Mua sắm online tiếp tục tăng trong giai đoạn bình thường mới
Thương mại điện tử có đà phát triển từ giai đoạn dịch đã tiếp tục ghi nhận doanh số gia tăng ở thời điểm hiện tại.
Nghiên cứu của Criteo, công phát triển các giải pháp quảng cáo cho nhiều trang thương mại điện tử lớn tại Việt Nam và thế giới, cho thấy xu hướng mua hàng online tại Việt Nam tăng mạnh 5 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ. Trong đó, xét trên toàn Đông Nam Á, tăng trưởng thương mại điện tử ở tuần thứ 3 của tháng 5 lên đến 106% so với cùng kỳ.
Nghiên cứu cho thấy, GenZ và thệ hệ Millenials là những người có xu hướng mua sắm trực tuyến nhiều nhất, tương ứng với 54% và 58%.
Trong giai đoạn hàng quán hạn chế mở cửa, nhu cầu mua sắm online tăng cao. Trong ảnh là cửa hàng Uniqlo ở TP.HCM giai đoạn sau cách ly xã hội.
Tại Việt Nam, 76% số người được hỏi cho biết họ mua hàng trực tuyến nhiều hơn so với thông thường, trong khi chỉ có 15% số người được hỏi cho biết họ sẽ mua sắm với tần suất tương đương. Chỉ có 9% trả lời là họ ít mua sắm trực tuyến hơn.
62% số người tham gia khảo sát tại Việt Nam cũng cho biết họ mua hàng tạp phẩm và đồ dùng vệ sinh cá nhân qua giao dịch trực tuyến nhiều hơn
Trong khi đó, thống kê của Shopee – nền tảng mua bán online dẫn đầu về lượng người truy cập tại Việt Nam – cũng cho thấy sự gia tăng về người mua hàng trong giai đoạn bình thường mới. Cụ thể, số người dùng thường xuyên mua sắm các sản ph ẩm thực phẩm trong tháng đã gia tăng 3,5 lần.
Ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc Điều hành Shopee Việt Nam nhận định giai đoạn giãn cách xã hội ghi dấu những biến chuyển rõ nét trong hành vi mua sắm các mặt hàng thiết yếu của người tiêu dùng. Theo đó, người dùng mua sắm tất cả các mặt hàng thực phẩm qua kênh bán hàng trực tuyến. Đồng thời thương mại điện tử trở thành kênh bán hàng có thể đáp ứng tất cả nhu cầu thiết yếu của người dùng.
Video đang HOT
Trước đó, nhận định về xu hướng kinh doanh sau dịch, bà Nguyễn Thái Hải Vân, Giám đốc điều hành Grab Việt Nam, cho biết xu hướng mua bán online chắc chắn sẽ khởi sắc, bao gồm nền tảng ứng dụng lẫn thương mại điện tử. Ghi nhận của nền tảng này thời điểm đó cho thấy các hàng quán bắt đầu có xu hướng tìm hiểu để thích ứng với mua bán qua ứng dụng nhiều hơn so với trước.
Để tạo tiền đề cho tăng trưởng giai đoạn này, rõ ràng giai đoạn mọi người được khuyên ở nhà đã khiến thói quen mua sắm online tăng lên. Tăng trưởng thương mại điện tử trong dịch cũng mạnh mẽ.
Trong giai đoạn dịch bệnh tại Việt Nam, Shopee ghi nhận doanh số nhóm sản phẩm bánh kẹo và thực phẩm nấu ăn tại nhà tăng gấp 3 lần. Trong tháng 4, nhu cầu về các loại sản phẩm làm từ sữa tăng 7 lần. Ngoài ra, dầu ăn, hải sản đóng gói, hạt ngũ cốc, các loại thực phẩm sấy khô ăn liền từ gà hoặc trái cây cũng được mua nhiều.
Trước đó, các thống kê của các nền tảng Lazada, Tiki cũng cho thấy người dùng gia tăng mua sắm giai đoạn dịch. Riêng chuỗi Bạch hóa Xanh cho biết tăng trưởng gần 200% trên kênh mua sắm online.
Trong giai đoạn dịch, thống kê của Criteo cho thấy nhu cầu mua sắm các thiết bị điện tử tiêu dùng như máy tính xách tay và linh kiện máy tính tăng do nhu cầu của mọi người khi phải làm việc hoặc học ở nhà.
Trang phục mang đến sự thoải mái cũng nằm trong danh sách của người mua sắm trực tuyến, trong đó quần áo mặc ở nhà thuộc một trong số các loại trang phục bán chạy hàng đầu.
Đặc biệt, việc nấu ăn tại nhà khiến người mua sắm dự trữ nhiều đồ khô hơn – như mì ống và mì ăn liền, gia vị và đồ nướng – những thực phẩm này sẽ để được lâu hơn, phục vụ mọi người trong việc tự cách ly tại nhà.
Nền tảng này nhận định người tiêu dùng đang chi tiêu nhiều hơn cho các mặt hàng chất lượng lâu dài, mang lại tiện nghi và tính giải trí khi họ phải thích nghi với cuộc sống gần như hoàn toàn ở trong nhà.
Mẹo mua sắm online 'một đồng bỏ ra, 3 lợi thu về'
Để mua sắm và chi tiêu thông minh, người dùng cần cân nhắc giữa cần và muốn, lên kế hoạch chi tiết và tham khảo ý kiến từ khách hàng trước đó.
