Mùa nắng nóng cẩn trọng 5 loại thực phẩm dễ ôi thiu này kẻo rước bệnh
Thời tiết nóng ẩm của mùa hè tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, thức ăn dễ bị hỏng hơn. Đặc biệt bạn nên cẩn trọng khi tiêu thụ 6 loại thực phẩm sau.
Rau mầm được nhiều người yêu thích vì giàu dinh dưỡng, dễ ăn, có tác dụng chống ngấy và giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên, điều kiện để rau mầm phát triển là môi trường ấm và ẩm nên rau mầm rất dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn như E.coli, Salmonella hay Listeria.
Ngay cả khi rau được trồng trong điều kiện vệ sinh cũng vẫn có thể tạo ra vi khuẩn có hại. Vì thế hãy cân nhắc xào hoặc hấp sơ rau mầm trước khi chế biến để loại bỏ vi khuẩn độc hại. Ngoài ra lưu ý khi mua về nên dùng rau trong ngày hoặc bảo quản ở nhiệt độ 5 độ C tối đa trong vòng 4 – 5 ngày.
Hàu
Hàu rất bổ dưỡng nhưng cũng rất dễ hỏng nếu để ở môi trường bên ngoài vào mùa hè.(Ảnh minh họa)
Các chuyên gia cảnh báo hàu sống có thể bị nhiễm khuẩn Vibrio parahaemolyticus và Vibrio vulnificus. Cả hai loại vi khuẩn này đều gây tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng. Đối với bệnh nhân bị bệnh gan, tiểu đường, ung thư, rối loạn dạ dày, hoặc bất kỳ bệnh nào khác ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, vi khuẩn Vibrio vulnificus cực kỳ nguy hiểm. Nó có thể xâm nhập vào máu, gây nguy hiểm đến tính mạng. Không ít trường hợp bị nhiễm khuẩn máu do ngộ độc Vibrio vunlnificus đã tử vong. Tốt nhất nên ăn hàu chín để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Thịt gà
Thịt gà cũng là một trong những thực phẩm dễ hỏng trong những ngày nóng bức, nhất là phần ức. Theo một báo cáo vào năm 2014, tốc độ nhân lên của vi khuẩn nhanh tới mức cứ sau mỗi 20 phút thì lượng vi khuẩn sẽ bị nhân đôi lên. Nếu như bạn để thịt gà ở nhiệt độ phòng trên 2 giờ thì tốt nhất hãy vứt bỏ để tránh nguy cơ ngộ độc.
Video đang HOT
Càng để lâu với số lượng thịt nhiều thì thịt xay càng dễ hỏng. (Ảnh minh họa)
Trong quá trình xay, các phân tử thịt đã tiếp xúc rất nhiều với không khí, nếu như không bảo quản đúng cách sẽ rất dễ bị ngộ độc. Tại Hoa Kỳ từng bùng phát ngộ độc thực phẩm cho 12 người ở 4 bang với nguyên nhân liên quan tới thịt bò xay mà các gia đình tiêu thụ bị nhiễm khuẩn E.coli.
Cũng không loại trừ khả năng các loại máy, dụng cụ xay thịt được sử dụng ngày này qua ngày khác và trở thành nơi tích tụ vi khuẩn. Vì thế thịt xay là phần thịt có nguy cơ ôi thiu, hỏng mốc cao hơn hẳn so với các loại thịt khác. Để hạn chế tối đa việc thịt xay bị biến đổi chất lượng thì đối với thịt sống, nên bảo quản ở ngăn đá nhiệt độ từ -17 độ C tới -18 độ C; để ngăn mát nên duy trì ở nhiệt độ từ 1 độ C tới 3 độ C. Khi chế biến, thịt xay cần phải được nấu chín ở nhiệt độ từ 71 độ C trở lên.
Trong sữa có chứa một loại vi khuẩn gọi là Lactobacillus. Nhóm vi khuẩn này sinh sôi và phát triển nhanh hơn khi vào hè. Lời khuyên của các chuyên gia là nên bảo quản sữa trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 4 độ C – 6 độ C. Nhớ vặn chặt nắp hộp sữa để tránh bị nhiễm khuẩn chéo từ các thực phẩm khác.
Nói chung, các bà nội trợ cần tìm mua thực phẩm tươi ngon ở những địa chỉ uy tín, có chứng nhận chất lượng đồng thời nắm được cách bảo quản các thực phẩm dễ bị hỏng để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong ngày hè.
6 thói quen thường ngày tiềm ẩn nhiều bệnh nguy hiểm
Thói quen thường ngày tưởng vô hại dưới đây lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát tán bệnh tật, lây lan virus tới những người xung quanh.
Chuyên gia chỉ ra 6 thói quen cực kỳ nguy hiểm nhưng nhiều người đang mắc phải:
Thói quen ngâm các thực phẩm vào bồn rửa
Ngâm, rửa thực phẩm trong bồn rửa bát là thói quen diễn ra hằng ngày đối với nhiều chị em phụ nữ. Nghiên cứu của Hội đồng Vệ sinh (Anh) cũng cho biết, số lượng vi khuẩn tại bồn rửa bát là hơn 77.000 con/ 1cm2. Đáng chú ý hơn, theo nghiên cứu này, ở trong bồn rửa bát vi khuẩn E.coli còn nhiều hơn trong bồn cầu sau khi đã xả nước.
