Xây dựng Ninh Thuận thành trung tâm năng lượng tái tạo

Theo dõi VGT trên

Ninh Thuận đang xác định bộ tiêu chí nhận biết, theo dõi và đ.ánh giá tiến trình phát triển tỉnh trở thành Trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của cả nước.

Xây dựng Ninh Thuận thành trung tâm năng lượng tái tạo - Hình 1
Nhiều dự án điện gió ở Ninh Thuận đã được đưa vào vận hành thương mại trong năm 2021. Ảnh: Công Thử – TTXVN

Trong hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết số 115/NQ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ về thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận phát triển kinh tế- xã hội, ổn định sản xuất, đời sống nhân dân giai đoạn 2018 – 2023, quy mô Trung tâm năng lượng tái tạo ở Ninh Thuận đã phát triển nhanh chóng.

Từ chỗ chỉ có một số nhà máy thủy điện nhỏ có đóng góp không đáng kể cho GRDP của tỉnh, đến nay (cuối 2021) Trung tâm năng lượng tái tạo ở Ninh Thuận đã đạt tổng công suất lắp đặt 3.475 MW, thuộc nhóm đứng đầu cả nước.

Hầu hết các dự án năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận là đầu tư của các thành phần kinh tế tư nhân, đóng góp tích cực trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và cũng là một trong ba trụ cột kinh tế (cùng với du lịch và nông nghiệp) đưa Ninh Thuận vào nhóm 5 địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước trong 5 năm qua.

Ninh Thuận cũng là tỉnh đầu tiên thực hiện đầu tư tư nhân cho đường dây cao áp 500kV để truyền tải năng lượng tái tạo lên lưới điện quốc gia. Tuy vậy, quá trình hình thành và phát triển Trung tâm năng lượng tái tạo của Ninh Thuận còn gặp không ít khó khăn, thách thức.

*Nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ

Xây dựng Ninh Thuận thành trung tâm năng lượng tái tạo - Hình 2
Nhiều dự án điện gió ở Ninh Thuận đã được đưa vào vận hành thương mại trong năm 2021. Ảnh: Công Thử – TTXVN

Theo lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Ninh Thuận, một trong những thách thức lớn nhất của năng lượng tái tạo là sự thiếu đồng bộ giữa phát triển các dự án nguồn điện (điện gió và điện mặt trời) và phát triển lưới điện truyền tải.

Các nhà máy điện mặt trời được đầu tư trong thời gian ngắn từ 6 – 12 tháng hoặc 24 tháng; trong khi thời gian đầu tư các dự án lưới điện truyền tải theo quy trình thông thường phải mất khoảng từ 2 – 4 năm đối với đường dây và trạm 110 kV và khoảng 5 – 6 năm đối với đường dây và trạm 500 kV.

Bên cạnh đó, lưới truyền tải điện không được phát triển đồng bộ với sự phát triển của nguồn phát đã gây ra hiện tượng nghẽn mạch, khiến các dự án năng lượng tái tạo được đầu tư thời gian qua không có cơ hội phát hết công suất lắp đặt.

Video đang HOT

Có hơn một nửa số dự án năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh nhiều thời điểm như trong năm 2019 phải giảm công suất phát điện đến hơn 60%, gây thiệt hại cho các nhà đầu tư nói riêng và cho kinh tế – xã hội nói chung.

Mặc dù, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã rất nỗ lực đầu tư lưới truyền tải để cuối năm 2020 giải tỏa hết công suất phát của các dự án năng lượng tái tạo. Tuy vậy, đây mới chỉ là giải pháp tình thế đối với khoảng trên 2.000 MW điện năng lượng tái tạo đầu tiên tại Ninh Thuận.

Đến nay, vẫn chưa có giải pháp tổng thể phù hợp để có thể giải phóng hết được lượng công suất có thể sản xuất theo kế hoạch của tỉnh đến năm 2030.

Ngoài ra, còn có những khó khăn về cơ chế chính sách; về huy động các nguồn lực; mất cân đối cân bằng cung – cầu điện, sự bất cập, thiếu đồng bộ giữa các quy hoạch có liên quan; thu hút đầu tư phát triển công nghiệp thấp, phụ tải tại chỗ hạn chế, nguồn nhân lực và cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển năng lượng, năng lượng tái tạo chưa hoàn thiện, định hướng phát triển trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch Điện VIII) chưa được phê duyệt và một số các vấn đề liên quan khác có ảnh hưởng đến phát triển năng lượng tái tạo cũng là những thách thức không nhỏ trong quá trình phát triển.

