Mùa nhái kêu… oan!
Chắc rằng loài nhái đồng thật có trước “công nghệ” nhái (hàng giả) từ rất lâu. Và chất lượng thịt chúng ngon miễn bàn. Thế mà thường bị chửi rủa: đồ nhái! Ức thật!
Một anh bạn ở Thủ Đức, TP.HCM, có tính khôi hài, nheo mắt nói: “Sống ở đời người ta phải sợ và nợ vài ba thứ mới nên thân được”. Chẳng hạn, thằng nhóc con anh rất sợ ma, dù rất khoái nghe kể chuyện quỷ trước lúc ngủ. Còn anh thỉnh thoảng nợ… vài cữ cà phê sáng, ở một góc phố quen. Chuyện nhỏ! Quan trọng hơn, mùa này, nhất thiết anh cùng tôi phải nợ đồng quê một bữa nhái mập.
Âm – dương giao hòa: nhái om (um) lá lốt – Ảnh: Tạ Tri
Nhái thanh
Trở lại chân ruộng xăm xắp nước, sau “cây” (cơn) mưa lúc ông mặt trời chuẩn bị đi ngủ. Không khí thật mát mẻ. Đám dế than, dế mèn loi ngoi, lạnh run… râu, vì bị trôi tuột khỏi hang, “áo quần” tơi tả. Lũ ễnh ương nằm lim dim mắt, phình bụng kêu “quên… quan” buồn thảm.
Bóng đêm buông rèm. Lấp loáng những ánh đèn soi, lúc gần lúc xa. Mặc tình, tiếng “èo ẹo” của những cặp “tình nhân”… nhái vang lên nghe lảnh lót, trầm bỗng, rầm rộ, háo hức, cuồng nhiệt, da diết… đến quên thôi! “Chàng” nhái đực nhỏ bằng 1/3 nàng nhái cái, thế mà “hát” rất sung và… “âu yếm” người tình hết mình.
Đắm đuối nhái đồng nổ muối! – Ảnh: Tạ Tri
Tiếng “ẹo” sau cùng nghe có vẻ thảng thốt, ngắn ngủn, lạc điệu – thợ soi đã thộp được cả đôi. Lắm lúc, thấy “chồng” nhái cỡ ngón tay cái, thợ soi tinh nghịch “búng vào đầu cho… tỉnh” rồi thả lại.
Video đang HOT
Sao khuya đang trẩy hội. Bất chợt, gió ùa về ào ào, mưa rớt lộp độp, càng nặng hạt. Cánh thợ soi liền chạy tới những cánh đồng, vạt rẫy thấp (trủng) tha hồ hốt nhái hội.
Vào giỏ rồi, có đôi vẫn tranh thủ yêu! Anh thợ soi dù lạnh tím môi, chân mỏi nhừ, bụng đói meo vẫn phải phì cười… kính nể.
Đó là nhái Nam, còn nhái Bắc lúc… “lên đỉnh” có gì khác? – Thử xem: “… Đêm nằm trong khu vườn ứa mật kỷ niệm, cỏ trải làm một manh chiếu mềm, sương thu rót rượu, và tiếng nhái vẳng lên như người ngồi gõ phách trong cuộc hát ả đào xa xưa. Mấy năm đi xa chừ mới về, lòng tôi như quặn lên mỗi khi gặp phải tiếng quê trong đêm thanh vắng. Tiếng nhái hay là tiếng yêu thương của quê hương cứ rủ rỉ mến trìu…. Ngay ở cách gáy thôi đã thấy nhái rất nhiệt tình. Nó ép toàn thân để cho cơ bụng co bóp và phát ra tiếng kêu. Hầu hết tim động vật đều có bốn ngăn, riêng tim ếch nhái thì chỉ ba ngăn; thế nhưng, liệu có loài nào nhiệt tình hơn nhái trong những đêm khuya được? Và tôi ngẫm lại một triết lý hiện hữu của cuộc sống: Trái tim vĩ đại không phải là trái tim to mà là bao dung và nhiệt huyết...” (Lược trích từ tản văn “Tiếng Nhái Đồng Quê” của Hoàng Công Danh).
Trở lại chuyện những món nợ không trả nổi bằng tiền. Hẳn nhiên, nhái cái nợ nhái đực một đêm hát ru tình tứ. Vậy nhái đực có nợ nần ai nữa không?
Nhái thực
Nếu bạn hỏi câu này với một số dân Cần Giờ, TP.HCM hoặc Gò Công, Tiền Giang sành ăn, chắc họ sẽ đáp: cây chùm ruột.
