Một trường THPT ở Hà Nội có nguy cơ giải thể, học sinh và giáo viên như ngồi trên lửa
Các thành viên góp vốn khẳng định, trường THPT Đặng Thai Mai có đến 99% nguy cơ phải giải thể. Điều này khiến học sinh và giáo viên của trường lo lắng suốt thời gian qua.
Trường Đặng Thai Mai đứng trước nguy cơ giải thể
Mới đây, hàng trăm phụ huynh đang có con đang học lớp 12 trường THPT Đặng Thai Mai (xã Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) đã phải viết đơn “cầu cứu” các cơ quan chức năng khi họ bất ngờ được biết học bạ của con mình chưa được ký duyệt để hoàn thành thủ tục thi tốt nghiệp THPT năm 2022 và đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ bằng học bạ.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên hết sức hi hữu, trường… không có hiệu trưởng cũng chẳng hiệu phó. Thầy hiệu trưởng Lê Quốc Trường đã hết nhiệm kỳ và hết tuổi làm việc theo quy định nên đã nghỉ việc từ ngày 20/1/2022. Vì nhiều lý do, trường bị “trống” hiệu trưởng từ đó đến nay.
Ngày 14/6, vì quá bức xúc, phụ huynh đã kéo đến trường để đối thoại và yêu cầu nhà trường làm rõ. Buổi đối thoại chỉ có 2 thành viên góp vốn là ông Đàm Khắc Minh và ông Đàm Khắc Sỹ tham gia. “Chúng tôi đề nghị nhà trường phải giải quyết sớm nhất cho con chúng tôi để các cháu kịp đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ. Tương lai của con em chúng tôi là quan trọng nhất, không gì có thể đền bù được”, một phụ huynh bức xúc.
Phụ huynh học sinh trường THPT Đặng Thai Mai đối thoại với nhà trường vào ngày 14/6. Ảnh VTV
Rất may, chiều ngày 14/6, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội đã triệu tập cuộc họp khẩn gồm Ban giám đốc, lãnh đạo các phòng ban của Sở và thành viên hội đồng góp vốn của trường và đã đưa ra giải pháp sẽ kéo dài nhiệm kỳ của hiệu trưởng cũ đến 30/8/2022 để giải quyết các phần việc còn dang dở của nhà trường liên quan đến học sinh, trong đó có công tác hoàn thiện hồ sơ.
Vấn đề của 104 em học sinh khối 12 tạm thời đã được giải quyết ổn thỏa. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong “vô số” những vấn đề đang tồn tại ở trường THPT Đặng Thai Mai khiến ngôi trường này đứng trước nguy cơ sẽ phải giải thể.
Video đang HOT
Ông Đàm Khắc Sỹ – một trong 4 thành viên góp vốn khẳng định: “Đến 99,99% trường sẽ phải giải thể”. Lý do được ông Sỹ đưa ra là “không có học sinh, lấy gì mà dạy bây giờ”.
Theo đó, trường Đặng Thai Mai hiện chỉ có 2 khối lớp 11 và 12. Sở dĩ, trường bị khuyết khối 10 do năm học 2021-2022 Sở GD&ĐT Hà Nội cho rằng trường “không đủ điều kiện tuyển sinh”. Cụ thể, do nội bộ giữa các cổ đông góp vốn chưa thống nhất trong việc điều hành. Lý do thứ 2 là trang thiết bị hiện có của trường chưa đáp ứng được theo quy định hiện hành.
Cả ông Sỹ (bên trái) và ông Minh đều khẳng định, 99% trường Đặng Thai Mai sẽ giải thể.
