Mua bán thời bao cấp hoá ra khó khăn đến nhường này
Thời kỳ ấy, bạn chỉ được mua những mặt hàng thuộc diện phân phối của Nhà nước.
Thời bao cấp – là thời kỳ hàng hoá tất tật được phân phối theo chế độ tem phiếu, bởi việc quản lý thị trường vô cùng nghiêm ngặt, không được mua bán tự do.
Ngoài nhà nước và các tổ chức tập thể, người dân không được phép vận tải hàng hóa, mua bán, trao đổi từ địa phương này sang địa phương khác. Không mua được gì ngoại trừ các mặt hàng thuộc diện phân phối của nhà nước.
Hồi đó, tem phiếu là bộ phận quan trọng nhất của chế độ phân phối. Nó có tính quyết định cuộc sống của gia đình cán bộ, công nhân, viên chức trong cả một năm.
Tem phiếu bảo đảm sự công bằng trong hoàn cảnh thiếu thốn, nước nào sau chiến tranh đều phải áp dụng.
Tất cả các loại hàng hóa nhu yếu phẩm gồm lương thực, thực phẩm từ gạo, thịt, cá đến bìa đậu phụ, lọ mắm tôm, mớ rau xanh, chất đốt, xà phòng, mì chính… đều phải mua bằng sổ và tem phiếu theo định mức ít ỏi.
Mỗi gia đình được cấp cho một sổ gạo mỗi năm 12 tháng, trong đó ghi khẩu phần của tất cả thành viên trong nhà. Rau được cấp theo tiêu chuẩn 3-5kg/người/tháng.
Video đang HOT
Một người dân trung bình được tiêu chuẩn 1,5 lạng thịt/tháng, cán bộ nhà nước được tiêu chuẩn cao hơn, từ 3-5 lạng/tháng tùy cấp bậc.
Thời bao cấp, tem phiếu thực phẩm chia ra nhiều loại : A, B, C, D, E, N, T. Ở tỉnh không có phiếu A. Phiếu A chỉ có ở cửa hàng Tôn Đản (Hà Nội). Chỉ có vài người được hưởng tem phiếu loại B như bí thư, chủ tịch tỉnh.
Ở Huế có một người “dân” được hưởng phiếu thực phẩm loại B, đó là bà Từ Cung , mẹ vua Bảo Đại.
Phiếu E là phiếu cho cán bộ công nhân viên và hưu trí bình thường, mỗi tháng được mua 0,5 kg thịt/tháng. Phiếu C được giới hạn 1 kg/tháng, phiếu N, Tr (N là thiếu niên, Tr là trẻ em) chỉ được mua 0,3 kg/tháng.
Sống trong thời kỳ tem phiếu nghĩa là bạn phải xếp hàng mua lương thực, thực phẩm tại các cửa hàng mậu dịch. Mỗi lần đi mua hàng như “đi chiến đấu”, bạn phải đi từ 4-5h sáng, xếp hàng, chen lấn, xô đẩy, có khi mất cả ngày trời mới mua được suất của mình.
Tất cả các mặt hàng mua bằng tem phiếu chỉ có giá trị trong tháng, nên mới sinh ra chuyện xếp hàng bằng… gạch, nón, lồng gà.
Tết thời bao cấp rất đơn sơ. Nhiều nhà phải khó khăn lắm mới có thể “xoay” được tiền mua gạo nếp về gói bánh chưng. Bánh kẹo lại càng ít, nhiều nhà tự làm hạt dưa để ăn chơi trong tết nhưng hạt dưa thời ấy cũng khá hiếm.
Vào thời ấy, su hào có giá một đồng một quả; khoai lang 22 đồng một yến; mì 85 đồng một yến; rau muống lợn 1 đồng 5 hào một mớ; bèo Nhật Bản 4 hào một mớ; bèo tấm 5 hào năm nắm tay; bơm xe 2 hào một bánh; trà chén 2 hào một chén…
Thời bao cấp chưa có thịt bò nhiều như bây giờ và người dân cũng không quen ăn thịt bò, hải sản lại càng hiếm. Các gia đình đều tự trồng trọt, chăn nuôi thêm để cải thiện đời sống. Thịt lợn thời điểm đó “lên ngôi”, ai ai cũng nuôi lợn để tăng gia.
Khu chợ có thể "tìm thấy những thứ vừa đánh mất" giữa lòng Hà Nội
Một số chợ cổ ở Hà Nội chuyên bán đồ cũ đến nay vẫn được nhiều người mua và bán ghé thăm thường xuyên.
Điển hình trong số đó, chợ Giời (chợ Trời) trở thành khu chợ nổi tiếng mà chỉ nhắc đến cái tên thôi là ai cũng biết.
Ngôi chợ lịch sử
Chợ Giời (hay chợ Trời) là tên gọi dân dã của chợ Hòa Bình. Đây là chợ đồ cũ nổi tiếng ở Hà Nội được hình thành vào khoảng những năm 1954 - 1955. Có thể nói đến nay, chợ Trời là chợ tạm lâu đời nhất Hà Nội, tồn tại nhiều thập kỷ nay như là sản phẩm của một giai đoạn mang tính lịch sử thời bao cấp.
