa phương không khỏi lo lắng khi mùa thi đang đến rất gần, nhất là kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2021 (dự kiến diễn ra đầu tháng 7 tới).
Hiện tại, các cơ sở giáo dục cũng như các cấp quản lý đã và đang nỗ lực xây dựng những phương án ứng phó phù hợp.
Nhiều sinh viên sốt ruột tìm đến các trung tâm tuyển sinh nhờ tư vấn hướng nghiệp.
Khẩn trương ứng phó
Tại TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong vừa ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT năm 2021, giao Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Anh Đức làm Trưởng ban. “Hiện tại, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thành phố đã xây dựng xong phương án thi trong tình hình dịch bệnh nhưng về nguyên tắc phải có sự góp ý, tham mưu của Sở Y tế và quyết định của lãnh đạo thành phố mới được công bố” – đại diện Sở GD&ĐT thành phố Hồ Chí Minh, cho biết.
Phía các trường THPT, việc sẵn sàng cho tình huống học tập, ôn luyện online (trực tuyến) cũng được tính tới. Ông Đỗ Minh Hoàng, Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên Chu Văn An (quận 5, TP Hồ Chí Minh) cho hay, để bảo đảm an toàn cho học sinh (HS), nhà trường tổ chức ôn tập cho HS khối 12 bằng hình thức trực tuyến từ ngày 10-5.
Theo ông Hoàng, do đã có nền tảng sẵn nên việc học trực tuyến không mấy khó khăn. Phương án dạy trực tuyến gồm hai phần, phần một giáo viên (GV) dạy trực tuyến bằng Microsoft Teams theo thời khóa biểu của trường. Phần hai do mỗi HS đều có tài khoản nên mỗi tuần GV sẽ cho một bài kiểm tra trắc nghiệm để rèn luyện thêm.
“Việc học online sẽ tiến hành đến cuối tháng 5, nếu dịch được kiểm soát tốt, trung tâm sẽ dạy trực tiếp, chia lớp làm đôi và tăng cường thêm mỗi môn hai đến ba tiết/tuần để củng cố kiến thức cho các em sẵn sàng bước vào kỳ thi”, ông Hoàng nói thêm.
Đại diện Sở GD&ĐT một số tỉnh như Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Long An, Đồng Nai… cũng cho biết, địa phương không quá lo lắng cho kỳ thi THPT năm nay do đã có một năm “thích ứng” với tình hình dịch bệnh. “Một số trường trên địa bàn, ngoài áp dụng dạy và học qua truyền hình cũng tự xây dựng phương án dạy và học trực tuyến qua các kênh của mạng xã hội (Zalo, Facebook, thư điện tử,…).
Thậm chí, có trường tại khu vực nông thôn, bên cạnh việc tổ chức ôn tập bằng các phương tiện công nghệ thông tin, trường còn in tài liệu ôn tập chuyển đến cho các học sinh diện gia đình khó khăn và không có các thiết bị điện tử thông minh hoặc không thể kết nối internet… giúp học sinh hệ thống lại kiến thức và làm quen với nhiều dạng bài khác nhau”, đại diện Sở GD&ĐT tỉnh Đồng Nai thông tin.
PGS,TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết, Bộ đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế, các địa phương và thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống Covid-19 để có các phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 tốt nhất. “Đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021, trong trường hợp cần thiết, Bộ sẽ phối hợp với các địa phương tổ chức thêm đợt thi. Để thực hiện phương án này, Bộ đã chủ động xây dựng ngân hàng câu hỏi đáp ứng về số lượng, chất lượng nhằm xây dựng đề thi bảo đảm yêu cầu tổ chức thi nhiều đợt”, ông Trinh khẳng định.
