Một thập kỷ Trump và Nixon tâm tình qua thư
Vào những năm 1980, Trump và Nixon, hai người đàn ông đến từ quận Manhattan, New York, tìm thấy sự đồng cảm trong niềm khao khát được công nhận.
Donald Trump, khi đó ngoài 30 tuổi, là một nhà phát triển bất động sản trẻ, xông xáo, đang tìm cách ghi dấu ấn tại New York. Còn Richard Nixon, ngoài 70 tuổi, mong muốn khôi phục danh tiếng sau khi từ chức tổng thống hồi năm 1974 vì bê bối nghe lén Watergate.
Sự đồng cảm dường như là lý do dẫn tới một thập kỷ trao đổi thư giữa ông chủ Nhà Trắng hiện nay và cố tổng thống Mỹ, đề cập tới một loạt chủ đề từ bóng đá, bất động sản đến chiến lược truyền thông. Những bức thư lần đầu tiên được tiết lộ hôm 24/9, trong một cuộc triển lãm tại Bảo tàng và Thư viện Richard Nixon.
“Tôi nghĩ ngài là một trong những người đàn ông vĩ đại nhất của đất nước. Thật vinh dự khi được dành một buổi tối cùng ngài”, Trump viết trong thư gửi Nixon vào tháng 6/1982. Hai người trước đó được bắt gặp đi cùng nhau tại một hộp đêm ở quận Manhattan. Trump muốn cảm ơn Nixon vì đã gửi ảnh chụp chung.
Donald Trump (trái) bắt tay Richard Nixon tại một bữa tiệc ở Houston, Texas, vào tháng 3/1989. Ảnh: AP.
Nixon đáp lại vào mùa thu năm đó. “Hãy để tôi mạn phép đưa ra một chút lời khuyên miễn phí”, Nixon viết, sau đó nêu những suy nghĩ cụ thể về cách Trump nên quản lý đội bóng New Jersey Generals mà ông vừa mua về. Cố tổng thống Mỹ từng chơi bóng trong trường đại học và luôn đam mê môn thể thao này.
Về phần mình, Trump không ngần ngại bộc lộ mục tiêu của bản thân. “Một trong những tham vọng lớn của tôi là gia đình Nixon trở thành cư dân trong Tháp Trump”, Trump viết vào tháng 10/1982, đề cập đến tòa nhà 68 tầng trên Đại lộ số 5, công trình nổi tiếng nhất của ông.
Video đang HOT
Sau khi tham quan Tháp Trump, Nixon viết cho doanh nhân bất động sản rằng vợ của ông “cũng ấn tượng” với tòa nhà giống ông, nhưng cảm thấy đây không phải thời điểm thích hợp để thay đổi nơi ở. Bà bị đột quỵ nhẹ hồi tháng 8 năm đó.
Mặc dù vậy, những lá thư vẫn tiếp tục được gửi đi, với câu mở đầu là “Gửi Donald” và “Gửi ngài Tổng thống”.
Giáo sư Luke Nichter tại Đại học Texas A&M, một người nghiên cứu về Nixon, nhận định cố tổng thống và Trump “nhìn thấy điều gì đó tương đồng ở đối phương”. “Đó là sự cứng rắn, táo bạo, ngay cả khi bị đánh bại. Tôi không ngờ rằng một người ở độ tuổi của Trump lại cố gắng kết bạn với một cựu tổng thống”, chuyên gia nêu ý kiến.
Những bức thư không phải chuyển đi quá xa, khi Trump và Nixon chỉ cách nhau gần 6,5 km. Các chủ đề họ trao đổi giờ đây vẫn hiện hữu, như sự mất lòng tin vào truyền thông hay mong muốn tối đa hóa tỷ lệ người xem truyền hình.
“Những người trên khán đài, ngoài việc trả tiền vé xem bóng đá, còn là công cụ không thể thiếu cho chương trình truyền hình, thứ sẽ mang lại nguồn tiền thực sự trong tương lai”, Nixon viết cho Trump về tiềm năng phát sóng các trận đấu của New Jersey Generals.
Đây được cho là bài học đắt giá đối với Trump, người sau đó nâng cao đáng kể danh tiếng nhờ vai trò dẫn dắt 14 mùa của chương trình thực tế “Người tập sự” trên kênh NBC, nơi các thí sinh cạnh tranh vị trí quản lý trong tập đoàn Trump Organization của ông.
Sự ngờ vực với báo chí là điểm chung đáng chú ý giữa hai tổng thống Mỹ. Năm 1990, Nixon liên hệ với Trump khi các hợp đồng kinh doanh của tỷ phú bất động sản thất bại, khiến ông rơi vào cảnh nợ nần, một số doanh nghiệp phải nộp đơn xin phá sản.
“Gửi Donald. Tôi không biết gì về sự phức tạp trong các doanh nghiệp của cậu, nhưng cuộc tấn công ồ ạt của truyền thông đối với cậu khiến tôi ủng hộ cậu!”, Nixon viết. Giờ đây, mức độ căng thẳng trong quan hệ giữa Trump với giới truyền thông được cho là lớn hơn cả Nixon hay bất kỳ tổng thống nào khác.
