Một thập kỷ đợi chờ metro Bến Thành – Suối Tiên
Tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của TP.HCM đã hoàn thành 91% tổng khối lượng và đang tăng tốc thi công phần cơ điện.
Metro Bến Thành – Suối Tiên là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên thuộc hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM. Sau 10 năm khởi công với nhiều biến động kinh tế, xã hội, hiện dự án đang gần cán đích, dự kiến chạy thử toàn tuyến trong năm nay. Metro Bến Thành – Suối Tiên đi ngầm 2,6 km qua 3 ga và đi trên cao 17,1 km qua 11 ga, tổng chiều dài là 19,7 km.
Dự án được phê duyệt lần đầu tiên vào năm 2007, khởi công vào năm 2012. Theo kế hoạch ban đầu, dự kiến hoàn thành xây dựng toàn tuyến vào năm 2017 và đưa vào khai thác vận hành năm 2018. Tuy nhiên vì những vấn đề về chậm giải phóng mặt bằng và nhiều sự cố thi công, dự kiến lùi tiến độ đến 2023 mới đưa vào vận hành thương mại.
Tháng 4/2007, UBND TP.HCM phê duyệt dự án metro Bến Thành- Suối Tiên với tổng mức đầu tư tương đương 17.388 tỉ đồng. Đến năm 2009, tổng mức đầu tư dự án được đơn vị tư vấn tính toán lại, “đội” lên khoảng 47.325 tỉ đồng. Tuyến Metro số 1 đoạn vượt sông Sài Gòn, “chia lửa” áp lực giao thông với hạ tầng đường bộ truyền thống.
Năm 2015, liên danh nhà thầu chính thi công gói thầu số 2 (Sumitomo – Cienco 6) đã có đơn yêu cầu TP.HCM bồi thường số tiền lên đến 2,5 tỉ đồng/ngày vì thiệt hại do chậm bàn giao mặt bằng. Giai đoạn 2016 – 2019, tuyến metro số 1 liên tục gặp các sóng gió về thủ tục giải ngân, nhân sự điều hành dẫn đến liên tục lỗi hẹn khánh thành. 10 năm sau ngày khởi công, hiện toàn tuyến đã được xây dựng thông suốt.
Sự hiện hữu của tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên tại cửa ngõ phía Đông TP.HCM được kỳ vọng là “đòn bẩy” hạ tầng để giải tỏa ùn ứ, kẹt xe. Một khảo sát của các đơn vị nghiên cứu thị trường cho thấy từ khi tuyến Metro số 1 khởi công cho đến nay, đã có hàng chục dự án bất động sản khác xung quanh đã kịp hoàn thành.
Nhà ga ngầm Ba Son đã đạt xấp xỉ 100% tiến độ thi công, hiện chỉ còn các hạng mục đấu nối cơ điện cuối cùng và lắp đặt quầy vé, nội thất của khu vực làm việc cho cán bộ, nhân viên ban quản lý.
Video đang HOT
Thiết kế hiện đại bên trong nhà ga ngầm Ba Son. Đây là nhà ga hoàn thành sớm nhất trong tổng số 14 nhà ga toàn tuyến.
Từ năm 2020 đến 2021 nhiều gối dầm cầu cạn bị rơi khỏi vị trí lắp đặt làm hỏng đường ray phía trên, nguy cơ ảnh hưởng tuổi thọ công trình cũng như an toàn chạy tàu. Ban quản lý dự án đá yêu cầu khẩn trương làm rõ nguyên nhân nhằm giảm tối đa thiệt hại. Do công trình chưa bàn giao nên liên danh Sumitomo – Cienco6 phải chịu trách nhiệm khắc phục.
Tính đến năm 2022, dự án metro Bến Thành – Suối Tiên tròn 10 năm “sóng gió”.
Tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của TP.HCM, đoạn chuyển hướng vào depot Long Bình
Công nhân thi công hệ thống điện trên các trụ kết nối với đường ray ngày 12/6
Thời gian di chuyển từ quận 1 đến Suối Tiên bằng đường sắt đô thị được kỳ vọng chỉ khoảng 10-15 phút.
Tại nhà ga ngầm Bến Thành, các phân khu chức năng vẫn còn ngổn ngang dàn giáo, đường ống điện. Theo Ban quản lý dự án, do diện tích rộng lớn hơn nhà ga ngầm Ba Son rất nhiều nên dự kiến đến cuối năm nay mới có thể hoàn thành.
Đường sắt đô thị nhìn từ đường song hành xa lộ Hà Nội.
Metro Bến Thành – Suối Tiên khi hoạt động sẽ trở thành “cứu cánh” cho Bến xe miền Đông mới. Từ khi khánh thành cho đến nay, Bến xe miền Đông mới luôn trong tình trạng đìu hiu vì nằm ở vị trí bất tiện đối với hành khách muốn di chuyển vào các quận trung tâm TP.HCM
Đường Lê Lợi thông thoáng trở lại sau 6 năm bị rào chắn bởi lô cốt
Hôm nay (27.4), Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM chính thức hoàn thành công tác tái lập, bàn giao lại thành phố mặt bằng đoạn từ ngã tư Lê Lợi - Nguyễn Huệ đến ngã tư Lê Lợi - Pasteur.