Video đang HOT
Trả lời câu hỏi, liệu đề thi tốt nghiệp THPT năm 2021 có điều chỉnh để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh, đồng thời vẫn bảo đảm cho các cơ sở giáo dục sử dụng kết quả thi xét tuyển – Cục trưởng Quản lý chất lượng khẳng định, nội dung đề thi năm nay vẫn nằm trong chương trình THPT, chủ yếu lớp 12. Các nội dung kiến thức được tinh giản do tác động của dịch Covid-19 sẽ không đưa vào đề thi. Đề thi sẽ gồm phần lớn các câu hỏi ở mức độ cơ bản, đồng thời cũng có số lượng hợp lý các câu hỏi khó để phân hóa kết quả thi của thí sinh (nhất là đối với vùng điểm cao như điểm 9, điểm 10).
Tính đến cả phương án B, C…
Dù đã sẵn sàng cho kỳ thi THPT 2021 trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng năm nay các bậc phụ huynh và HS vẫn chuẩn bị “phương án B” là nộp xét tuyển theo học bạ, khiến lượng hồ sơ học bạ năm nay ở các trường tăng chóng mặt. Theo tìm hiểu, tại nhiều trường THPT ở TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương…, gần như 100% số HS sử dụng thêm phương thức xét tuyển bằng điểm học bạ để tăng cơ hội vào đại học.
Theo đại diện nhiều trường đại học, lượng học sinh nộp hồ sơ bằng học bạ năm nay tăng đột biến. ThS Nguyễn Thị Xuân Dung – Phó Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh, Trường đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh (Hutech) cho biết: “Theo thống kê, hiện nay trường đã nhận khoảng gần 4.000 nguyện vọng đăng ký. Với tình hình như hiện nay, cùng xu hướng của những năm gần đây tăng đều đặn hằng năm thì phương án xét tuyển học bạ sẽ tiếp tục tăng cao”.
ThS Phạm Thái Sơn – Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông Trường đại học Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh cũng cho biết, năm nay, nhà trường tăng chỉ tiêu xét học bạ, khoảng 40% trên tổng số 3.500 chỉ tiêu, tăng 10% so năm học trước. “Hiện tại trường đã nhận được khoảng gần 8.000 hồ sơ xét tuyển học bạ. Đây là các thí sinh xét tuyển bằng điểm trung bình năm lớp 10, 11 và học kỳ I của lớp 12. Con số này tăng vọt so các năm trước”, ông Sơn thông tin.
Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Bộ cũng đang xây dựng các kịch bản khác nhau cho kỳ thi THPT 2021, tùy thuộc diễn biến của dịch Covid-19. Bộ yêu cầu các địa phương tập trung rà soát, sắp xếp địa điểm thi, chuẩn bị các phòng thi đề phòng trường hợp có thí sinh là F1, F2, F3; rà soát các thiết bị, khâu in sao đề thi, chấm thi. Đặc biệt, chú trọng khâu tập huấn giáo viên, nhất là các cán bộ trọng yếu tham gia in sao đề thi. Các địa phương cũng cần có các kịch bản cụ thể theo từng diễn biến của dịch bệnh, phải tính toán để chuẩn bị chu đáo, bảo đảm an toàn cho thí sinh và cán bộ làm công tác thi.
Tăng tốc ôn thi cuối cấp giữa mùa dịch
Có trường chọn hình thức học trực tuyến, trong khi đó có trường tổ chức ôn tập tại trường và đảm bảo các tiêu chí về phòng dịch COVID-19.
Ngày 6-5, UBND TP.HCM đã ban hành văn bản cho phép học sinh (HS) trên địa bàn TP.HCM tạm dừng đến trường trước diễn biến khó lường của dịch COVID-19.
Riêng đối với HS lớp 9 và 12, để đảm bảo chất lượng cho kỳ thi cuối cấp và kỳ thi tốt nghiệp THPT, tùy theo điều kiện cụ thể, hiệu trưởng các trường có thể cân nhắc, xây dựng phương án duy trì tổ chức học tập trực tiếp và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho HS và cán bộ, giáo viên (GV), nhân viên tuân thủ đầy đủ các yếu tố phòng dịch theo bộ tiêu chí đã được ban hành.
