Mùa Covid-19: Điểm mặt 10 “siêu thực phẩm” cho hệ miễn dịch
Tăng cường sức đề kháng bằng cách ăn, uống, ngủ, nghỉ sao cho hệ miễn dịch luôn trong trạng thái tốt nhất là lời khuyên phổ biến từ các chuyên gia trong mùa dịch bệnh.
Tờ Medical News Today điểm mặt những thực phẩm dễ tìm mà bạn có thể nhâm nhi ăn vặt hay cho vào nồi thức ăn hàng ngày để giúp tăng sức mạnh cho hệ miễn dịch:
Chocolate đen chứa một chất chống oxy hóa gọi là theobromine, có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch bằng cách bảo vệ các tế bào cơ thể khỏi các gốc tự do, thứ có thể tấn công các tế bào cơ thể, tăng nguy cơ bệnh tật. Nên chú ý đâu là thực phẩm nhiều calo và chất béo bão hòa, vì vậy nên ăn chừng mực.
2. Củ nghệ
Loại gia vị mà người Á châu khá thích sử dụng này giúp cải thiện phản ứng miễn dịch, là chất chống oxy hóa và kháng viêm rất tốt.
Một đĩa cơm chiên nghệ với cá hồi, rau chân vịt và bông cải xanh chứa rất nhiều chất dinh dưỡng giúp tăng sức mạnh của hệ miễn dịch – ảnh minh họa từ internet
3. Cá dầu
Là các loại cá như cá thu, cá hồi, cá ngừ, cá trích…, vốn chứa axit béo omega-3 rất phong phú. Theo một nghiên cứu năm 2014, ăn cá dầu giúp hệ miễn dịch của cơ thể vận hành chính xác và trơn tru hơn. Nó còn có tác dụng trên các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp. Omega-3 từ lâu đã được thêm vào nhiều loại thực phẩm bổ sung giúp tăng cường hệ miễn dịch. Bạn có thể bổ sung nó một cách rẻ tiền, dễ dàng và ngon hơn nhờ ăn cá.
4. Bông cải xanh
Bông cải xanh giàu vitamin C và cả các chất chống oxy hóa mạnh như slforaphane, đều tốt cho sức khỏe của hệ miễn dịch.
Video đang HOT
5. Cải bó xôi
Còn gọi là rau chân vịt, rau bina. Loại rau này chứa đồng thời nhiều chất chống oxy hóa và vitamin mà hệ miễn dịch cơ thể rất cần để vận hành trong trạng thái tốt nhất, bao gồm flavonoid, carotenoids, vitamin C, vitamin E. Flavonoid từng được chứng minh là giúp ngăn ngừa cảm lạnh thông thường ở người vì đóng vai trò thiết yếu trong hệ thống phòng thủ miễn dịch đường hô hấp.
6. Trà xanh
Trà xanh giàu flavonoid. Như đã phân tích ở trên, chất này từng được chứng minh giúp ngăn ngừa cảm lạnh thông qua việc giúp hệ miễn dịch mạnh mẽ hơn.
7. Gừng
Sức mạnh nằm trong đặc tính chống viêm và chống oxy hóa của nó.
8. Quả việt quất
Cũng có đặc tính chống oxy hóa mạnh và giúp tăng cường hệ miễn dịch, nhờ chứa một loại flavonoid đặc biệt là anthocanin.
9. Hạt hướng dương
Bạn có thể nhâm nhi hoặc trộn salad với chúng. Nó là nguồn vitamin E phong phú và có tính chống oxy hóa cao. Vitamin E từng được chứng minh là một trong những chất giúp cải thiện chứng năng miễn dịch tốt nhất, bên cạnh Vitamin C.
10. Kefir
Là tên một thức uống lên men đặc biệt. Bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy những hũ yaourt được chế biến theo kiểu kefir. Kefir giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, đẩy lùi các vi khuẩn, giảm viêm, tăng khả năng chống oxy hóa của cơ thể.
Ngoài ăn uống, các biện pháp giúp tăng cường hệ miễn dịch khác mà chuyên gia khuyến cáo trong mùa dịch bệnh mà bạn nên nhớ là : tập thể dục thường xuyên, tránh thuốc lá, giảm bia rượu, ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng, duy trì cân nặng khỏe mạnh, rửa tay đúng cách….
