Mua hàng online dịp 9/9, nhiều người nhận hộp chứa sỏi đá
Nhiều người mua hàng khuyến mãi dịp 9/9 trên các sàn thương mại điện tử cho biết họ chỉ nhận được sỏi đá. Dưới góc độ kinh doanh, đây là chiêu trò để thăng hạng trên sàn TMĐT.
Chị T. Trúc ngụ Thường Tín, Hà Nội có đặt mua đơn hàng sơn móng tay trên sàn thương mại điện tử Shopee. Đến ngày 12/9, chị Trúc nhận được hàng. Tuy vậy, khi kiểm tra, bên trong chỉ có một hòn đá nhỏ.
Không riêng chị Trúc, nhiều người dùng khác cũng phản ánh lên mạng xã hội việc mua các đơn hàng khuyến mãi 1.000 đồng như ốp lưng điện thoại… chỉ nhận về những viên đá.
Đã xử lý các trường hợp lừa đảo
Trả lời Zing, đại diện Shopee cho biết sàn thương mại này đã kiểm tra và khóa tài khoản của nhà bán hàng có liên quan đến vụ việc.
Bên cạnh đó, Shopee khẳng định khi nhận được những đơn hàng tương tự, người mua có thể khiếu nại theo quy trình của công ty và được giải quyết nhanh chóng.
Mua ốp lưng điện thoại nhưng chỉ nhận được một viên đá.
“Qua xác minh, người mua trong các trường hợp trên đã nhận hàng nhưng không thực hiện khiếu nại người bán. Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn liên lạc với các người mua này để thực hiện thủ tục hoàn tiền theo chính sách của Sàn Giao Dịch TMĐT Shopee”, đại diện Shopee chia sẻ hướng giải quyết.
Một số trường hợp khác, gian hàng chủ động liên hệ người mua để hoàn, tặng tiền nhằm đền bù và xin được đánh giá 5 sao.
Video đang HOT
“Tôi đặt dây thun buộc tóc nhưng khi mở ra lại là viên kẹo. Tôi đã liên hệ chủ shop. Họ lấy lý do là hết hàng nên đã hoàn tiền cho tôi. Bên cạnh đó, họ yêu cầu tôi đánh giá 5 sao cho họ. Tôi thấy lý do thông cảm được và chuyện của mình cũng được giải quyết nên đồng ý”, khách hàng Lương Hoàng, ngụ Gò Vấp, TP.HCM cho biết.
Giao sỏi đá là chiêu trò để thăng hạng trên sàn
Theo một số chủ shop có tham gia chương trình sale 9/9, giao đá cuội là cách để một số shop tăng thứ hạng trên các sàn thương mại điện tử.
“Đơn hàng 1.000 đồng là chương trình của các sàn thương mại điện tử nhằm kích thích thói quen mua hàng của người dùng trong một thời điểm nhất định”, Văn Khải, người có kinh nghiệm bán hàng trên nhiều sàn thương mại điện tử cho biết.
Theo ông Khải, chương trình sale 1.000 đồng được tạo ra nhằm tăng lượng truy cập cho gian hàng, xả bớt hàng tồn kho, tăng đánh giá cho shop và tăng số đơn được bán ra.
Khách hàng để lại đánh giá 1 sao kèm hình ảnh hàng hóa nhận được.
“Khi khách hàng mua một sản phẩm 1.000 đồng, nhiều khả năng họ sẽ mua thêm các sản phẩm khác, giúp tăng doanh số cho chủ shop. Đồng thời một số sản phẩm tồn kho có thể được thanh lý dễ dàng.
Bên cạnh đó, khi mua hàng, khách sẽ nhấn theo dõi, để lại đánh giá giúp tăng thứ hạng cho shop, tạo ưu thế trên sàn”, ông Khải nhận định.
Đổi lại, doanh thu của shop chắc chắn sẽ giảm. “Tùy theo uy tín của shop mà sàn thương mại điện tử có chính sách trợ giá riêng. Tuy vậy, hầu hết shop đều bán lỗ trong đợt sale 9/9″, Hiệp Lê, người có gian hàng quần áo trên Shopee cho biết.
Theo ông Hiệp, chính áp lực không muốn bán lỗ nhưng vẫn muốn bán nhiều khiến một số shop giao hàng không đúng bản chất cho người mua.
“Các shop này sẽ cố gắng hoàn thành càng nhiều đơn hàng càng tốt. Nếu không có hàng đóng gói, họ sẽ bỏ đá, kẹo hoặc các thứ khác vào. Khi khách hàng nhận được và khiếu nại, họ sẵn sàng trả tiền lại hoặc bồi thường thêm và yêu cầu người mua đánh giá 5 sao”, ông Hiệp cho biết.
Thay vì bán lỗ mỗi mặt hàng vài chục nghìn đồng, chủ shop vẫn có thể hoàn thành đơn hàng, yêu cầu đánh giá 5 sao với số tiền bồi thường ít hơn.
Tuy vậy, chiêu trò này nhận lại nhiều phản ứng tiêu cực từ người dùng. “Tôi bỏ tiền và thời gian để mua hàng chứ không phải để nhận đền bù. Vì vậy, tôi nhất quyết không đánh giá 5 sao”, tài khoản Hùng Thuận chia sẻ.
Bên cạnh đó, các sàn thương mại điện tử cũng bắt đầu phát hiện và mạnh tay với chiêu trò kinh doanh này. “Người bán vi phạm tương tự sẽ bị chúng tôi khóa vĩnh viễn tài khoản theo chính sách của sàn.