Ngâm thực phẩm trong bồn rửa tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh nguy hiểm (Ảnh minh họa)
Chậu rửa là môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn, ở đó bạn có thể tìm thấy: salmonella, trực khuẩn coli hoặc khuẩn tụ cầu. Bởi trong quá trình sử dụng, các chất bẩn từ thực phẩm, thức ăn thừa bị đổ xuốt chậu rửa và bị bám vào thành bồn rứa. Bên trong bồn rửa ẩm ướt chính là điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh.
Bên cạnh đó, nhiều chị em có thói quen rửa tay hay giặt khăn ở bồn rửa bát nên có thể nói dù không nhìn thấy bồn rửa bát thực sự rất bẩn. Thế nên, đừng quên đặt 1 chậu nhỏ vào bồn rửa bát khi sử dụng là một cách cực hay ho cho việc rửa, ngâm thực phẩm.
Rửa tay bằng nước nóng
Rửa tay bằng nước nóng có hại cho da tay (Ảnh minh họa)
Nhiều người có quan niệm rằng, nhiệt độ nước có khả năng ảnh hưởng tới việc tiêu diệt vi trùng. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra vấn đề chưa hẳn là như thế. Khi rửa tay bằng nước nóng, trong 5 giây thì không thể rửa trôi hết các chất bám bẩn nhưng trong 30 giây bạn có thể tiêu diệt vi khuẩn trên tay.
Do đó việc thường xuyên rửa tay bằng nước nóng có hại cực kỳ bởi việc làm này sẽ làm giảm các chức năng bảo vệ da, làm tăng khả năng kích ứng, bị viêm da. Thay vào đó, rửa tay dưới vòi nước chảy và sử dụng xà phòng diệt khuẩn với thời gian rửa khoảng 30 giây là giải pháp an toàn hơn nhiều.
Thói quen gắp thức ăn cho nhau
Theo khảo sát của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Hội Khoa học tiêu hóa Việt Nam (VNAGE), thì Việt Nam có trên 80% dân số bị nhiễm vi khuẩn HP. Có nhiều đường khác nhau gây lây lan vi khuẩn, tuy nhiên HP lại có nhiều trong nước bọt, cao răng, niêm mạc dạ dày của người bệnh, lan truyền qua người lành chủ yếu qua đường ăn uống.
Người Việt có thói quen gắp thức ăn cho nhau có thể lây lan virus và gây viêm loét dạ dày (Ảnh minh họa)
Theo các chuyên gia, bình thường thì vi khuẩn HP không gây hại nhưng đối với những người bị viêm loét dạ dày thì vi khuẩn HP có thể gây ra tình trạng loét nặng hơn, lâu ngày có thể tiến triển thành ung thư dạ dày.
Thói quen đánh răng không đều
Ảnh minh họa
Theo chuyên gia nha khoa Natasha Lee, thói quen đánh răng không đều có thể gây sưng và ra máu lợi, hơi thở khó chịu và thậm chí sâu răng. Nếu sâu răng không được điều trị, nó có thể làm ảnh hưởng tới dây thần kinh, gây đau nhức. Ngoài ra, bệnh răng miệng kéo dài lâu ngày có thể gây rụng răng.
Thói quen không rửa trái cây khi ăn
Không rửa trái cây trước khi ăn có thể gây ngộ độc thực phẩm (Ảnh minh họa)
Vi khuẩn trên trái cây và rau không rửa sạch có thể gây ra ngộ độc thực phẩm và đưa dư lượng thuốc trừ sâu vào trong cơ thể, gây ra những bệnh nguy hiểm. Thuốc trừ sâu được cho liên quan tới bệnh tiêu chảy và mất ngủ hay thậm chí làm tăng nhịp tim, bất tỉnh và tử vong.
Thói quen dùng chung thớt cho tất cả các loại thực phẩm
Thói quen dùng thớt chung gây hại sức khỏe nghiêm trọng, sinh ra nhiều bệnh tật (Ảnh minh họa)
Nhà vi sinh học nổi tiếng Charles Gerba đã đưa ra cảnh báo về việc một miếng thớt nhỏ có thể chứa vi khuẩn gấp 200 lần so với nhà vệ sinh, nhất là khi nó được sử dụng chung. Giải pháp là sử dụng 2 thớt khác nhau cho thịt và rau và nên chọn các tấm thớt bằng gỗ.
Phòng tránh ngộ độc mùa nắng nóng Thời tiết nắng nóng, vi khuẩn phát triển mạnh khiến thức ăn dễ bị ôi thiu, làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Nhiệt độ từ 37 độ C đến 40 độ C là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn phát triển mạnh với cấp số nhân, gấp 3 lần so với thời tiết bình thường. Theo số liệu thống kê,...