Đây là một trong những đoạn công trường lớn thuộc gói thầu CP1a - tuyến đường sắt đô thị số 1 (tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên) trên đường Lê Lợi (Q.1).
Mặt bằng từ ngã tư Lê Lợi - Pasteur đến ngã tư Lê Lợi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa đã được hoàn trả
Ông Nguyễn Quốc Hiển, Phó giám đốc Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) cho biết gói thầu CP1a là một trong 4 gói thầu chính của tuyến metro số 1, khởi công từ cuối 2016. Dự án chính thức được bàn giao mặt bằng từ trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đường bộ - Sở GTVT, để triển khai thi công vào đầu năm 2017.
Đến nay, gói thầu CP1a đã cơ bản hoàn thành hầu hết hạng mục kết cấu chính, đạt hơn 95% tổng các hạng mục.
Đường Lê Lợi đã tháo rào chắn, thông thoáng kéo dài tới ngã tư Lê Lợi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa
Ngày 15.4.2020, MAUR đã bàn giao 2.177 m 2 mặt bằng Công viên Lam Sơn trước Nhà hát Thành phố (thuộc gói thầu CP1b) cho Trung tâm Quản lý Hạ tầng thuộc Sở Xây dựng để thi công cải tạo công viên. Tới ngày 29.4, toàn bộ gói thầu CP1b thuộc một phần đường Lê Lợi (đoạn Nguyễn Huệ - Pasteur) hoàn trả mặt bằng.
Hôm nay, đoạn thi công tiếp theo từ ngã tư Lê Lợi - Pasteur đến ngã tư Lê Lợi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa đã hoàn thành công tác tháo dỡ rào chắn, tái lập mặt bằng. Công trình sẽ được nghiệm thu và bàn giao lại cho Sở GTVT TP.HCM để tổ chức lưu thông.
Trong hôm nay, MAUR sẽ hoàn thành công tác nghiệm thu, bàn giao mặt bằng để Sở GTVT tổ chức lưu thông trên đường Lê Lợi
"Tháo dỡ rào chắn, tái lập phần lớn mặt bằng đường Lê Lợi trước ngày lễ 30.4 có ý nghĩa quan trọng, tạo điều kiện khai thác giao thông trở lại và hỗ trợ các hộ kinh doanh dọc tuyến đường Lê Lợi. Những cột mốc lớn này góp phần đưa dự án tuyến metro số 1 tăng tốc về đích" - ông Hiển nói.
Sau nhiều năm rào chắn, lô cốt bủa vây, các phương tiện đã có thể lưu thông thông thoáng tại khu vực trung tâm thành phố
Cũng theo lãnh đạo MAUR, đoạn đường nối tiếp từ ngã tư Lê Lợi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa đến giữa ngã ba Lê Lợi - Phan Bội Châu dự kiến sẽ hoàn thành công tác thi công, tháo dỡ rào chắn vào tháng 6. Tiếp đến, đoạn cuối cùng từ đoạn giao Lê Lợi - Phan Bội Châu đến chợ Bến Thành và toàn bộ khu vực xung quanh vòng xoay Quách Thị Trang sẽ hoàn tất công tác tái lập, hoàn trả mặt bằng vào lễ 2.9.
Như vậy, dự kiến muộn nhất là ngày 2.9, toàn bộ đường Lê Lợi sẽ được giải phóng sau 6 năm lô cốt bủa vây phục vụ thi công tuyến metro số 1.
Hàng chục hộ dân sinh sống dọc tuyến đường Lê Lợi đã được "giải phóng" sau 6 năm lô cốt án ngữ ngay trước cửa nhà
Tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) có tổng mức đầu tư hơn 43.700 tỉ đồng, dài gần 20 km từ depot Long Bình (TP.Thủ Đức) đến ga Bến Thành. Dự án đến nay đã hoàn thành hơn 90% tổng khối lượng thi công toàn tuyến. Hiện UBND TP đã phê duyệt dự toán cho phụ lục hợp đồng số 19. MAUR đang phối hợp với nhà thầu, liên danh tư vấn chung NJPT để ký kết hợp đồng số 19 để khởi động lại hoạt động đào tạo lái tàu vào quý 2, phục vụ công tác chạy thử nghiệm trong 1 năm từ khoảng quý 3/2023, trước khi đưa vào khai thác thương mại vào năm 2024.
Người vẽ bậy lên toa tàu metro có thể bị truy tố hình sự Hành vi cố tình vẽ bậy lên hai toa tàu metro là hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản có thể bị truy tố hình sự hoặc xử phạt từ 2 triệu đồng trở lên. Liên quan vụ việc 2 toa tàu metro của tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đặt tại depot bị xịt sơn, vẽ bậy...