Mua hàng qua mạng: Người dùng dễ bị “sập bẫy” hàng giả
Các chiêu thức bán hàng giả, hàng nhái qua mạng ngày càng tinh vi và phổ biến, người tiêu dùng có thể bị lừa đảo bằng nhiều phương thức khác nhau.
Trong diễn đàn “Thực trạng hàng giả, hàng nhái tại Việt Nam: Thách thức và giải pháp” vừa được Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) tổ chức vào ngày 26/11 tại Hà Nội, ông Nguyễn Hữu Tuấn – Trưởng phòng Quản lý hoạt động Thương mại điện tử, Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương khẳng định lượng người mua sắm trực tuyến ngày càng gia tăng, trong khi đó các hành vi vi phạm trong thương mại điện tử ngày càng tinh vi và phổ biến hơn.
Đặc biệt, các nhóm hàng hóa được bán trên thương mại điện tử có nhiều hàng giả nhất như: đồ điện tử – công nghệ, giày dép – mỹ phẩm – thực phẩm chức năng, đồ dùng gia đình.
Trong đó, các sản phẩm hàng giả, hàng nhái được bày bán khiến cơ quan chức năng đau đầu. Bởi việc kiểm tra, truy xuất nguồn gốc… rất khó khăn. Cụ thể, vụ việc quả địa cầu có bản đồ “hình lưỡi bò” được rao bán trên mạng, nếu chi nhìn hình ảnh đưa lên mạng thì không nhận ra được điều này.
Không chỉ thế, những chiếc kẹo mút, bánh quy bên trong chứa cần sa cũng được trao đổi trên diễn đàn kín… hay những bộ phận của súng ống được chia ra để bán… Rồi đến việc những người uy tín, nổi tiếng đăng bài livestream và quảng cáo cho các thực phẩm chức năng không đảm bảo chất lượng trên mạng xã hội…
Theo ông Tuấn, các hành vi vi phạm còn tinh vi hơn rất nhiều. Đó là việc nhiều người nhận được cuộc gọi hay tin nhắn trúng thưởng, sau đó người dùng sẽ phải chuyển khoản tiền được gọi là thuế phí hay vận chuyển…
Hay việc tuyển cộng tác viên bán hàng rất phổ biến trong thời gian gần đây, tạo ra hàng chục, hàng trăm người khác nhau bán một mặt hàng. Cơ quan chức năng có đến tận nơi kiểm tra cũng không thấy được hàng hóa. Đối tượng giao hàng nhỏ lẻ, giao từng sản phẩm hoặc thuê xe ôm giao hàng… Điều này gây khó khăn trong việc kiểm tra và truy xuất nguồn gốc hàng hóa cho cơ quan chức năng.
Dịp gần tết, vé máy bay giả được bán rất nhiều, tức là vé có đặt chỗ, giữ chỗ nhưng không thanh toán. Sau một thời gian không thanh toán, mã code đó bị hãng máy bay tự hủy. Hoặc đối tượng mua vé 2 chiều nhưng chiều về không được…
Ngoài ra, nhiều trang web bán hàng giả, hàng nhái còn chưa thông báo, đăng ký với Bộ Công thương hoặc giả mạo đăng ký với Bộ Công thương. Vì vậy, việc kiểm tra đơn giản nhất là người dùng nên kích vào logo của Bộ Công thương, nếu được đăng ký sẽ link đến trang của Bộ Công thương.
Video đang HOT
Ông Tuấn cũng cho biết các hành vi này đã được cơ quan chức năng, các cơ quan thông tấn báo chí cảnh báo rất nhiều trong thời gian qua. Và cơ quan chức năng đang tiếp tục kiểm tra, rà soát chặt chẽ hơn nữa để tình trạng này giảm thiểu.
Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ Quản lý Thị trường, Tổng cục Quản lý Thị trường (Bộ Công Thương) nhận định công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về giả mạo xuất xứ gặp nhiều khó khăn, trong đó có việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa.
Theo ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ Quản lý Thị trường, Tổng cục Quản lý Thị trường (Bộ Công Thương) nhận định công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về giả mạo xuất xứ gặp nhiều khó khăn, trong đó có việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Nếu cơ quan thực thi không có có bằng chứng rõ ràng, không bắt quả tang hoặc giám định chất lượng thì việc phát hiện vi phạm không hề đơn giản, đặc biệt là đối với hàng nhập lậu sau khi đã được đưa qua các đường mòn, lối mở,…
Kể cả giám định chất lượng, nếu không có những chỉ tiêu chất lượng cụ thể để phân biệt giữa hàng thật và hàng giả mạo xuất xứ thì khó có thể xác định vi phạm được. Chẳng hạn như việc phân biệt, xác định được sự khác biệt giữa nông sản nhập khẩu và nông sản trong nước…
Đôi khi chỉ phân biệt được qua cảm quan, kinh nghiệm, nhưng để xác định vi phạm thì phải có chứng cứ đầy đủ, rõ ràng. Hoặc nếu giám định để xác định vi phạm thì phải có chỉ tiêu phân biệt thì mới dùng kết quả giám định để xác định vi phạm được, điều này rất khó thực hiện trong thực tế.
Theo dân việt
Mua hàng qua mạng: Cần làm gì để tránh nhận "trái đắng"?
Khi mua hàng qua mạng, người tiêu dùng cần chú ý điều này để tránh mua phải hàng kém chất lượng, giá cao.
