Một vài hành động vô thức mà bạn thường làm khi ngứa tay có thể gây hại không nhỏ cho sức khỏe
Bàn tay của chúng ta có thể tiềm ẩn rất nhiều vi khuẩn độc hại nên nếu cứ ngứa tay mà làm một số việc sau thì vô tình bạn đang tự tay làm hại cơ thể của mình.
Bỗng thấy móng tay của mình bị xước, bạn liền đưa tay lên miệng để cắn hết vết xước… Và hành động này vô tình khiến vi khuẩn từ móng tay truyền vào cơ thể bạn thông qua đường miệng. Ngoài hành động cắn móng tay trong vô thức, bạn còn có thể mắc phải một số thói xấu mỗi khi rảnh tay nhưng không nghĩ nó lại gây tổn hại sức khỏe nghiêm trọng.
Chọc vỡ phần bị rộp trên tay chân
Những vết phồng rộp xuất hiện ở bàn chân hoặc bàn tay có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã ma sát một thứ gì đó mạnh lên da, từ đó khiến chúng hình thành một vết rộp như bong bóng nước. Đa phần, các vết phồng rộp này có thể biến mất sau vài ngày nhưng cách tốt nhất thì bạn vẫn nên chữa phồng rộp bằng cách ngâm chân hoặc ngâm tay vào nước muối loãng. Sau đó, hãy rửa sạch và lau bằng khăn khô.
Tuyệt đối không tự ý chọc thủng vết thương này để tránh gây nhiễm trùng trên da. Trong trường hợp vết rộp bị vỡ thì nên nhẹ nhàng rửa sạch và giữ khô lớp da rộp đó. Đồng thời, hãy mua thêm một lọ thuốc mỡ để bôi lên sẽ giúp miệng vết thương nhanh lành lại.
Nghe hơi buồn cười nhưng chính xác có một số người thường vô thức đưa tay ra sau để… gãi mông. Tuy nhiên, vùng mông lại ẩn chứa rất nhiều vi khuẩn và nếu sau đó bạn không rửa tay mà đi ăn ngay thì vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể rất dễ dàng. Đó cũng là lý do vì sao các chuyên gia thường khuyến cáo bạn nên rửa tay thật sạch sau khi đi vệ sinh và trước bữa ăn.
Video đang HOT
Chắc chắn, đây là một hành động mà không ít cô nàng từng làm mỗi khi thấy ngứa tay. Tuy nhiên, bàn tay của chúng ta có thể tiềm ẩn vô vàn vi khuẩn gây hại nên việc nặn mụn đầu đen bằng tay sẽ làm vi khuẩn có cơ hội tiếp xúc và tấn công trực tiếp vào ổ nang lông, từ đó gây ra tình trạng viêm nhiễm, hình thành mụn mủ năng hơn.
Ngoáy mũi
Không ít người thường có thói quen ngoáy mũi thay vì dùng khăn mềm để vệ sinh mũi. Đây là một thói quen xấu mà bạn nên sửa bỏ ngay từ bây giờ. Bởi khi ngoáy mũi, phần da bên trong rất dễ bị rách, từ đó gây ra máu hoặc nhiễm trùng do ngón tay đưa vào.
Thêm nữa, hành động này cũng có thể làm mất lông mũi. Trong khi đó, lông mũi lại có tác dụng bảo vệ mũi để ngăn ngừa khói bụi đi vào trong.
Cắn móng tay
Mỗi khi cảm thấy căng thẳng, hồi hộp, nhiều người cũng vô thức mà đưa tay lên miệng để cắn. Hoặc thậm chí, khi thấy móng tay của mình không đều nhau thì bạn sẽ cảm thấy rất ngứa mắt và muốn cắn cho chúng đều nhau. Chính điều này vô tình tạo ra vết thương nhỏ ở ngón tay. Nếu không cẩn thận, bạn còn có thể làm rách da tay và dễ gây viêm da.
Theo Helino
3 mẹo vàng trị hăm cho trẻ sơ sinh không cần dùng thuốc
Dưới đây là 3 phương pháp trị hăm cho trẻ nhỏ theo cách dân gian khá hiệu quả, mẹ bỉm sữa có thể nắm lấy để sử dụng khi cần thiết.