Cựu chủ tịch Hạ viện Mỹ Newt Gingrich, người quen biết với cả Trump và Nixon, cho rằng Trump có thể đã học hỏi một chút về chính sách đối ngoại khi lắng nghe người tiền nhiệm, nhưng có lẽ khi đó ông chỉ muốn tạo quan hệ với Nixon. “Đây là một sự công nhận đối với Trump, rằng ông ấy đã trở thành người mà Nixon chú ý tới”, Gingrich nhận xét.
Jim Byron, phó chủ tịch Quỹ Richard Nixon, cho biết những bức thư đã được nghiên cứu trong vòng hai năm tại thư viện, nơi bao gồm 46 triệu trang tài liệu và 300.000 bức ảnh, cùng hàng loạt thước phim. Trước đây chỉ có một bức thư giữa Trump và Nixon được biết đến rộng rãi. Đó là hai câu mà Nixon viết vào tháng 12/1987, sau khi vợ ông nhìn thấy Trump trên một talkshow và đánh giá đây là màn thể hiện “tuyệt vời”.
“Bà ấy là một chuyên gia chính trị. Bà ấy dự đoán rằng bất cứ khi nào cậu quyết định tranh cử, cậu sẽ chiến thắng!”, Nixon cho hay. Trump đã đóng khung dòng thư này và đặt nó trong văn phòng của ông ở Tháp Trump.
Bức thư cuối cùng được lưu trữ viết vào ngày 26/1/1993, từ Trump gửi đến Nixon không lâu sau sinh nhật 80 tuổi của Nixon. “Ngài là một người đàn ông vĩ đại. Tôi đã và sẽ luôn luôn dành sự tôn trọng và ngưỡng mộ tuyệt đối dành cho ngài. Tôi rất vinh hạnh vì được biết ngài”.
Nixon qua đời vào tháng 4/1994, nhưng Trump đã không tới dự tang lễ.
Những năm qua, quan điểm công khai của Trump về Nixon dường như không ổn định. Trước đại hội của đảng Cộng hòa hồi năm 2016, Trump ca ngợi những chiến lược và lập trường cứng rắn của Nixon. Tuy nhiên, giữa lúc bị xem xét bãi nhiệm năm ngoái, Trump đã chỉ ra sự khác biệt giữa ông với Nixon, người từ chức trước cả khi Hạ viện Mỹ bỏ phiếu quyết định có xem xét bãi nhiệm ông hay không.
“Ông ấy đã rời đi, còn tôi thì không. Đó là khác biệt lớn”, Trump nói.
Trung Quốc áp hạn chế với nhân viên ngoại giao Mỹ
Trung Quốc tuyên bố áp hạn chế với nhân viên đại sứ quán và lãnh sự quán Mỹ ở Đại lục, Hong Kong để đáp trả động thái của Washington.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 11/9 cho biết các biện pháp hạn chế được đưa ra sau khi Mỹ siết di chuyển của nhân viên ngoại giao Trung Quốc hồi đầu tháng. Tuyên bố không nêu cụ thể biện pháp hạn chế, song gọi đây là động thái "có đi có lại".
Bắc Kinh khẳng định biện pháp hạn chế với nhân viên ngoại giao Mỹ là "phản ứng hợp pháp và cần thiết trước những hành động sai trái của Washington". Trung Quốc cũng kêu gọi Mỹ "lập tức sửa sai và thu hồi nhữn hạn chế vô lý với nhân viên đại sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc".
Tổng lãnh sự quán Mỹ cho Hong Kong và Macau nằm tại khu Central của Hong Kong. Ảnh: AFP.
Mỹ hiện chưa bình luận về quyết định của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 2/9 yêu cầu các nhà ngoại giao Trung Quốc tại nước này phải nhận được sự đồng ý khi muốn đến thăm các trường đại học cũng như gặp gỡ các quan chức địa phương ở Mỹ.
Những sự kiện văn hóa do đại sứ quán Trung Quốc tổ chức ngoài khuôn viên trụ sở với hơn 50 người tham dự cũng phải chờ cấp phép từ Bộ Ngoại giao Mỹ. Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết thêm tất cả tài khoản mạng xã hội của đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ đều phải được gắn nhãn "của chính phủ Trung Quốc".
Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc gần đây gia tăng trên nhiều lĩnh vực, trong đó có ngoại giao. Washington hồi tháng 7 yêu cầu Bắc Kinh đóng cửa tổng lãnh sự quán ở Houston. Trung Quốc sau đó yêu cầu đóng cửa Tổng lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, để đáp trả.
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 14/8 tuyên bố các Viện Khổng Tử của Trung Quốc ở nước này là "phái bộ nước ngoài", yêu cầu họ phải cung cấp thông tin về nhân sự và tài chính. Trung Quốc sau đó cáo buộc Mỹ tăng cường kiểm soát các Viện Khổng Tử là hành động "bôi xấu nhiệm vụ" của chương trình này.
Năm 2019, giá trị tài sản ròng của Tổng thống Trump giảm 600 triệu USD Ngày 8/9, theo Forbes, giá trị tài sản ròng của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã giảm khoảng 600 triệu USD trong năm 2019. Tháp Trump, thuộc quận Manhattan, thành phố New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN Ông Trump vẫn có tên trong danh sách mới 400 người Mỹ giàu nhất của tạp chí này, song người đứng đầu Nhà Trắng đã tụt 64...