Việc mua hàng qua mạng ngày càng trở nên phổ biến, với nhiều người đó như một thói quen vì không tốn thời gian mà giá cả phải chăng, được lựa chọn, so sánh giá sản phẩm của nhiều cửa hàng khác nhau. Tuy nhiên, để mua được món đồ chất lượng đảm bảo, giá cả phù hợp, người tiêu dùng cần lưu ý những điều này.
Tìm địa chỉ bán hàng uy tín
Chị Nguyễn Thu Hà (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) - một tín đồ mua sắm online, cho biết việc tìm địa chỉ bán hàng uy tín không hề khó. "Tôi thường để ý vào thương hiệu của sản phẩm, đó là những "tên tuổi" nổi tiếng trong việc kinh doanh sản phẩm đó. Tôi cũng có thể mua hàng thông qua các địa chỉ được bạn bè giới thiệu để đảm bảo mua hàng chất lượng", chị cho hay.
Tiếp đó, chị Hà thường tìm kiếm trang web, hay fanpage trên mạng xã hội của cửa hàng đó để xem lượt đánh giá, tương tác của khách hàng. Theo chị, cửa hàng nào nhận được nhiều đánh giá tốt sẽ tin tưởng hơn. Nhưng cũng có trường hợp, hầu hết là tài khoản ảo đánh giá tốt thì nên xem xét thật kỹ lưỡng.
Một đặc điểm nữa nhận biết địa chỉ bán hàng đó có uy tín hay không là dựa vào các thông tin mà cửa hàng cung cấp trên trang web, fanpage. "Những cửa hàng cung cấp các sản phẩm chất lượng, họ sẽ không ngần ngại công khai các thông tin như địa chỉ, số điện thoại và tên chủ cửa hàng. Điều này sẽ giúp người mua hàng có thể phản hồi lại khi nhận sản phẩm chất lượng kém hay thái độ chăm sóc khách hàng của nhân viên...", chị Hà nhận định.
Người tiêu dùng cần lưu ý một vài điều khi mua hàng qua mạng.
So sánh giá cả
Có nhiều sản phẩm mang thương hiệu nổi tiếng nhưng lại được bán với giá rất rẻ. Điều này khiến không ít chị em lo ngại mặt hàng đó liệu có thực sự chất lượng?
Ví dụ, khi mua các sản phẩm thời trang qua mạng, người bán đăng các mẫu mã thuộc một hãng nổi tiếng nhưng giá chỉ vài trăm nghìn, thậm chí chỉ vài chục nghìn đồng. Nhiều người không biết lại tưởng "vớ được món hời" nhưng thực tế nó rất vô lý. Vì vậy, để biết rõ thông tin về sản phẩm, người mua nên tìm hiểu kỹ về sản phẩm đó, có thể vào website của công ty đó hoặc đơn vị phân phối sản phẩm xem có chương trình khuyến mãi nào không và so sánh giá cả để có quyết định đúng đắn.
Yêu cầu xem ảnh thật
Nhiều trường hợp người mua hàng qua mạng nhận được sản phẩm không giống ảnh quảng cáo. Vì vậy, các tín đồ mua sắm online khuyên người tiêu dùng cần yêu cầu người bán gửi ảnh thật của sản phẩm.
"Thông thường, các hình ảnh quảng cáo đã qua chỉnh sửa hoặc người bán đi lấy ảnh tại các nơi bán hàng chất lượng sau đó về đăng. Vì vậy, nhiều người nhận hàng mới "sốc" vì sản phẩm không đúng như hình, chất lượng kém, mẫu mã hoặc kiểu dáng có nhiều điểm khác biệt. Việc cung cấp hình ảnh thật là thực sự cần thiết khi mua hàng qua mạng", chị Hải Anh (Hà Nội) cho hay.
Xem hàng mới thanh toán
Với những địa chỉ bán hàng chất lượng, việc cho khách xem hàng trước khi thanh toán không phải đắn đo nhiều. Còn những nơi "treo đầu dê, bán thịt chó" lại rất sợ hình thức thanh toán này.
"Có lần tôi mua một bộ quần áo ở nhà với giá 150.000 đồng nhưng về không thể mặc được, chất quá xấu và kiểu dáng cũng không giống như hình. Lúc xem ảnh quả cáo, tôi thấy chất liệu đẹp, màu sắc và kiểu dáng rất thích nhưng khi nhận hàng lại không đúng như mong đợi. Vì tôi đã chuyển khoản trước để được miễn phí vận chuyển nên bắt buộc phải nhận sản phẩm này", chị Dung (Hải Dương) nói.
Vì vậy, chị khuyên người mua hàng nên yêu cầu xem hàng trước mới thanh toán để tránh nhận "trái đắng" khi mua hàng qua mạng.
Theo 24h
Doanh nghiệp cầu cứu Chính phủ vì 'hàng giả bủa vây' Có thời điểm nhãn hiệu mỹ phẩm L'Oréal bị làm giả tới 75% trên thị trường, buộc đơn vị này phải gửi đơn kêu cứu lên Chính phủ. Tại diễn đàn "Thực trạng hàng giả, hàng nhái tại Việt Nam" ngày 26/11, bà Nguyễn Ngọc Tuyết Trinh - Giám đốc Đối ngoại và truyền thông L'Oréal Việt Nam cho biết, năm 2008, một...