Ngay sau đó, ông Sỹ, ông Minh và một thành viên góp vốn khác là ông Lê Khắc Hải đã cố gắng khắc phục bằng việc đầu tư trang thiết bị, sửa sang lại trường thế nhưng, những cố gắng với hi vọng sẽ được tuyển sinh lại lớp 10 đã tan thành mây khói khi vấn đề lớn nhất gần như không thể giải quyết đó là “nội bộ chưa thống nhất” giữa các thành viên góp vốn. Trường cũng không có Ban giám hiệu…
“Trường hiện có 104 học sinh khối 12 và 89 học sinh khối 11. Các em học sinh khối 12 hàng ngày vẫn ôn thi tại trường nhưng học sinh khối 11 đang nghỉ hè. Chỉ còn ít ngày nữa các em khối 12 sẽ ra trường nhưng điều trăn trở của chúng tôi là 89 học sinh khối 11. Trường không thể hoạt động được nữa, các em chưa biết đi đâu về đâu”, ông Sỹ cho biết.
“Con vẫn đang trong thời gian nghỉ hè nhưng hiện bố mẹ đang tìm trường khác để cho con. Bản thân con cũng cảm thấy hoang mang, lo lắng và quyết định sẽ chuyển trường sớm để ổn định việc học tập vì sang năm cuối cấp rồi”, một học sinh khối 11 của trường Đăng Thai Mai chia sẻ.
Không chỉ học sinh, 27 giáo viên nhà trường cũng như đang ngồi trên lửa khi chưa biết “số phận” trường THPT Đặng Thai Mai sẽ đi về đâu. Chia sẻ với PV PNVN, ông Minh không giấu được nỗi buồn. “Những ngày qua tôi mất ăn mất ngủ khi nghĩ về ngôi trường. Được xây dựng từ năm 2004, hoạt động từ 2005 và đã có hơn 3 nghìn học sinh tốt nghiệp ra trường.
17 năm với bao tâm huyết giờ trường đứng trước nguy cơ đóng cửa tôi buồn lắm. Đó là tâm huyết, là công sức nhưng giờ ra nông nỗi này. Nếu trường giải thể, học sinh quanh khu vực này sẽ rất thiệt thòi khi phải đi học xa, nhiều em ở xã Bắc Sơn sẽ phải đi học xa hơn 20km. Chúng tôi sẽ chờ sự chỉ đạo từ Sở GD&ĐT Hà Nội nhưng nguy cơ trường đóng cửa đang hiện hữu trước mắt”, ông Minh buồn bã.
Giáo viên trường THPT top đầu nói về kinh nghiệm thi Toán vào lớp 10
Cô Hà Việt Phương, Tổ trưởng Tổ Toán của Trường THPT Kim Liên - một trong những trường có điểm chuẩn vào lớp 10 hằng năm thuộc top đầu Hà Nội, chia sẻ kinh nghiệm về cách làm bài thi môn Toán, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng sẽ diễn ra cuối tuần này.
Về mặt tổng quan, cô Hà Việt Phương nhận định, cấu trúc đề thi môn Toán vào lớp 10 của Hà Nội 3 năm gần đây không thay đổi, không đánh đố học sinh. "Mặc dù năm ngoái giảm thời gian làm bài giảm xuống còn 90 phút (các năm trước là 120 phút) nhưng đề thi vẫn có đủ 5 bài", cô Phương nói.
Về kiến thức, theo cô Phương, đề thi bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng, chủ yếu trong chương trình lớp 9. Trong đề thi có khoảng 60% kiến thức cơ bản, câu phân loại học sinh khá giỏi chiếm khoảng 30 - 35%, câu phân loại cao chiếm khoảng 5-10%.
"Thí sinh cần chú ý câu cuối của bài 1 và ý cuối cùng của bài 3 thường có tính chất "bẫy", mặc dù không quá khó nhưng dễ bị mất điểm nếu không để ý kĩ các dữ kiện của đề bài.
Cô Phương lưu ý, với các bài toán cơ bản liên quan đến rút gọn biểu thức, tính giá trị biểu thức, giải phương trình, giải hệ phương trình... tuyệt đối không được chủ quan. Khi làm xong, thí sinh cần phải soát lại và dùng máy tính bỏ túi để thử lại kết quả.
Đề thi cũng thường có một câu hỏi cơ bản liên quan đến hình học không gian, chỉ cần thí sinh thuộc công thức là làm được.