A. Thư
Theo Medical News Today/Người lao động
Tăng sức đề kháng để phòng bệnh
Theo thống kê, 80% số nạn nhân tử vong vì Covid-19 đều trên 60 tuổi, và 75% mang bệnh lý sẵn có vào thời điểm nhiễm virus, như tim mạch, tiểu đường, suy thận... Người lớn tuổi hệ miễn dịch suy yếu và trẻ nhỏ sức đề kháng kém thường dễ bị xâm nhập của các loại virus.
Tăng cường dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh trong mùa dịch.
Ai có nguy cơ cao dễ bị lây nhiễm?
Về nguy cơ mắc bệnh, PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế nhấn mạnh rằng chúng ta chỉ mắc bệnh khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Theo những hiểu biết ban đầu, hiện nay, nguồn bệnh có thể là động vật mang mầm bệnh hoặc tiếp xúc với người mang mầm bệnh Covid-19.
Bệnh lây theo đường hô hấp nên có thể lây truyền qua giọt nước bọt qua ho, hắt hơi hoặc lây truyền qua tay chân, vật dụng mà virus bám vào. Vậy ai là những người có nguy cơ cao dễ bị lây nhiễm? Trước tiên là những người đi từ vùng dịch trở về, những người tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gần với những người đi từ vùng dịch về mà nhiễm bệnh như những người cùng chung sống, sinh hoạt với những người nhiễm bệnh, những người đi cùng máy bay, ôtô, tàu... trong các đám tụ họp, trong bệnh viện mà có người bị nhiễm bệnh, những người làm công tác ở sân bay, cửa khẩu mà phải tiếp xúc với những người nhập cảnh nhiễm bệnh..., những người nhà, nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân.
Còn theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê- Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), Phó trưởng Tiểu ban Điều trị Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp corona (Covid-9), trong số 16 bệnh nhân tại Việt Nam, hiện có đủ nam - nữ, đủ lứa tuổi: Người cao tuổi có nhiều bệnh nền (người bố ở Bệnh viện Chợ Rẫy), trung niên, thanh niên, vị thành niên, trẻ nhỏ; có cả người có đủ triệu chứng lâm sàng và cả có người dương tính với Covid-19 nhưng không có biểu hiện sốt, ho, khó thở...
Ông Lương Ngọc Khuê cũng khẳng định, bệnh dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới (Covid-19), là bệnh truyền nhiễm nhóm A và lây truyền từ người sang người. Do đó, kiểm soát nhiễm khuẩn là nhiệm vụ hàng đầu để không lây nhiễm chéo trong bệnh viện (giữa người bệnh - người bệnh; giữa người bệnh - thầy thuốc; giữa người bệnh, thầy thuốc- cộng đồng).
Tuy nhiên theo các chuyên gia y tế, những người có sức đề kháng kém dễ mắc bệnh tập hơn. Phân tích cụ thể về trường hợp gia đình ông L.Z (66 tuổi, quốc tịch Trung Quốc) và người con trai L.Z.C (28 tuổi), 2 trường hợp đầu tiên được phát hiện nhiễm Covid - 19 tại TPHCM nhưng người vợ không nhiễm, TS.BS Lưu Ngân Tâm-Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) cho rằng "do vợ ông L.Z có sức đề kháng, miễn dịch tốt". Đặc biệt, ngoài hai bệnh nhân ở Trung Quốc và một số bệnh nhân trẻ tại Việt Nam nhiễm chủng mới virus Covid-19 mới tự khỏi bệnh, được xuất viện có điểm chung là sức đề kháng tốt.
Phân tích về trường hợp người con trai L.Z.C (28 tuổi) mắc bệnh 3 ngày đã có kết quả xét nghiệm âm tính (khỏi bệnh), nhưng ông L.Z có quá nhiều bệnh nền (đái tháo đường, cao huyết áp, bệnh lý mạch vành đặt 3 stent...), BS Tâm nhận định là do ông này có hệ miễn dịch - sức đề kháng thấp. Từ đó, BS Lưu Ngân Tâm cho biết người có nguy cơ nhiễm virus, vi trùng tập trung phần lớn ở những người bị miễn dịch suy yếu. Nếu so sánh giữa người trẻ và người già thì phần lớn miễn dịch ở người già bị suy giảm. Bên cạnh đó, nhóm người già có hệ miễn dịch"mong manh, dễ vỡ" là những người mắc thêm nhiều bệnh lý; người già có bệnh mạn tính càng nhiều thì hệ miễn dịch càng yếu.
