Một trường ĐH được Bộ GD-ĐT thưởng gần 1,5 tỉ đồng bài báo quốc tế
Bộ GD-ĐT vừa quyết định thưởng gần 11 tỉ đồng cho các tác giả có bài báo trên tạp chí khoa học quốc tế uy tín năm 2020. Dẫn đầu danh sách này, một trường ĐH nhận mức thưởng gần 1,5 tỉ đồng.
Năm nay có thêm hơn 1.200 bài báo khoa học quốc tế được khen thưởng so với năm trước đó – BẢO HÂN
Theo đó, Bộ GD-ĐT chi thưởng cho tác giả của 3.627 bài báo được công bố trên tạp chí khoa học uy tín trong danh mục ISI, SCI, SCIE năm 2020 của 34 đơn vị (các cơ sở đào tạo ĐH và CĐ sư phạm).
Tổng kinh phí trao thưởng gần 11 tỉ đồng, từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ năm 2021 của Bộ.
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội là đơn vị dẫn đầu danh sách về số bài báo được khen thưởng, với 491 bài và nhận số tiền thưởng gần 1,5 tỉ đồng. Tiếp theo đó là các ĐH gồm: ĐH Huế (321 bài), ĐH Đà Nẵng (311 bài) và ĐH Thái Nguyên (236 bài).
Một số trường ĐH riêng lẻ cũng có nhiều bài báo được khen thưởng như: Trường ĐH Mở TP.HCM, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, Trường ĐH Cần Thơ…
Video đang HOT
Trường CĐ Sư phạm Trung ương Nha Trang có số bài báo khoa học được khen thưởng thấp nhất, 1 bài với mức thưởng 2 triệu đồng.
Mức khen thưởng cụ thể cho từng đơn vị trong năm nay
Trong năm 2019, Bộ chi 10 tỉ đồng cho 1.718 bài báo quốc tế đăng trong năm 2018. Đến năm 2020, có 2.412 tác giả các bài báo đăng trong năm 2019 được khen thưởng với tổng số tiền là 8 tỉ đồng. Như vậy, so với năm ngoái, năm 2021 có thêm tác giả của hơn 1.200 bài báo khoa học được nhận tiền thưởng từ Bộ GD-ĐT cho các công bố đăng trên tạp chí quốc tế uy tín năm 2020.
Cô sinh viên xinh đẹp biến điểm yếu của bản thân thành điểm mạnh
Tuy chưa ra trường nhưng Nguyễn Lê Phương Uyên (năm thứ tư, chuyên ngành Biên phiên dịch, khoa Ngoại ngữ, trường ĐH Mở TP. HCM) đang đầu quân cho trang mua bán trực tuyến Shopee.
Có thể nói, Phương Uyên chính là gương mặt sinh viên nổi bật khi "dám thử sức" ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Phương Uyên chia sẻ, ban đầu khi lựa chọn chuyên ngành Ngôn ngữ Anh vì lúc đấy bản thân chưa biết mình thực sự thích gì và chỉ đơn thuần thấy tiếng Anh là ổn nhất nên cứ đăng kí học và sẽ thử thách bản thân dần dần.
Uyên bắt đầu đi làm thêm từ khi bước vào năm thứ nhất đại học với rất nhiều các đầu việc khác nhau, như làm Barista phục vụ cho đến tổng đài viên tại Pizza Hut, làm trợ giảng cho giáo viên tiếng Anh tại trung tâm Anh ngữ. Phương Uyên cho biết: "Trong quá trình đi làm thêm mình nhận ra bản thân thích làm những gì liên quan đến business, nên bắt đầu tự tìm tòi học hỏi trên mạng, sách vở, những người xung quanh để trau dồi kiến thức nền và kỹ năng. Mình bắt đầu làm thực tập sinh tại một startup và giờ mình đang đầu quân tại Shopee Việt Nam".
Nguyễn Lê Phương Uyên hiện đang đầu quân cho trang mua bán trực tuyến Shopee.
Hiện tại, Uyên đang làm việc tại ban Business Development, Team Seller Care - Dự án KOL Affiliates. "
Phương Uyên thích thử thách bản thân ở nhiều lĩnh vực khác nhau để khắc phục những điểm yếu của mình.
Trong những năm trên giảng đường Phương Uyên cũng tham gia nhiều cuộc thi về học thuật. Tiêu biểu là cuộc thi ICAEW 100 Đông Nam Á và may mắn được là 1 trong 15 bạn trẻ Việt Nam có mặt trong top 100. Khi ấy, Uyên biết được rằng, cứ tự tin vào bản thân và không ngừng cố gắng thì sẽ làm được những thứ mình thích và dần sẽ khắc phục được những điểm yếu của mình.
Sau đó, Phương Uyên bắt đầu bước ra khỏi vùng an toàn và đã đạt được những thành tích ấn tượng: Học bổng ICAEW vào đến vòng final; lấy được bằng Tesol; lập kênh TikTok truyền cảm hứng cho mọi người với nhiều lượt theo dõi; hỗ trợ và chia sẻ về công việc, định hướng, kỹ năng mềm cho các bạn trẻ và có một host câu lạc bộ tiếng Anh tại Shopee.
"Với kiến thức chuyên môn là tiếng Anh đã giúp mình rất nhiều trong công việc làm trợ giảng tại trung tâm ngoại ngữ và khi mình bắt đầu làm những công việc ngoài chuyên ngành học tập, thì mình không xem đấy là điểm yếu, mà biến nó thành điểm mạnh của mình. Nhờ những trải nghiệm đó mình đã trưởng thành hơn rất nhiều và biết được bản còn thiếu sót ở đâu, cần bổ sung thêm kỹ năng gì", Phương Uyên tâm sự.
Phương Uyên mở phòng thu tại nhà để thỏa mãn thú vui thích ca hát của mình.
Phương Uyên còn lập kênh YouTube để đăng tải những ca khúc tiếng Anh mà mình yêu thích và thể hiện. Kênh nhận được nhiều lượt theo dõi từ những bạn trẻ nước ngoài. "Mình lập ra kênh là do bản tính mê hát, nhất là nhạc nước ngoài.
Trên kênh có những bình luận là của những bạn quốc tế là chủ yếu. Khi được các bạn khen về giọng hát và phát âm tốt thì bản thân mình rất vui và có động lực để cố gắng tiếp. Ngoài ra, mình cũng hay đăng lên trang xã hội như Facebook, Instagram và nhận được nhiều phải hồi tích cực từ bạn bè cũng như cộng đồng mạng", Uyên chia sẻ.
Cụ ông 71 tuổi quyết trở thành cử nhân Luật Sáng ngày 10/1, Trường ĐH Mở TP.HCM tổ chức khai giảng chương trình cử nhân trực tuyến cho 650 sinh viên, trong số có ông Nguyễn Văn Tấn, sinh năm 1950. Cụ ông Nguyễn Văn Tấn nhận học bổng giảm 50% học phí tại lễ khai giảng Điều đáng nói là ở cái tuổi "thất thập cổ lai hy" ông lại chọn học...