Trong khi đó, khái niệm về Trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo là hoàn toàn mới ở nước ta; cấu trúc mô hình và cơ chế vận hành để đảm bảo phát triển bền vững cần phải được làm sáng tỏ.

*Tạo “bệ phóng” phát triển

Xây dựng Ninh Thuận thành trung tâm năng lượng tái tạo - Hình 3
Nhiều dự án điện gió ở Ninh Thuận đã được đưa vào vận hành thương mại trong năm 2021. Ảnh: Công Thử – TTXVN

Để kịp thời tháo gỡ khó khăn và hiện thực hóa chủ trương xây dựng tỉnh thành Trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của cả nước, tỉnh Ninh Thuận xác định tập trung phát triển đồng bộ sản xuất điện, hạ tầng truyền tải điện, phụ tải điện và các ngành phụ trợ, đảm bảo các điều kiện về nguồn lực, cơ chế, chính sách để xây dựng tỉnh trở thành Trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của cả nước.

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Thuận, hiện cấu trúc mô hình Trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của tỉnh được định hình với phần cứng gồm 3 mô đun. Theo đó, mô đun I là Trung tâm điện lực LNG Cà Ná; mô đun II là Trung tâm năng lượng tái tạo và mô đun III là Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng (R&D).

Đồng thời, phần mềm bao gồm hệ thống các cơ chế, chính sách ưu đãi, đặc thù; thành lập Ban chỉ đạo nhằm chỉ đạo, thúc đẩy phát triển bền vững Trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của tỉnh.

Tỉnh đang xác định bộ tiêu chí nhận biết, theo dõi và đ.ánh giá tiến trình phát triển tỉnh trở thành Trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của cả nước gồm 20 tiêu chí thành phần như trong Đề án phát triển Ninh Thuận thành Trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của cả nước đã được phê duyệt.

Bên cạnh đó, tỉnh sẽ tăng cường đầu tư phát triển các nguồn lực, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật cho ngành năng lượng; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành năng lượng; tăng cường công tác quản lý nhà nước, đẩy nhanh thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ trong ngành năng lượng…

Ngoài ra, tỉnh cũng sẽ hoàn thiện và đổi mới cơ chế, chính sách; đồng thời tiếp tục kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề liên quan đến quy hoạch, cơ chế, chính sách về xây dựng Trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của tỉnh phù hợp với quan điểm chỉ đạo, các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu tại Nghị quyết số 55/NQ-TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh chính sách tín dụng linh hoạt, hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp năng lượng tiếp cận các nguồn vốn, thực thi chính sách bảo vệ môi trường gắn với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính;

Kiến nghị chính sách xã hội hoá trong đầu tư phát triển hạ tầng truyền tải, trong tích trữ lưu giữ nguồn điện và thúc đẩy phát triển thủy điện tích năng Bác Ái để tối ưu hoá nguồn năng lượng dư thừa.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Phan Tấn Cảnh chia sẻ, với giải pháp đồng bộ sẽ triển khai thực hiện, tỉnh đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, tổng công suất tăng thêm của các dự án năng lượng tái tạo đạt khoảng 3.000 MW để đạt công suất tích lũy 6.500 MW; trong đó điện mặt trời 3.440 MW; điện gió trên bờ và gần bờ 1.200 MW; thủy điện 360 MW; điện khí LNG 1.500MW, sản lượng điện sản xuất đạt gần 11,2 tỷ kWh.

Tỷ lệ tham gia đóng góp của ngành năng lượng, năng lượng tái tạo trong tiêu thụ điện đạt 20% sản lượng điện toàn tỉnh; đạt 22% GRDP của tỉnh; đạt 29% tổng thu ngân sách; giải quyết 5,5% nhu cầu việc làm trong 4 nhóm ngành kinh tế trọng điểm; đạt 9 – 10% công suất lắp đặt trong cơ cấu toàn quốc.

Đồng thời, hệ thống hạ tầng năng lượng phát triển đồng bộ, hiện đại, có khả năng kết nối với lưới điện khu vực, quốc gia, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, phù hợp với định hướng Quy hoạch điện VIII.