Người tiêu dùng nào cũng muốn trở thành khách hàng thông minh để "chân cứng đá mềm" trước loạt khuyến mãi trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT). Tuy nhiên, việc mua đúng nhu cầu, hàng chất lượng, giá "hạt dẻ" lại là bài toán khó tìm lời giải.
Mua cái cần, "cân" cái muốn
Công nghệ phát triển, cuộc sống bận rộn khiến người dùng chuyển hướng sang mua sắm trên sàn TMĐT bởi sản phẩm đa dạng, biết trước giá cả, giao hàng nhanh. Nhưng để chi tiêu thông minh và hiệu quả, người mua nên lập kế hoạch chi tiết mặt hàng cần thiết và tập trung vào đó. Nếu không, bạn sẽ dễ bị thu hút bởi món đồ yêu thích thay vì vật dụng cần thiết.
Lên kế hoạch chi tiết thứ cần mua sẽ giúp bạn không bị thu hút bởi món đồ chưa cần thiết.
Tham khảo ý kiến đánh giá
Bất kỳ nhà bán hàng nào cũng muốn mang đến hình ảnh bắt mắt, quảng cáo công dụng ấn tượng cho sản phẩm của mình nhằm thu hút khách hàng. Vì vậy, hình ảnh trên website đôi khi khác xa thực tế. Điển hình như trường hợp của Hồng Đào (26 tuổi, lễ tân một công ty tại TP.HCM) không kiểm tra kỹ chất liệu, phản hồi từ những người mua trước mà chỉ tập trung vào hình quảng cáo của một cửa hàng trên sàn TMĐT. "Cầm trên tay chiếc váy rộng, đường chỉ lỏng lẻo, tôi chỉ biết khóc ròng. Cửa hàng thì báo với giá rẻ, chất lượng sản phẩm chỉ có thể ở mức đó", Đào nhớ lại.
Bạn nên xem xét kỹ bình luận để đảm bảo sản phẩm phù hợp với mình.
Bên cạnh việc xem xét kỹ thông tin mô tả về nguồn gốc, chất liệu, kích cỡ, màu sắc và hướng dẫn sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến đánh giá của người mua trước đó. Dưới mỗi sản phẩm thường hiển thị rõ mức độ đánh giá dựa trên số lượng sao từ thấp đến cao, các nội dung chia sẻ chi tiết cùng hình ảnh thực tế món hàng. Nhờ phương pháp này, không ít người tránh được việc mua phải sản phẩm kém chất lượng.
Theo dõi tình trạng đơn hàng
Một trong những lưu ý quan trọng cho người tiêu dùng là chủ động theo dõi tình trạng đơn hàng ở phần thông tin trên ứng dụng; website của sàn TMĐ. Ngoài ra, thông tin đơn hàng được gửi đến email người mua khi đặt thành công, đang vận chuyển và giao thành công.
Khi mua sắm trên Lazada, người dùng hoàn toàn có thể kiểm soát trạng thái đơn hàng với nhiều thông tin hữu ích.
Trên một số ứng dụng mua sắm uy tín với nền tảng công nghệ cao như Lazada, khách hàng được cung cấp chi tiết từng trạng thái đơn hàng với nhiều thông tin hữu ích về sản phẩm, số tiền phải trả, thời gian giao dự kiến, đơn vị vận chuyển, giao thành công. Người dùng có thể để lại ý kiến về trải nghiệm nhận hàng để nền tảng này nâng cấp dịch vụ, thao tác đổi trả nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Tận dụng chương trình khuyến mãi
Nhiều người không có thói quen theo dõi các chương trình khuyến mãi vì ngại mất thời gian và chẳng tiết kiệm được nhiều. Tuy nhiên, từng khoản nhỏ gộp lại sẽ giúp bạn tích góp được kha khá. Vì vậy, người dùng không nên bỏ qua chương trình ưu đãi, hoạt động giảm giá từ các sàn TMĐT. Đồng thời, việc so sánh giá cả giữa các nhà bán hàng cũng đóng vai trò quan trọng.
Mùa hè này, bạn có thể khởi động kế hoạch mua sắm với chương trình "Sale hè rực rỡ" trên Lazada. Bên cạnh ưu đãi giảm giá đến 90%, sàn TMĐT này còn mạnh tay miễn phí giao hàng cho toàn bộ đơn trong khung giờ 12h-13h ngày 18/6 và miễn phí vận chuyển cho đơn hàng từ 149.000 đồng tron 5 ngày từ 18/6 đến 22/6. Ngoài ra, nhiều mã giảm giá vận chuyển trị giá 20.000 đồng áp dụng cho đơn hàng từ 49.000 đồng được tung ra để phục vụ người tiêu dùng.
Việc tận dụng khuyến mãi của Lazada giúp tiết kiệm chi tiêu đáng kể.
Mua bán trên 'chợ chung cư' thời Covid-19 Bên cạnh hình thức mua sắm online tại các siêu thị, sàn TMĐT và siêu ứng dụng, người dân còn tìm đến "chợ chung cư" vì tính tiện lợi và dễ dàng tìm thấy nhiều mặt hàng dân dã. Khoảng 3 tuần trở lại đây, Thùy Dương (27 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM) giảm dần thói quen đi siêu thị. Dương nhận...