Học trực tuyến
Ông Đỗ Minh Hoàng, Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên Chu Văn An, quận 5, cho biết để đảm bảo an toàn cho HS, đồng thời với phương châm "ngừng đến trường, không ngừng học", nhà trường sẽ ôn tập cho HS khối 12 bằng hình thức trực tuyến từ ngày 10-5.
"Nếu tổ chức học trực tiếp phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho HS, GV, tuy nhiên trong tình hình hiện nay khó có thể thực hiện. Việc đeo khẩu trang 100% cũng khó khả thi đặc biệt trong mùa nóng. Hơn nữa diễn biến dịch ngày càng phức tạp nên trung tâm quyết định dạy trực tuyến cho các em" - ông Hoàng nói.
Theo ông Hoàng, do đã có nền tảng sẵn nên việc học trực tuyến không có gì khó khăn. HS đều đã có tài khoản Microsoft Teams từ năm ngoái. Các em đều được sắp xếp vào lớp. Phương án dạy trực tuyến gồm hai phần, phần một GV dạy trực tuyến bằng Microsoft Teams theo thời khóa biểu của trường. Phần hai do mỗi HS đều có tài khoản nên mỗi tuần GV sẽ cho một bài kiểm tra trắc nghiệm để rèn luyện thêm.
Việc học sẽ tiến hành đến cuối tháng cuối 5. Nếu dịch được kiểm soát tốt, trung tâm sẽ dạy trực tiếp, chia lớp làm đôi và tăng cường thêm mỗi môn hai đến ba tiết/tuần để củng cố thêm kiến thức cho các em.
Tại Trường THCS Bình Tây, quận 6, bà Phạm Thị Phương Hồng, Hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ sau khi có văn bản chỉ đạo của UBND TP, nhà trường đã họp GV môn toán, văn, Anh văn và GV chủ nhiệm lớp 9 để bàn về việc tổ chức ôn tập cho các em.
Sau khi phân tích ưu, nhược điểm về các mặt, GV thống nhất ôn tập trực tuyến bắt đầu từ ngày 10-5. Theo đó, buổi sáng các em sẽ học ba môn thi tuyển sinh vào lớp 10 còn buổi chiều sẽ hoàn tất chương trình.
Tương tự, theo thông báo của Trường THCS Minh Đức, quận 1, HS khối 9 sẽ chuyển sang hình thức ôn thi tuyển sinh lớp 10 bằng ứng dụng Microsoft Teams từ ngày 10 đến 25-5.
Học sinh lớp 9 Trường THCS Hồ Văn Long, quận Bình Tân, tăng tốc ôn tập để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 sắp tới. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại TP.HCM sẽ diễn ra ngày 2 và 3-6. Thí sinh sẽ dự thi ba môn văn, toán, Anh văn.
Trong khi đó, đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT, chiều 6-7, thí sinh làm thủ tục dự thi. Kỳ thi diễn ra trong hai ngày 7 và 8-7. Ngày 9-7 là buổi thi dự phòng.
Chia đôi lớp học
Trong khi đó, nhiều trường lại chọn phương án ôn trực tiếp tại trường. Bên cạnh việc đảm bảo kiến thức, các trường cũng thực hiện nhiều biện pháp để bảo vệ an toàn cho HS trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19.
Bà Trương Thị Bích Thủy, Hiệu trưởng Trường THPT Trưng Vương, quận 1, cho biết căn cứ vào tình hình dịch bệnh, điều kiện của trường cũng như đảm bảo kiến thức cho HS để chuẩn bị kỳ thi sắp tới, sau khi họp bàn, cân nhắc, sẽ tổ chức ôn thi tại trường cho HS khối 12 bắt đầu từ ngày 12-5.
Trường tổ chức giãn cách HS trong lớp, đảm bảo dưới 30 HS/lớp. HS sẽ học năm buổi sáng, tổng cộng 25 tiết gồm sinh hoạt chủ nhiệm một tiết và các môn ôn tập.
