Mùa đông nên ăn gì cho khỏe?
Vấn đề ăn uống trong những ngày đông lạnh rất quan trọng cho sức khỏe do thời tiết lạnh, khô hanh khiến cho nhu cầu cơ thể cần bổ sung các thực phẩm nhằm nâng cao thể trạng, cung cấp dưỡng chất có thể chống rét.
Vấn đề ăn uống trong những ngày đông lạnh rất quan trọng cho sức khỏe do thời tiết lạnh, khô hanh khiến cho nhu cầu cơ thể cần bổ sung các thực phẩm nhằm nâng cao thể trạng, cung cấp dưỡng chất có thể chống rét. Theo chuyên gia dinh dưỡng, hàng ngày cần bổ dung đủ 3 yếu tố: Chất béo, tinh bột, các vitamin thì cũng cần bổ sung đủ nước cho cơ thể, cụ thể:
Thực phẩm giàu đạm, kẽm như: Thịt gà, thịt bò, thịt dê, tôm, cá,… bằng cách chế biến các món hầm nhừ và tăng cường là món chiên, xào, nấu, sẽ rất dễ ăn trong mùa lạnh lại vừa có một lượng chất béo bổ sung rất hữu hiệu. Đặc biệt tăng cường các món cháo, súp cá, gà, tôm vì ăn các thực phẩm dạng lỏng, khi bị cảm cúm vào mùa đông sẽ giúp cơ thể tránh được tình trạng khử nước. Các loại cháo súp có chức năng giải cảm tăng tiết mồ hôi, giúp nhanh khỏi bệnh. Thịt gà cũng rất giàu selen và vitamin E, 2 vi chất giúp tăng cường hệ miễn dịch. Cần ăn ít nhất 3 bữa cá/1 tuần vì cá rất giàu kẽm và axit béo omega-3. Kẽm có tác dụng kích thích sản sinh ra bạch cầu giúp chống khuẩn hiệu quả hơn. Còn axit béo omega-3 sẽ làm cho da bớt khô và nứt nẻ. Vào mùa đông, chứng trầm cảm cũng gia tăng và nhiều nghiên cứu cho thấy axit béo omega-3 sẽ giúp ngăn ngừa và giảm cảm giác trì trệ, mệt mỏi. Các loại cá giàu axit béo bổ dưỡng này là cá thu, cá ngừ.
Thực phẩm giàu đạm, kẽm như: Thịt gà, thịt bò, thịt dê, tôm, cá,… bằng cách chế biến các món hầm nhừ và tăng cường là món chiên, xào, nấu, sẽ rất dễ ăn trong mùa lạnh lại vừa có một lượng chất béo bổ sung rất hữu hiệu. (Ảnh minh họa)
Thực phẩm giàu vitamin C: Gồm cam, chanh, bưởi, quýt… chứa nhiều dưỡng chất giúp chống cảm cúm, cảm lạnh hiệu quả. Ngoài ra, vitamin C duy trì sự khỏe mạnh của các tế bào, giúp chống chọi với các virut và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy vitamin C có thể làm giảm các triệu chứng của cảm lạnh, cảm cúm và đặc biệt hiệu quả khi mới chớm bệnh. Ngoài ra, trong các loại quả này còn có bioflavonoid là nhóm hóa thảo giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ tế bào không bị thương tổn. Vì thế, nên thường xuyên sử dụng các loại quả họ cam chanh trong mùa đông để tốt cho sức khỏe mà không lo tăng cân.
Thực phẩm giàu beta-carotene: Bao gồm bí ngọt, bí đỏ, bí ngô, bí bao tử là nguồn thực phẩm giàu beta-carotene – một trong số các chất chống ôxy hóa mạnh nhất mùa đông. Beta-carotene chính là một dạng tiền vitamin A là vũ khí lợi hại để chống chịu bệnh tật. Các loại bí có màu vàng đỏ thích hợp với các món nấu cháo, súp, canh và các món hầm dễ ăn trong mùa đông lạnh giá. Tuy nhiên không ăn quá nhiều nhiều beta-carotene vì dễ bị vàng da.
Tăng cường các loại gia vị như: Hành, tỏi, ớt… để giữ ấm cơ thể, hãy thêm ớt và gia vị cho món ăn. Ớt và gia vị giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và tránh bị cảm lạnh. Đặc biệt là tỏi không chỉ đơn thuần là một gia vị mà còn có tác dụng kháng khuẩn và virut, nhất là chống nhiễm khuẩn các bệnh hô hấp và có tác dụng ngừa ung thư.
Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh mạn tính như: Người đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, xương khớp hoặc người bệnh sau phẫu thuật, những người ăn kiêng hoặc dùng thuốc thì cần có một chế độ ăn riêng biệt, khi đó cần có sự tư vấn cụ thể, cặn kẽ của các bác sĩ chuyên khoa. Không được áp dụng chế độ ăn theo sự mách bảo hoặc tự tìm hiểu có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Theo VNE
Bị viêm tuyến tiền liệt nên ăn gì?
Để bảo vệ tuyến tiền liệt, nam giới trên 55 tuổi nên ăn mỗi ngày khoảng 200 g bông cải, 2 quả cà chua tươi hoặc một chén xốt cà chua.
Viêm tuyến tiền liệt (TTL) là loại bệnh thường gặp ở đàn ông, phần nhiều do nhiễm khuẩn ở niệu đạo, tinh nang, mào tinh hoàn hoặc các vùng lân cận trực tràng.