Đồng nhận định, PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết, những người đã mắc bệnh này nhưng có những bệnh nền là những bệnh mạn tính như đái tháo đường, bệnh người cao tuổi... thì nguy cơ tử vong sẽ cao hơn.
Cách gì để tăng sức đề kháng
Bác sĩ Trương Hữu Khanh- Trưởng khoa Nhiễm (Bệnh viện Nhi đồng 1, TPHCM nhấn mạnh rằng các bệnh do virus khi chưa có vaccine thì sẽ "đến hẹn lại lên", từ 10 - 20 năm sẽ có một dòng cúm mới. Với virus corona, vào năm 2003 là dịch SARS, giai đoạn 2013 - 2015 là MERS, hiện tại là Covid-19. Tuy nhiên, để phòng, chống bệnh một cách hiệu quả nhất là mọi người cần có ý thức giữ gìn sức khỏe, nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Sức đề kháng của cơ thể được hiểu đơn giản là khả năng "bắt" tác nhân gây bệnh lại và tự tạo ra miễn dịch cho bản thân, đây là một quá trình lâu dài, không phải khi có dịch mới được quan tâm.
Theo BS Lưu Ngân Tâm, mỗi người cần phải có dinh dưỡng cân đối hằng ngày, ăn đầy đủ các nhóm chất sinh năng lượng và nhóm chất không sinh năng lượng. Cụ thể, nhóm chất sinh năng lượng, gồm: tinh bột, đường (cơm, phở) và nhóm thực phẩm giàu đạm (thịt, cá, trứng, sữa); nhóm giàu chất béo (dầu, mỡ). Nhóm không sinh năng lượng gồm: các vitamin, muối khoáng, sinh tố (rau, củ quả...).
"Với người bị bệnh tiểu đường, bệnh thận thì phải uống thuốc theo đúng chỉ định (liều lượng, thời gian, đúng thuốc...) và cần chế độ dinh dưỡng đúng bệnh lý thì sẽ kiểm soát được các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Nếu không thực hành đúng, đường huyết dao động thì tế bào miễn dịch sẽ bị ức chế"- BS Tâm cho biết. Đặc biệt, trong giai đoạn mùa cúm dễ phát dinh và lây lan này, người dân phải tự tuân thủ phòng bệnh theo các biện pháp của Bộ Y tế. Trong ăn uống thì nhóm rau, củ, quả màu sắc rực rỡ tự nhiên như cam, dâu... là nhóm thực phẩm giàu vitamin A, C giúp tăng sức đề kháng tốt nhất. Khẩu phần ăn phải có hàm lượng đạm cao.
Ở góc độ dinh dưỡng, BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp- Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam - nguyên Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng TPHCM, cũng cho rằng thực hành chế độ dinh dưỡng phù hợp có vai trò quan trọng giúp nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, giảm nguy cơ mắc các biến chứng của các bệnh lý nền có sẵn. Đặc biệt cần thiết với các đối tượng có hệ thống miễn dịch yếu, như: trẻ em, người cao tuổi, người mắc các bệnh mạn tính. Chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng tập trung vào cung cấp đủ năng lượng, đủ chất đạm, đủ chất bột, đường, kiểm soát chất béo, tăng cường vitamin A, vitamin E, vitamin D và vitamin C, tăng cường kẽm, selen và sắt, tăng cường probiotic.
Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), cải bó xôi nằm trong danh sách các loại thực phẩm giúp tăng sức đề kháng bởi loại rau này không chỉ giàu vitamin C mà còn chứa rất nhiều chất chống ô xy hóa và beta carotene. Đây là những chất có tác dụng giúp tăng khả năng chống viêm cho hệ miễn dịch và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Ngoài ra, đu đủ là loại trái cây chứa rất nhiều vitamin C và còn là nguồn cung cấp kali, vitamin B và axit folic, là những dưỡng chất có vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Một số gia vị như gừng là thực phẩm có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cơ thể. Ngoài ra, gừng giúp giảm viêm, giảm đau, giúp ngăn ngừa, điều trị các bệnh viêm nhiễm khác.
Minh Hà
Theo daidoanket
Tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể từ bên trong Bên cạnh những biện pháp loại trừ các yếu tố gây bệnh từ bên ngoài, việc cải thiện khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ cơ thể từ bên trong, đặc biệt là trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay. Vậy sức đề...