Mua sắm Tết cùng con: Bí quyết khi đi mua sắm
Để cuộc mua sắm của gia đình trong những ngày cận Tết là một niềm vui chứ không phải một sự khó nhọc, bạn cần lưu ý một số điều sau
Quan tâm đến những giới hạn của con
Trẻ em dễ bị kích động bởi tiếng ồn, dễ mệt và mau đói. Vì thế, bạn cần lưu ý những nhu cầu thiết yếu ấy của con. Cần tránh la cà dạo quanh các shop. Nếu con phản ứng bằng cách khóc, la hét, ngay lập tức đưa con ra nơi thoáng đãng hơn, ôm con vào lòng và vỗ về lên lưng, giúp con được thoải mái tâm lý và tự chủ trở lại.
Trẻ nhỏ vô cùng hiếu kỳ
Khi gặp những gian hàng nhiều màu sắc, chắc chắn trẻ thích được sờ nắn các món ấy để thoả niềm hiếu kỳ đang trỗi dậy. Khi trẻ đặt câu hỏi cũng là lúc trẻ đang học, đang khám phá thế giới xung quanh bằng cách của riêng mình. Bạn đừng lảng tránh mà nên dừng lại cho con ngắm nghía và được tận tay chạm vào món đồ mà mình thích. Tuy nhiên, đừng quên dặn dò con: “Món này rất dễ vỡ, con cẩn thận nhé!”. Bạn có thể sẽ không mua món đồ ấy, vì thế nhớ nói rõ cho con biết về những thoả thuận mua sắm đã được thảo luận tại nhà.
Bé lớn có thể là trợ thủ cho mẹ khi đi mua sắm Tết
Khi bạn đi mua sắm cùng trẻ mầm non
Bạn có thể dùng xe đẩy trong khi đưa bé đi mua sắm Tết để có thể rảnh tay chọn lựa các sản phẩm. Trước khi đi, bạn nên cho bé ăn no và nghỉ ngơi đầy đủ. Trẻ nhỏ dễ bị mất nước, nhất là trong thời tiết hanh khô của ngày cận Tết, vì thế nhớ mang theo một bình nước lọc để con uống thường xuyên. Bạn cũng nên trao đổi ngôn ngữ với con bằng ánh mặt, nụ cười để con cảm nhận sự quan tâm của mẹ dành cho mình trong lúc mua sắm.
Khi bạn đi mua sắm cùng con lớn hơn
Nếu được hướng dẫn tốt, bé lớn sẽ là một trợ thủ đắc lực cho bạn trong việc đi mua sắm. Bé có thể góp ý về món hàng bạn chọn lựa cũng như mang vác giúp bạn một vài thứ lặt vặt..v..v. Những trải nghiệm mua sắm như thế này rất tốt với sự phát triển tâm lý của trẻ. Bé có thể học được rất nhiều điều trong những chuyến mua sắm cùng ba mẹ.
Đôi lúc bạn nên nói “Không”
Khi bé vòi vĩnh những món hàng nằm ngoài danh mục mua sắm của bạn, nên từ chối bé bằng nhiều cách. Ví dụ như bạn sẽ nói: “Bây giờ mẹ không thể mua, nhưng món ấy sẽ được mẹ ghi vào danh mục quà tặng cho con trong dịp sinh nhật tới nhé!”. Đôi lúc bạn cần phải biết nói không với những yêu cầu của con để hạn chế tính vòi vĩnh trong những lần mua sắm tiếp theo.
Lưu ý đến giới hạn của mình
Chuyến đi mua sắm kéo dài có thể khiến bạn cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi. Bạn nên tìm cách kiềm chế những cơn giận cũng như giải phóng tâm trạng bằng cách thoát khỏi nơi đông người và uống một ly nước lạnh để tinh thần tỉnh táo trở lại. Bạn có thể nói với bé: “Mẹ hơi mệt, chúng ta tìm chỗ nào thư giãn một tí nhé!”. Việc nhìn nhận giới hạn của mình cực kỳ quan trọng, nó giúp bạn tìm hướng giải quyết tốt nhất cho tình huống này.