Đối với bài hình học phẳng, thí sinh chú ý vẽ hình chính xác theo đúng yêu cầu bài toán. Câu đầu tiên trong bài thường rất cơ bản, câu tiếp theo hay áp dụng kết quả của câu trước, câu hỏi cuối của bài hình này thường có tính phân loại cao, đòi hỏi tư duy sáng tạo, thí sinh có thể suy luận ngược để tìm ý giải cho bài toán.
Cô Phương khuyên các thí sinh cần chú ý đọc kĩ đề bài và viết nháp một cách khoa học, gọn gàng để có thể soát lại một cách dễ dàng.
Khi đọc đề nếu gặp những câu "lạ" và khó, thậm chí có một số câu vượt qua khả năng của mình, thí sinh phải thật bình tĩnh, không được cuống hay lo sợ. Dựa vào kiến thức đã có, thí sinh lựa chọn những câu có khả năng giải được để làm trước, tránh loay hoay mất thời gian quá lâu vào một câu hỏi.
Cô Hà Việt Phương, Tổ trưởng Tổ Toán của Trường THPT Kim Liên, và học trò
Về phương thức làm bài thi tự luận, thầy Nguyễn Cao Cường, Hiệu trưởng Trường THCS Thái Thịnh cũng lưu ý thí sinh một số điểm với môn Toán. Theo đó, cần đọc thật kỹ đề bài và ghi nhanh ra nháp những ý tưởng và chú ý của từng câu.
"Khi làm bài chọn câu dễ để làm trước nhưng thường đề thi đã thiết kế theo trình tự từ dễ đến khó nên có thể làm tuần tự cũng được. Gặp câu hỏi khó, tạm để đó và làm những câu dễ khác trước", thầy Cường chia sẻ.
Thầy Cường khuyên thí sinh cần trình bày bài thật cẩn thận, không làm tắt, không viết tắt, cần có kết luận về kết quả của từng câu. Đối với bài hình học, cần kiểm tra kỹ xem hình vẽ đã chính xác với đề bài chưa (vì nếu vẽ sai hình, bài hình sẽ bị điểm 0), các câu hỏi cần lập luận chặt chẽ, có ghi lí do khi chứng minh, vẽ hình rõ ràng.
Đặc biệt thí sinh cũng cần lưu ý việc ghi tên các điểm trên hình bởi không ít em hay viết làm cho người chấm không hoặc khó phân biệt được M với N; E với F; O với D...
Năm nay, gần 130.000 sĩ tử của Hà Nội sẽ bước vào mùa thi lớp 10, tuy nhiên, sẽ chỉ có khoảng 69.000 suất vào lớp 10 công lập (không chuyên). Đây là năm có tỉ lệ chọi vào lớp 10 cao kỉ lục ở Hà Nội trong nhiều năm qua.
Kỳ thi vào lớp 10 công lập của Hà Nội năm nay sẽ diễn ra vào ngày 18-19/6.
Cụ thể, sáng 18/6, các thí sinh dự thi Ngữ văn (tự luận 120 phút); chiều 18/6, thi Ngoại ngữ (trắc nghiệm 60 phút); sáng 19/6, thi Toán (tự luận 120 phút).
Điểm xét tuyển thi vào lớp 10 Hà Nội = (Điểm bài thi môn toán Điểm bài thi môn ngữ văn) x 2 Điểm bài thi môn ngoại ngữ Điểm ưu tiên (Điểm các bài thi tính theo thang điểm 10).
Với các thí sinh dự thi môn chuyên sẽ tham dự vào ngày 20/6.
Giáo viên cần biết thế mạnh của học sinh Chiều cùng ngày, 160 giáo viên (GV) làm công tác hướng nghiệp ở 56 trường THPT tỉnh Quảng Nam đã tham gia buổi tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hướng nghiệp THPT trong khuôn khổ chương trình Đưa trường học đến thí sinh 2022 do Báo Người Lao Động tổ chức. Tại buổi hướng nghiệp, TS Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên viên...