Đọt chùm ruột – cô Tấm của họ ếch, nhái – Ảnh: Tạ Tri
Đầu mùa mưa, những gốc chùm ruột già cỗi – thích mọc ở những vùng đất phèn chua – da xù xì, bỗng tươi trẻ lại. Chúng đâm lún phún những chồi non màu xanh tím tràn nhựa sống. Quằn hái nhanh vào sáng sớm, đem nấu canh với thịt nhái, nêm ít tiêu sọ và ớt hiểm giã, ngọt lịm!
Gặp những bà nội trợ ưa nấu nướng theo kiểu gia truyền, họ sẽ chỉ ngay bụi sả cạnh chuồng gà. Trồng vậy, ban đêm, sả có thể giúp gia chủ “canh” bọn rắn hổ hành thập thò vào rình bắt gà con. Ngày sả “độ” (giúp) đủ thứ thịt nhà, cá đồng với các món xào, hầm…
Cũng như ếch, thịt nhái giàu đạm nhưng trội tính âm hàn. Tinh dầu sả sẽ át mùi tanh, phụ trợ tính dương, giúp món ngon thêm lành.
Tương tự, món nhái chiên nước mắm vẫn cần củ sả, chuối chát, rau răm, củ gừng xắt chỉ… ăn kèm. Cùng dòng “vũ nữ thân gầy” nhưng thịt nhái ta có phần đầy đặn hơn khô nhái Campuchia, nên vị ngọt lẫn mùi thơm cũng đậm đà hơn. Mặc dù, chân chúng không thon dài, thanh mảnh bằng nhái xứ Chùa Tháp. Nhiều người đoán, đây là một loại “chằng hiu” chứ không phải nhái đồng.
Đồng thời, món nhái om lá lốt, lá cách hoặc lá nhầu (nhàu) đều đứng vững trong bảng “phong thần” món ngon mùa nào thức nấy.
Nói chung, hễ nhái còn phóng thì đầu bếp tay mơ cũng nổi lửa góp món ngon “gọn hơ” (dễ dàng). Thế nhưng tại một số hàng quán lớn ở Sài Gòn, vì ngại mất thời gian sơ chế, nên chủ quán đặt hàng đông lạnh. Tình cảnh này thì “nhái Thúy Vân” không thể tự tinh bằng “nhái Thúy Kiều” rồi. Đành chịu!
Sau cùng, ta có thể làm gì để giải oan và trả ơn cho… nhái? – Cố tẩy chay hàng nhái – dỏm, dung dưỡng họ nhái thật.
Theo SGAT
[Chế biến] - Ếch ôm măng
Điều hấp dẫn nhất đối với món này đó là mùi thơm của lá gừng. Ngay khi còn trong nồi hấp, mùi lá gừng đã tỏa ra thơm lừng cả bếp. Mùi lá đượm vào thịt ếch và măng. Lá gừng có thể mua được ở các hàng lá, sẽ được lá dài và to.
Nguyên liệu: (4-5 người)
10 con ếch nhỏ; 10 cây măng nứa nhỏ1/2 thìa súp gừng băm; 1 nắm lá gừng thìa súp tỏi băm; quả ớt sừng2 thìa cà phê hạt nêm; thìa cà phê tiêu* Gia vị chấm: muối rang, ớt bột, tỏi băm, gừng băm, lá chanh thái nhỏ, mùi tàu thái nhỏ, bột ngọt, tất cả trộn đều.
Cách làm:
- Ếch lột da, bỏ đầu và nội tạng, rửa sạch, để ráo.
- Măng nứa rửa sạch, để ráo.
- Ướp ếch với gừng, tỏi, ớt, hạt nêm, tiêu khoảng 30 phút cho ngấm.
- Mỗi con ếch cho bám vào một cây măng, dùng lá gừng buộc cố định lại.
- Xếp lá gừng vào chõ hấp rồi xếp ếch buộc măng vào, hấp khoảng 15 phút đến khi ếch chín.
- Khi ăn chấm kèm với gia vị chấm.
Chúc các bạn ngon miệng!
Theo Kokotaru
Nhái tranh bàn ăn với ếch Xưa, nhái là món ăn đối đế lắm của mùa mưa ở miền Tây khi đã ớn khô và mắm. Ngày xưa, nhái (hay còn gọi là bù tọt) là món ăn đối đế lắm của mùa mưa ở miền Tây khi đã ớn khô và mắm. Những cây mưa lớn đầu tiên ập đến sau mùa nắng, nước tràn đồng, thường là...