Video đang HOT
Vi khuẩn gây bệnh thường là các loại tụ cầu khuẩn, trực khuẩn, đại tràng và trực khuẩn loại bạch cầu. Những yếu tố dẫn bệnh thường là cơ thể bị cảm lạnh, rượu chè quá mức, chấn thương vùng hội âm, phóng dục quá độ...
Viêm TTL có 2 thể là viêm TTL cấp và viêm TTL mạn.
1 - Viêm TTL cấp thường có triệu chứng tiểu nhiều lần, tiểu gắt, tiểu đau, có khi có máu, kèm theo sốt. Đông y gọi là nhiệt lâm, huyết lâm (lâm có nghĩa là đi tiểu khó, tiểu buốt) do thấp nhiệt hoặc do khí huyết ứ trệ.
Sau đây là một số món ăn có ích cho người bị viêm TTL cấp:
- Canh vỏ dưa hấu, mướp hương, diếp cá:
Dưa hấu có lợi cho người bị viêm tuyến tiền liệt
Nguyên liệu
Vỏ trắng dưa hấu 100 g, rau diếp cá 30 g, mướp hương 30 g, gia vị các loại.
Cách làm: Tất cả rửa sạch, cho vào nồi cùng lượng nước thích hợp để nấu thành canh, nêm gia vị vừa ăn. Dùng trong bữa cơm.
- Vỏ dưa hấu xào cà-rốt:
Nguyên liệu
Vỏ trắng dưa hấu 200 g, cà rốt 200 g, gừng tươi 5-10 g, gia vị các loại.
Cách làm: Vỏ trắng dưa hấu rửa sạch, xắt lát; cà rốt xắt lát, gừng tươi đập giập.
Xào chín tất cả với dầu ăn, nêm gia vị vừa ăn.
Dùng trong bữa cơm hoặc ăn vào lúc đói bụng.
- Cháo vỏ dưa hấu:
Nguyên liệu
Vỏ dưa hấu 60 g, mạch nha 20 g, ý dĩ 20 g, gạo tẻ 50 g.
Cách làm: Nấu tất cả thành cháo đặc, thêm ít đường hoặc mật ong vừa ăn, dùng ăn trong ngày, vào lúc đói bụng.
Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn, đi tiêu lỏng, kiêng dùng.
Ngoài ra, còn một số món ăn bổ ích khác cho người bệnh như: Nước bí đao, rễ tranh, bạch hoa xà thiệt thảo; nước rễ tranh, rau má; cháo ý dĩ (hạt bo bo), kiều mạch; cháo đậu đỏ, rễ tranh; cháo đậu đỏ, ý dĩ; canh bí đỏ, đậu xanh...
2 - Viêm TTL mạn tính có biểu hiện chủ yếu là cảm giác khó chịu ở vùng hội âm, vùng bụng dưới, tinh hoàn, đau vùng dưới thắt lưng, tiểu nhiều lần, nước tiểu đục trắng, tiểu sót, có khi tiểu ra máu, ra tinh.
Sau đây là một số món ăn có ích cho người bị viêm TTL mạn:
- Cháo hoài sơn (khoai mài), xa tiền tử (hạt mã đề):
Nguyên liệu
Hoài sơn 30 g, xa tiền tử 12 g.
Cách làm: Hoài sơn nghiền thành bột, cho vào nồi với nước sạch, trộn đều. Xa tiền tử cho vào túi vải, để vào nồi nấu chung với hoài sơn, để lửa nhỏ nấu thành cháo, thêm ít đường, chia 2 lần ăn trong ngày.
- Canh tôm nấu đậu hũ (đậu phụ):
Nguyên liệu: Tôm thẻ (hoặc tép sông) 50-100 g, đậu hũ 3 miếng, hành, gừng, gia vị vừa đủ.
Cách làm: Tôm làm sạch, đậu hủ rửa sạch, cắt miếng nhỏ, cho 2 thứ vào nồi nước, nấu sôi 10- 20 phút, cho tiếp hành, gừng, gia vị vào để nêm vừa miệng. Dùng nóng trong bữa cơm.
Ngoài ra, còn có các món ăn khác như: Canh cà chua, đậu hũ; cháo sinh địa, mã đề; canh sườn non, rong biển...
Để bảo vệ TTL, nam giới trên 55 tuổi nên ăn mỗi ngày khoảng 200 g bông cải, 2 quả cà chua tươi hoặc một chén xốt cà chua.
Nên uống nhiều nước
Trong ngày, người bị viêm TTL nên uống nhiều nước (từ 2 đến 2,5 lít, nhu cầu này tăng lên hay giảm đi tùy theo tính chất công việc và đặc biệt là theo thời tiết), ăn nhiều loại canh rau củ. Cần ăn thêm nhiều loại trái cây mọng nước, ít ngọt, không hút thuốc lá, kiêng các thức ăn nhiều gia vị có tính kích thích và nóng như tiêu, tỏi, ớt, riềng, nghệ, gừng, cà ri...
Tập luyện thể dục, dưỡng sinh, hoặc một số môn thể thao vừa sức như bơi lội, đi bộ, chạy chậm... Một số thực phẩm có ích cho người bị viêm TTL là dưa hấu, bông cải trắng hoặc bông cải xanh, cà chua...
Theo Lương y Đinh Công Bảy
Theo VNE
Người viêm đại tràng nên ăn gì? Những người mắc bệnh viêm đại tràng cần một chế độ ăn thực sự hợp lý. Viêm đại tràng là một bệnh tiêu hóa thường gặp. Bệnh khởi phát từ một đợt viêm đường tiêu hóa cấp tính do nhiễm khuẩn qua ăn uống nhưng không được điều trị triệt để dẫn tới hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc. Viêm đại tràng sau...