Mua hàng online: Không đặt được hàng, khách vẫn phải chịu thiệt
Mua hàng trực tuyến (online) là lựa chọn tối ưu để hạn chế lây lan Covid-19 nhưng nhiều người vẫn nghi ngại vì luôn ở “thế yếu” với bên bán hàng.
Dù không yêu cầu, khách hàng vẫn bị báo cáo tự hủy đơn hàng
Có nhu cầu mua nồi chiên không dầu về sử dụng, chị Diệu Linh (Đống Đa- Hà Nội) tìm đến một sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam để đặt hàng. Sản phẩm là nồi chiên không dầu Lock&Lock EJF445BLK, dung tích 3,5 lít. Sản phẩm này được báo còn hàng trên sàn thương mại điện tử này.
Sau khi hoàn thành các bước đặt hàng, chị Diệu Linh nhận được email thông báo từ sàn là đơn hàng đã được đặt, kèm theo lịch giao hàng cũng như khoản tiền phải thanh toán.
“Tuy nhiên, khoảng nửa tiếng sau, có 1 nhân viên của sàn gọi điện cho tôi báo rằng sản phẩm này shop hiện chỉ còn 1 chiếc, kiểm tra thấy móp méo nên không giao. Người này gợi ý tôi đổi model khác nhưng tôi không tìm được sản phẩm phù hợp. Sau đó, nhân viên này lại đề nghị tôi hủy đơn hàng, vì anh ấy hủy đơn sẽ bị trừ “điểm thi đua”- chị Diệu Linh cho hay.
Chưa kịp hủy đơn hàng vì bận, chị Diệu Linh đã nhận được tin nhắn và email, thông báo đơn hàng bị hủy với lý do “Khách hàng yêu cầu. Khách đổi ý không mua nữa”. Với lý do này, khách hàng bị “hạ điểm tín nhiệm” với sàn, những lần đặt hàng sau hoặc sẽ khó khăn hơn, hoặc sẽ bị trừ tiền khoảng 10.000 đồng/đơn hàng sau đặt tại sàn này.
Video đang HOT
Tương tự, chị Minh Châu (Hoàng Mai- Hà Nội) cũng gặp tình huống như trên khi gọi đồ ăn trên một ứng dụng trực tuyến. “Chẳng hiểu bản đồ của ứng dụng bị nhầm lẫn gì mà có người giao hàng ở rất xa vị trí của tôi cũng như hàng quán nhận đơn. Sau đó rất lâu, đồ tôi không nhận được, người giao hàng còn yêu cầu tôi hủy đơn. Tôi nhất định không hủy, phần vì thái độ của người giao hàng thiếu thiện chí, không lịch sự, phần vì hủy đơn tôi bị trừ tiền, còn bên bán, bên người giao thì không, trong khi đây là lỗi phía họ”.
Hiện nay, rất nhiều ứng dụng trực tuyến, sàn thương mại điện tử “chấm điểm” khách hàng. Thế nên, rủi ro khách hàng gặp phải không chỉ với những đơn hàng đã hoàn thành mà với cả những đơn hàng chưa thành công như trên.
Theo chị Minh Châu, trong những tình huống thế này, thực tế người mua chẳng muốn chạm mặt người giao nhận hàng nữa vì cũng chẳng ai vui vẻ gì. Nhưng các sàn, các ứng dụng giao hàng trực tuyến cần có giải pháp bảo vệ khách hàng, không thể đổ lỗi hết cho khách hàng được.
Thực tế cho thấy, mua hàng online đang là một trong ít lựa chọn tối ưu nhằm hạn chế lây lan Covid-19. Đây cũng là xu hướng mua sắm hiện đại của tương lai. Tuy vậy, những hạn chế của hình thức mua hàng này vẫn là rào cản khiến người mua nghi ngại.
Không chỉ gặp các tình huống kể trên, người mua còn thường xuyên gặp tình trạng “treo đầu dê, bán thịt chó” của bên bán, chất lượng không như giới thiệu, quảng cáo trên website. Người mua muốn đổi trả hàng thì hoặc không được bên bán tiếp nhận, hoặc mất rất nhiều thời gian… Rủi ro với người mua xảy ra
Theo sách trắng về thương mại điện tử Việt Nam năm 2019, tỷ lệ người mua không hài lòng với việc mua hàng online mặc dù chỉ chiếm 2% nhưng tỷ lệ người mua rất hài lòng cũng không cao, chỉ hơn 10%. Trong khi đó, tỷ lệ người mua đánh giá bình thường chiếm tỷ lệ cao nhất, hơn 50%.
Điều này cho thấy muốn thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, bên bán gồm các sàn thương mại điện tử, các ứng dụng đặt hàng trực tuyến, các cửa hàng… cần bình đẳng hơn trong quan hệ với khách hàng. Chưa cần coi khách hàng là thượng đế, nhưng đôi bên cần trung thực để tạo sự tin cậy lẫn nhau, ngay cả khi các đơn hàng không thể hoàn thành.
Coi chừng sập bẫy khi mua hàng online
Khi bị lừa đảo qua mạng, điều cần làm là thông báo với ngân hàng nhờ phong tỏa giao dịch và kịp thời đến công an trình báo, nhờ can thiệp.
Các cửa hàng online và những tín đồ chuyên mua sắm qua mạng vẫn truyền tai nhau câu chuyện lừa đảo khó tưởng tượng.