Người dân thường hay nói, "hàng gì có ở trên đời, cứ đến chợ Giời là có". Tuy cách nói trên hơi quá lời, nhưng quả thực chợ Trời là nơi buôn bán đủ loại hàng hóa, từ những thứ nhỏ như cây đinh, cục pin đến những thứ lớn như xe máy, tivi, tủ lạnh... Mọi thứ hàng hóa "trên trời dưới bể" thì ở đều có ở đây.
Chợ Giời là một ngôi chợ lâu đời mang minh chứng lịch sử thời bao cấp. Ngày xưa khi muốn mua hàng hoá "tem phiếu" người ta vào cửa hàng mậu dịch quốc doanh. Còn những mặt hàng ngoài luồng thì mang ra vỉa hè, ra chỗ chợ ngoài trời. Chợ Giời là một điển hình ví dụ cho những phiên chợ "lạ" như vậy.
Đến nay, chợ Giời đã tồn tại 65 năm, trải qua bao thăng trầm biến cố của lịch sử, ngôi chợ vẫn tồn tại trường kỳ trước bao thay đổi của Thủ đô Hà Nội. Đã từng có thời kỳ chính quyền muốn dẹp chợ, và đã từng chuyển chợ Giời lên phố Phùng Hưng, tuy nhiên những cố gắng này không thành công vì người dân có thói quen mua hàng tại "chốn cũ" nên không dễ gì thay đổi. Người bán kẻ mua đã quen lối nên dù có di chuyển đi đâu thì họ vẫn tìm đến địa chỉ ban đầu để giao dịch mua bán hàng hóa.
Ngày nay ở Hà Nội đã có nhiều cửa hàng, cửa hiệu chuyên nghiệp, đa dạng mẫu mã hàng hóa. Tuy nhiên những trao đổi buôn bán nhỏ lẻ vẫn còn thực hiện ở chợ Giời. Những món đồ cũ, cổ vật... vẫn được người bán người mua tìm đến. Bởi vậy mà trải qua nhiều năm trường tồn, chợ Giời vẫn mang nét đẹp đặc trưng mà không ngôi chợ cổ nào ở Hà Nội lẫn vào được.
Cần mua gì cứ hỏi người bán là sẽ có
Tuy có từ thời bao cấp, nhưng chợ Giời đến nay vẫn tồn tại vì ngôi chợ này luôn biết thay đổi để thích ứng nhu cầu người mua. Chợ Trời ngày nay vẫn là nơi được nhiều người tin tưởng đến mua bán những sản phẩm linh kiện cơ khí, điện tử với cách buôn bán riêng không lẫn vào đâu được đó là thuận mua vừa bán.
Hiện có hàng trăm gian hàng trong chợ mọc san sát nhau bày bán đủ thứ. Ngoài ra cái "độc- lạ" ở chợ Giời là có nhiều mặt hàng "độc" mà chỉ có ở đây mới có.
Chợ Giời bán nhiều các mặt hàng cũ
Bên cạnh các đồ linh kiện hiếm, đồ cổ chợ Giời còn bán các đồ mới tinh, nguyên đai nguyên kiện. Tuy nhiên, một điểm đặc trưng tại khu chợ này là các quầy hàng luôn trộn lẫn hàng thật với hàng giả và bán giá như nhau. Vì thế, những người có chút tinh tế nhìn đồ là thể mua được những món hàng xịn, bền tại đây với giá rẻ bất ngờ. Tuy vậy cũng không ít người lần đầu ghé thăm mua đồ bị hớ lại mang hậm hực trong người.
Anh Nguyễn Ngọc, một khách quen từ nhiều năm nay của chợ Giời cho biết, anh thường xuyên đi mua những món đồ kim khí mà chỉ ở đây mới có, cần mua gì cứ hỏi người bán là sẽ có, không có ngay lúc đó người bán sẽ hẹn bạn một ngày khác lấy hàng. Tuy nhiên, đi chợ Giời người mua tránh không bị hớ thì nên mặc cả dù chỉ là món đồ nhỏ.
Người mua người bán tấp nập tại chợ Giời
Mọi người thường kháo nhau rằng ở Hà nội nếu bị mất trộm đồ như các loại phụ tùng xe máy, ôtô, các đồ điện, đồ gia dụng... thì cứ ra chợ Giời sẽ mua lại được chính đồ của mình vừa bị mất. Câu nói bông đùa đó chỉ đúng ở một thời điểm nào đó. Bởi ngày nay công an đã kịp ngăn chặn những vụ trộm cắp đồ vật mang ra chợ Giời bán không còn như ngày xưa.
Chợ họp từ sáng sớm đến khi thành phố lên đèn, thậm chí đến cả đêm. Nếu bạn cần những món đồ cổ mà tìm nơi khác không thấy thì hãy thử ghé thăm chợ Giời một lần để thử cảm giác về ngôi chợ "độc" giữa lòng thủ đô Hà Nội!
Những mặt hàng được chuộng trong 6 tháng tới Hậu Covid-19, thực phẩm và đồ dùng thiết yếu vẫn sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong chi tiêu của người Việt. Khảo sát về hành vi tiêu dùng dưới tác động của Covid-19 của Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cho biết, trong 6 tháng tới, hành vi mua sắm của người Việt sẽ không nhiều thay đổi như giai...