Nhà trường sẽ đảm bảo yếu tố trong bộ tiêu chí đánh giá, an toàn trong phòng chống dịch COVID-19. Triển khai vệ sinh toàn bộ phòng học, phòng chức năng, khu vực căn tin, nhà vệ sinh, các bề mặt, đảm bảo môi trường sạch sẽ, thông thoáng. Cùng đó là tăng cường nước rửa tay tại các khu vực vệ sinh, ở sân trường và các bình rửa tay ở các lớp học, phòng chức năng.
Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 trực tiếp làm công tác đo thân nhiệt cho HS và ghi nhận buổi học ở từng lớp cho đến khi tình hình dịch được kiểm soát tốt. GV chủ nhiệm phải nắm rõ tình hình HS trong lớp.
Bộ phận giám thị, quản lý HS phối hợp với GV chủ nhiệm, GV bộ môn nắm tình hình HS trong các tiết học. HS và phụ huynh cũng phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch.
Ông Trần Minh, Phó Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Đào Duy Anh, quận Tân Phú, chia sẻ do có mô hình nội trú nên việc thực hiện ôn tập trực tiếp tại trường cho HS khối 12 cũng khá thuận lợi. Trường sẽ hạn chế việc cho các em về thăm nhà cũng như hạn chế tiếp khách, tiếp phụ huynh thăm nom trong thời điểm này.
Các phòng GD&ĐT quận/huyện cũng đang thống kê, rà soát trường THCS lên kế hoạch ôn thi cho HS lớp 9.
Ông Dương Văn Dân, Trưởng phòng GD&ĐT quận 8, cho hay: "Quận có 12 trường THCS. Hầu hết trường đều cho HS khối 6, 7, 8 học online, trong khi HS lớp 9 ôn tập trực tiếp. Các trường đều chia đôi lớp để đảm bảo khoảng cách an toàn. Mọi biện pháp phòng dịch khác đều được thực hiện nghiêm túc".
Tại quận 6 có 10 trường THCS, hiện có tám trường đăng ký dạy trực tiếp, hai trường dạy trực tuyến trong đó có một trường xin dạy một tuần trực tuyến, hai tuần trực tiếp.
"Các trường khi tổ chức dạy đều phải đảm bảo các yếu tố của bộ tiêu chí phòng dịch trong ngành GD&ĐT. Do đa phần HS khối 6, 7, 8 đều học online nên cơ sở vật chất các trường có thể đảm bảo được các vấn đề phòng dịch" - ông Lưu Hồng Uyên, Trưởng phòng GD&ĐT, cho biết.
Không thu học phí nếu không dạy trực tuyến hay học bù
Các cơ sở cần lưu ý việc thu học phí phải đảm bảo nguyên tắc theo số tháng thực học nhưng không vượt quá khung quy định, không quá chín tháng. Trong thời gian HS, sinh viên, học viên ngừng học để phòng tránh dịch, nếu các đơn vị không triển khai học trực tuyến thì không thu học phí. Chỉ thực thu khi học trực tuyến hoặc học bù.
Các khoản thu thỏa thuận và thu chi hộ phải thu theo thời gian thực học và chi phí thực tế phát sinh. Các đơn vị chú ý điều chỉnh kế hoạch giảng dạy và mức thu phù hợp với tình hình thực tế.
Sở GD&ĐT TP.HCM
Học sinh giáo dục thường xuyên được lấy bằng trung cấp nghề miễn phí Ông Đỗ Minh Hoàng, Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên Chu Văn An, cho biết: Từ năm học 2021-2022, học sinh được dạy thêm một nghề (có bằng) miễn phí. Trong kế hoạch tuyển sinh lớp 10 năm học 2021 - 2022, Trung tâm giáo dục thường xuyên (TTGDTX) Chu Văn An (quận 5) sẽ đào tạo trung cấp nghề miễn...