“Shopee cũng có cơ chế hợp tác và cung cấp thông tin nhanh về nhà bán hàng vi phạm cho cơ quan công an quản lý chuyên ngành của Cục An ninh mạng cũng như công an địa phương ở Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh… để phối hợp xử lý kịp thời”, đại diện Shopee cho biết.
Mua 1 món hàng online trị giá 40 triệu USD, Mark Cuban lập kỷ lục Guinness thế giới năm 1999
Vị tỷ phú cho rằng việc mua món hàng này là hoàn toàn xứng đáng bởi nó đem lại lợi ích lớn hơn khoản tiền 40 triệu USD.
Năm 1999, tỷ phú Mark Cuban đã mua một chiếc máy bay Gulfstream V qua Internet với giá 40 triệu USD để phục vụ việc di chuyển, đặc biệt là đi công tác. Vụ mua bán online có giá trị "khủng" này đã đưa doanh nhân người Mỹ vào sách Kỷ lục Guiness Thế giới với danh hiệu giao dịch thương mại điện tử đơn lẻ lớn nhất.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Money năm 2017, Cuban chia sẻ: "Mua một chiếc máy bay riêng là mục tiêu hàng đầu của tôi bởi tài sản tôi quý trọng nhất trên đời là thời gian. Việc sở hữu máy bay riêng sẽ giúp tôi tiết kiệm rất nhiều thì giờ".
Trên thực tế, Cuban không phải là tỷ phú có thói quen chi tiêu quá đà. Đi lên từ hai bàn tay trắng và từng gõ cửa từng nhà để bán túi đựng rác, hơn ai hết, Cuban hiểu được giá trị của đồng tiền.
Dù sở hữu khối tài sản 4,2 tỷ USD nhưng ông sống vẫn trong một căn nhà suốt 18 năm và đi ô tô cũ. Và khoản chi 40 triệu USD cho một chiếc máy bay của ông là để phục vụ mục đích chính đáng.
Tỷ phú Mark Cuban.
Cuban kể lại trong cuộc phỏng vấn với Business Insider: "Có rất nhiều ví dụ về việc chiếc máy bay đã giúp tôi như thế nào: Rời một trận đấu khuya để có mặt đúng giờ vào sáng hôm sau hay rời khỏi cuộc họp để kịp về nhà tham gia một bữa tiệc cùng gia đình... Tất cả đều là những việc tôi không muốn vắng mặt và chiếc máy bay đã trở nên vô cùng hữu dụng.
Khi đó, tôi có nhiều thời gian trong ngày hơn cho gia đình và bạn bè. Bên cạnh đó, tôi cũng có thể hoàn thành nhiều việc hơn vì không mất quá nhiều thì giờ để di chuyển giữa các địa điểm ở cách xa nhau. Và nó cũng có nghĩa là tôi có thể đi du lịch một cách thoải mái cùng gia đình. Chiếc máy bay đó chính là yếu tố giúp thay đổi cuộc sống của tôi". Kể từ đó, Cuban đã mua thêm hai chiếc máy bay riêng vào bộ sưu tập của mình.
Cuban viết trong một bài báo: "Vào cuối mỗi ngày, thời gian là thứ mà chúng ta không thể sở hữu và lấy lại. Chính vì vậy, tôi luôn tìm cách để tận dụng tối đa 24 giờ của mình. Đây cũng là lý do một chiếc máy bay tư nhân dù đắt đến mấy cũng khiến tôi tình nguyện bỏ tiền ra mua. Nó đã giúp tôi tiết kiệm hàng giờ đồng hồ mỗi ngày".
Cuban không phải tỷ phú duy nhất cho rằng việc mua máy bay riêng là hoàn toàn xứng đáng. Nữ tỷ phú tự thân, bà trùm truyền thông Oprah Winfrey cũng cho biết bà mua phi cơ riêng một phần vì đam mê và phần còn lại để phục vụ nhu cầu di chuyển của mình.
Winfrey chia sẻ với Edward Enninful, tổng biên tập tạp chí Vogue: "Có thể nói rằng việc sở hữu máy bay riêng là điều xa xỉ bậc nhất bởi một phút trước, bạn có thể đang ở New York nhưng phút sau bạn đã trên đường đến London".
Huyền thoại đầu tư Warren Buffett tuy vẫn di chuyển bằng chiếc xe hơi bình thường và sống trong căn nhà mua từ năm 1958 với giá 32.000 USD cũng sở hữu máy bay riêng. Lý giải về điều này, ông cho biết mình bỏ ra khoản tiền đáng kể mua máy bay riêng để giúp cuộc sống trở nên dễ dàng hơn nhờ tiết kiệm được thời gian di chuyển khi đảm nhiệm vai trò CEO của Berkshire Hathaway.
Căn hộ Hà Nội 43m đẹp ấn tượng theo phong cách Bắc Âu có chi phí hoàn thiện rất hợp lý nhờ mẹo mua hàng online của cô gái trẻ Yêu thích vẻ đẹp của những căn phòng ngập tràn ánh sáng và tiện ích hiện đại của phong cách Bắc Âu, cô gái trẻ Thiên Hương (24 tuổi) quyết định trang trí không gian sống trên cao của mình lấy cảm hứng từ phong cách ấn tượng này. Chủ nhân của căn hộ đẹp ấn tượng này là cô gái Thiên Hương...