Mua điện thoại nhận khúc gỗ
Thấy iPhone giá thanh lý từ một cửa hàng online chuyên kinh doanh điện thoại với giá rẻ, anh H. đặt mua. Khi mở gói hàng, anh H. không thấy iPhone mà chỉ thấy khúc gỗ mục. Đem câu chuyện của mình lên nhóm kín bán hàng online chia sẻ, anh H. nhận được nhiều chia sẻ, chỉ ra thêm những chiêu thức lừa tương tự.
Là nạn nhân trong vụ án Nguyễn Văn Đô cùng đồng phạm cầm đầu lừa đảo, anh N.H (30 tuổi, ngụ TP HCM) cho biết: "Các đối tượng lập Facebook đăng bán điện thoại giá rẻ hơn thị trường từ 30%-50%. Khi tôi chuyển cọc mua iPhone, người bán hàng không liên lạc được. Có hàng trăm người đã bị lừa từ 1 triệu đến 11 triệu đồng".
Mua hàng online. Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Bà Thu Cúc (cán bộ đã nghỉ hưu) kể do thường lên Facebook xem các mặt hàng gia dụng, thấy có cửa hàng rao bán bùi tai, hứa hẹn không vừa ý có thể đổi trả, cam kết hàng nhập khẩu từ Mỹ, Nhật nên bà đặt mua. Lần đầu, bà Cúc đặt mua một bộ đồ bơi cho cháu nội giá 300.000 đồng. Khi mở gói hàng, bà thất vọng vì chất liệu rất tệ, đường kim mũi chỉ cẩu thả. Bà Cúc nhắn tin qua Facebook để phản ánh thì ngay lập tức bị chặn liên lạc.
Ngoài ra, bà Cúc còn bị "dính" quả lừa khi mua miếng dính tường, kính mát, thuốc giảm đau... Hỏi lý do vì sao để bị lừa nhiều lần, bà Cúc nói: "Do tin tưởng họ quá. Trong nhà cũng có người bán hàng qua mạng nên tưởng ai cũng buôn ngay bán thẳng như nhà mình. Chưa kể, khi đến giao hàng, người giao cũng muốn cho nhanh để còn đi giao chỗ khác nên tôi cũng nhận cho nhanh, tránh làm phiền họ".
Theo Bộ Công an, lợi dụng tình hình dịch bệnh, nhiều đối tượng đăng Facebook rao bán khẩu trang, nước rửa tay giá rẻ. Khi khách hàng chuyển tiền cọc, các đối tượng nhanh chóng rút tiền, chặn Facebook và số điện thoại. Với chiêu thức này, nhiều đối tượng đã lừa hàng trăm triệu đồng.
Phải tố cáo khi bị lừa
Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, nguyên Phó Chánh Tòa Hình sự - TAND TP HCM, cho rằng hoạt động bán hàng qua mạng đã tạo điều kiện thuận lợi cho cả người mua lẫn người bán nhưng nhiều chủ hàng kinh doanh không có lương tâm nên khách hàng bị lừa.
"Có người bị lừa ngại tố cáo vì nghĩ số tiền không lớn. Tuy nhiên, các nạn nhân ngoài việc đăng thông tin cảnh giác trên các hội, nhóm bán hàng online thì nên liên kết tố cáo chủ cửa hàng lừa đảo đến cơ quan chức năng. Nếu chứng cứ rõ ràng, số tiền lừa đảo đủ khởi tố thì chắc chắn các cơ quan chức năng sẽ vào cuộc. Việc bán những mặt hàng không như quảng cáo, "treo đầu dê bán thịt chó" sẽ bị xử lý các tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" hoặc "Lừa dối khách hàng" với khung hình phạt rất nghiêm khắc" - bà Thủy cho biết.
Còn theo bà Vũ Thị Xuân Nhuệ - Trưởng Phòng Thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử phúc thẩm án hình sự VKSND TP HCM - khi chuyển tiền mà nghi ngờ hoặc xác định bị lừa đảo, việc đầu tiên cần làm là gọi cho ngân hàng trình bày sự việc, yêu cầu trợ giúp. Sau đó, đến chi nhánh gần nhất mà kẻ lừa đảo dùng để nhận tiền nhờ chặn giao dịch, đồng thời trình báo công an.
"Nếu kẻ lừa đảo chưa kịp rút, ngân hàng có thể chặn giao dịch, phong tỏa trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nạn nhân phải báo công an để họ làm việc với ngân hàng thì việc phong tỏa tiền lừa đảo mới đúng quy định. Trong nhiều trường hợp như cuối tuần, hiệu quả nhất vẫn là yêu cầu ngân hàng can thiệp ngay lập tức, sau đó đến công an trình báo. Việc rủi ro khi mua bán hàng qua mạng là điều không tránh khỏi, cần chọn những nơi bán hàng uy tín, có địa chỉ rõ ràng và kiểm tra trước khi nhận hàng" - luật sư Võ Đan Mạch, Đoàn Luật sư TP HCM, khuyến cáo.
Phạm Dũng
Người Cần Thơ hài lòng với dịch vụ mua sắm online thời dịch Để phòng dịch Covid-19, nhiều hộ dân đã chọn cách mua đồ qua mạng online, qua điện thoại những nhu yếu phẩm cần thiết. Sau 4 ngày thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, tại thành phố Cần Thơ, người dân đều đồng tình, ủng hộ, nhiều người dân đã thực hiện việc cách ly xã hội bằng nhiều cách....