Theo nguồn tổng hợp
8 lời khuyên để mua sắm Tết tiết kiệm mà vẫn đủ đầy
Việc sắm Tết sao cho tiết kiệm mà vẫn đủ đầy luôn làm các chị em "đau đầu" mỗi dịp cuối năm. Để ngân quỹ không bị thâm hụt nặng nề, hãy tham khảo một vài mẹo nhỏ dưới đây nhé!
1. Lên danh sách mua sắm Tết cụ thể và chi tiết
Video đang HOT
Hãy lên danh sách chi tiết những thứ cần sắm cho dịp Tết để tránh bị hoa mắt trước những quầy hàng Tết hấp dẫn. Ảnh: TTXVN
Năm hết Tết đến là dịp mà các quầy hàng, cửa hiệu bày bán rất nhiều sản phẩm đa dạng và bắt mắt. Để tránh lạc vào "mê hồn trận" vô vàn những món đồ Tết hấp dẫn khiến tiền trong túi cứ "đội nón ra đi" thì lập ra một danh sách sắm Tết với các khoản chi tiêu cụ thể là việc cực kỳ quan trọng.
Hãy liệt kê tất cả những thứ bạn cho là cần thiết trong dịp Tết rồi sắp xếp chúng theo thứ tự quan trọng và cần thiết giảm dần. Với mỗi món đồ, bạn cũng nên dự tính một khoản chi tiêu cố định và cân đối lại với "ngân sách" của mình nhằm tránh việc "vung tay quá trán".
2. Tận dụng đồ cũ
Sau khi đã có một danh sách những thứ cần thiết cho dịp Tết sắp tới, bạn hãy kiểm tra lại những thứ có sẵn trong nhà để xem có tận dụng được gì không nhé!
Những món đồ trang trí cây đào, mai, quất, câu đối... từ năm trước hoàn toàn có thể tái sử dụng thay vì phải tốn một khoản tiền không nhỏ để mua đồ mới.
Hoặc tái chế những món đồ cũ như hộp bìa cát-tông, ly thủy tinh... thành những chiếc lọ cắm hoa hay những chiếc hộp đựng đồ mới... cũng là một cách tiết kiệm rất sáng tạo và độc đáo.
3. Sắm các mặt hàng thiết yếu từ sớm
Đồ uống, bánh kẹo, thực phẩm khô... là những mặt hàng thiết yếu có thể bảo quản và dự trữ trong Tết. Ảnh: TTXVN
Danh sách đã có, đồ cũ trong nhà cũng đã được tận dụng triệt để, giờ là lúc bạn cần bắt đầu mua sắm cho mùa Tết năm nay rồi đấy. Hãy lưu ý rằng, Tết càng cận kề thì các mặt hàng lại càng có xu hướng tăng giá một cách chóng mặt. Do đó, hãy mua sắm từ sớm để giúp tiết kiệm một khoản tiền kha khá, đồng thời, cũng để tránh cảnh chen lấn xô đẩy khi đi mua hàng vào những ngày cận Tết.
Đồ uống, bánh kẹo, thực phẩm khô... là những mặt hàng thiết yếu có thể bảo quản và dự trữ được lâu nên thường được các bà nội trợ mua sắm từ rất sớm. Nhưng khi mua hàng, bạn đừng quên xem kỹ hạn sử dụng của sản phẩm nhé!
4. Săn hàng khuyến mại, giảm giá
Mua chung với số lượng lớn và săn những đợt hàng khuyến mại, giảm giá đang là xu hướng tiêu dùng của dân công sở. Tết đến là thời điểm tốt để bạn vừa có thể mua được những thứ cần thiết, lại vừa tiết kiệm tối đa chi phí, đảm bảo tiêu chí: Ngon - bổ - rẻ.
Tuy nhiên, đừng vì ham rẻ mà mua quá nhiều, không chú ý đến chất lượng sản phẩm, mua cả những mặt hàng không thật sự cần thiết. Điều đó khiến bạn không những không tiết kiệm mà còn lãng phí những khoản tiền không hề nhỏ.
Săn những đợt hàng khuyến mại, giảm giá sẽ giúp bạn tiết kiệm một phần chi phí không nhỏ cho việc mua sắm Tết. Ảnh: TTXVN
Do vậy, khi đi sắm Tết, bạn cần lựa chọn một cách sáng suốt, "bám chặt" vào danh sách đồ cần mua đã lập từ trước để tránh những mặt hàng không cần thiết "quyến rũ".