Chữa hăm cho trẻ bằng lá trầu
Không chỉ có lá khế, sử dụng lá trầu để chữa hăm cho trẻ sơ sinh cũng là bài thuốc dân gian được tương truyền vừa an toàn mà có hiệu quả.
Đối với người dân Việt Nam, lá trầu không còn xa lạ gì. Có rất nhiều bệnh được chữa từ lá trầu. Lá trầu không chỉ có hoạt tính kháng sinh mạnh mà còn có tác dụng kháng nấm hiệu quả với nhiều loại nấm khác nhau.
Cách làm: Các mẹ hái lá trầu không, nhớ chọn lá còn xanh mướt, không rập úa, sâu, chọn từ 3 - 4 lá. Sau đó rửa sạch và ngâm với nước muối loãng để được kháng khuẩn. Chuẩn bị nồi đổ đầy 1 lít nước, cho lá trầu vào lút nước và đun sôi.
Cách dùng: Sử dụng một khăn sạch sau đó thấm vào nước trầu không vừa đun sôi, để khăn nguội và thấm ngay lên vùng da bị hăm của bé. Thực hiện 3 - 4 lần và kéo dài 4 ngày chắc chắn tình trạng hăm ở bé sẽ giảm rõ rệt.
Lá trầu không lành tính trị hăm cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả.
Cách trị hăm cho trẻ bằng dầu dừa
Chuẩn bị: Khăn sạch và dầu dừa
Cách dùng: Đầu tiên lau sạch người bé, đặc biệt là vùng mông, bẹn và bộ phận sinh dục cho con.
Mẹ rửa sạch tay với xà phòng diệt khuẩn, sau đó đổ một chút dầu dừa lên tay rồi nhẹ nhàng, từ tốn thoa lên vùng da mà bé đang bị hăm đỏ. Massage nhẹ nhàng vùng da đó khoảng 15 - 20 phút để dầu dừa thấm vào da của con.
Để con "giải phóng" bỉm tã trong vòng 3 tiếng đồng hồ, không mặc tã cho con để con được thông thoáng nhất có thể. Chỉ mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi cho con.
Trị hăm cho trẻ bằng dầu dừa khá hiệu quả.
Chữa hăm cho trẻ bằng lá khế
Vì lá khế mát, lành tính nên được sử dụng ngày càng nhiều trong những bài thuốc bắc gia truyền có hiệu quả trị bệnh: rôm sảy, dị ứng của trẻ. Và đặc biệt, sử dụng lá khế chữa hăm cho trẻ sơ sinh.
Cách làm: Chọn những lá khế còn xanh, không quá non cũng không quá già, lá không được sâu. Một nắm là khế cho 1 lần thực hiện là đủ.
Sau khi hái lá khế về nhớ rửa sạch và ngâm với nước muối loãng. Điều này đảm bảo lá khế được sạch, được khử trùng.
Lá khế sau khi ngâm nước muối loãng 30 phút, vắt kiệt nước và cho vào giã cùng vài hạt muối và hòa tan trong 1 lít nước sạch được đựng trong chậu sạch.
Lưu ý: Khi bé bị hăm, các mẹ nhớ vệ sinh sạch sẽ và giúp cơ thể bé luôn được khô thoáng. Hạn chế sử dụng bỉm, tã thường xuyên để tránh tình trạng đau rát những vị trí da bé bị hăm.
Theo giaoducthoidai.vn
Con lúc nào cũng cắn móng tay đến cụt cả đi rất có thể là do những nguyên nhân tiềm ẩn này Cha mẹ nên tìm hiểu lý do tại sao con mình thích cắn móng tay để có thể giải quyết triệt để vấn đề này. Khi trẻ nhỏ cắn móng tay là tâm lý đang lo lắng hoặc là có cảm giác thiếu sự an toàn. Mặc dù sau khi cha mẹ la mắng, trẻ sẽ dừng hành động cắn móng tay, nhưng...