5. Tự làm thực phẩm Tết
Bánh chưng, mứt tết, giò xào, giò lụa, dưa hành muối... là những món ăn khó có thể thiếu được trong mâm cỗ gia đình mỗi dịp Tết đến xuân về. Nếu như trước đây, các chị em thường cầu kỳ đặt mua những thực phẩm này tại các địa chỉ nổi tiếng thì nay họ lại có xu hướng tự làm tại nhà.
Tự làm bánh chưng vừa giúp tiết kiệm chi phí lại vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ảnh: TTXVN
Việc này không những đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mà còn tiết kiệm được một khoản chi phí cho việc mua sắm Tết. Đồng thời cũng là cơ hội cho các thành viên trong gia đình quây quần, tăng cường mối liên hệ tình cảm, sự thân thiết sau cả năm dài bận rộn. Đặc biệt, việc chuẩn bị Tết sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời với trẻ nhỏ, giúp trẻ hiểu hơn về những giá trị truyền thống dịp Tết Nguyên đán.
6. Không tích trữ quá nhiều đồ Tết
Không ít bà nội trợ có tâm lý mua thật nhiều thực phẩm, đồ ăn trong dịp Tết đề phòng khách đến chơi nhà hoặc chợ, siêu thị chưa mở cửa. Tuy nhiên, việc tích trữ dài ngày quá nhiều thực phẩm, đặc biệt là các loại rau xanh, trái cây... sẽ khiến chúng bị khô héo, thối, hỏng, biến chất...
Lời khuyên dành cho bạn, đó là chỉ nên tính toán khẩu phần ăn dành cho gia đình trong tối đa từ 1-3 ngày. Bởi hiện nay các chợ, siêu thị đều mở cửa trở lại rất sớm từ khoảng mùng 2 Tết.
7. Nói không với thẻ tín dụng khi mua sắm Tết
Nói không với thẻ tín dụng khi đi mua sắm là kinh nghiệm sống còn của các bà nội trợ thông thái. Bởi nó chính là một cái bẫy ngọt ngào khiến bạn mất kiểm soát chi tiêu.
Thẻ tín dụng chính là một cái bẫy ngọt ngào khiến bạn mất kiểm soát chi tiêu. Ảnh: click.ro
Lời khuyên cho bạn là hãy mang theo tiền mặt và lưu ý chỉ mang một số tiền vừa đủ theo kế hoạch đã định trước khi đi sắm Tết. Bởi nếu sẵn tiền trong túi, bạn sẽ sẵn sàng chi thêm cho những khoản nằm ngoài kế hoạch.
Trong khi mua sắm, một số mặt hàng có thể cao giá hơn dự chi của bạn. Bạn đừng ngại ngần bỏ chút thời gian đi dạo một vòng quanh chợ, siêu thị, cửa hàng để có thể xem xét và khảo giá hết các mặt hàng thiết yếu cần mua. Sau đó, hãy ưu tiên những mặt hàng quan trọng trước và giảm bớt những món đồ ít cần thiết hơn.
8. Cân nhắc kĩ trong việc tặng quà tết
Tết Nguyên đán là dịp để bày tỏ lòng tri ân, sự quan tâm của bạn tới những người yêu quý và trân trọng. Những món quà Tết vì thế cũng trở thành một nét đẹp truyền thống trong văn hóa xưa nay.
Để chọn được những món quà ý nghĩa, trang trọng mà vẫn phù hợp với khả năng tài chính của mình, bạn nên bỏ ra một chút thời gian để tìm hiểu kỹ về sở thích, thói quen của người được tặng quà.
Bằng cách cân đối chi tiêu với những mẹo đơn giản trên đây, hi vọng gia đình bạn sẽ có một cái tết đủ đầy, ấm áp mà vẫn tiết kiệm!
Theo nguồn tổng hợp
Kinh nghiệm mua sắm ở Thái Lan: bí quyết mua hàng sỉ giá rẻ Khi du lịch Thái Lan, bạn có muốn mua sắm thoả cơn nghiện của mình với giá rẻ? Bài viết sau đây tập trung về kinh nghiệm mua hàng sỉ hay lẻ với giá rẻ dành cho những người sắp du lịch Thái Lan và những bạn muốn tập tành kinh doanh hàng Thái. 1. Kinh nghiệm mua sắm ở chợ cuối tuần...