Tỉnh Ninh Thuận cũng phấn đấu hình thành 1 Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng tái tạo; thu hút 1 dự án đầu tư trong lĩnh vực nghiên cứu chế tạo các thiết bị chính trong các phân ngành năng lượng và thu hút các dự án có sử dụng nhiều năng lượng điện. Từ đó, tăng tỷ trọng điện tiêu thụ tại chỗ, tận dụng lợi thế về nguồn năng lượng tái tạo, quỹ đất và hạ tầng giao thông của địa phương.

Đến năm 2030, tỉnh Ninh Thuận phấn đấu nâng tổng công suất các nhà máy điện tăng thêm 5.300 MW; qua đó nâng quy mô công suất nguồn điện toàn tỉnh đạt 11.800 MW, giải quyết 7,3% nhu cầu việc làm trong 4 nhóm ngành kinh tế trọng điểm, xứng đáng là một trong những Trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của cả nước./.

Ninh Thuận phát triển 'lá chắn xanh' rừng phòng hộ ven biển

Tỉnh Ninh Thuận tập trung quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển nhằm tạo "lá chắn xanh" ứng phó với biến đổi khí hậu, giữ gìn đa dạng sinh học; qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Ninh Thuận phát triển lá chắn xanh rừng phòng hộ ven biển - Hình 1
Mô hình trồng rừng ngập mặn phục hồi hệ sinh thái, ứng phó biến đổi khí hậu tại khu vực Đầm Nại (huyện Ninh Hải). Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN

UBND tỉnh Ninh Thuận vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1662/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh để bảo vệ và phát triển diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng ven biển theo hướng bền vững.

Theo đó, tỉnh Ninh Thuận tăng cường quản lý, bảo vệ diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất là rừng tự nhiên vùng ven biển với diện tích giao khoán bảo vệ rừng phòng hộ, đặc dụng khoảng 6.500 ha. Tỉnh trồng mới 200 ha rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay trên đất cát, đồi núi đá ven biển kết hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên rừng phòng hộ 1.500 ha, nâng cấp 420 ha rừng trồng phòng hộ có mật độ thấp. Ngoài ra, tỉnh trồng thêm một triệu cây phân tán để góp phần tăng tỷ lệ che phủ rừng, chống sa mạc hóa và sạt lở vùng ven biển; kết hợp xây dựng các mô hình phát triển sinh kế cho người dân tham gia nhận khoán bảo vệ rừng.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Lê Huyền, Ninh Thuận tập trung khôi phục hệ sinh thái rừng ven biển để bảo tồn đa dạng sinh học, chống sa mạc hóa, suy thoái đất, nâng tỷ lệ che phủ rừng nhằm góp phần giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Việc phát triển rừng phòng hộ ven biển cũng nhằm đáp ứng các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của tỉnh.

Ninh Thuận phát triển lá chắn xanh rừng phòng hộ ven biển - Hình 2
Mô hình trồng rừng ngập mặn phục hồi hệ sinh thái, ứng phó biến đổi khí hậu tại khu vực Đầm Nại (huyện Ninh Hải). Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN

UBND tỉnh Ninh Thuận đề ra các nhiệm vụ và giải pháp triển khai thực hiện như: Tăng cường tuần tra, kiểm tra bảo vệ rừng, đất quy hoạch cho lâm nghiệp; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản và các hành vi vi phạm pháp luật khác về quản lý, bảo vệ rừng. Các đơn vị chức năng tổ chức giám sát và kiểm soát chặt chẽ các dự án có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng. Cùng với đó, Ninh Thuận xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm huy động đa dạng các nguồn lực từ các chương trình, dự án hỗ trợ, đầu tư cho phát triển lâm nghiệp gắn với giảm nghèo bền vững ở các vùng ven biển đặc biệt khó khăn. Tỉnh khuyến khích các hình thức liên kết với hộ dân để phát triển rừng ven biển, kết hợp xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, nông - lâm kết hợp du lịch sinh thái; triển khai hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng để bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển.

Để phát triển diện tích rừng phòng hộ ven biển, Ninh Thuận đặc biệt chú trọng áp dụng các giải pháp khoa học - kỹ thuật để thực hiện trồng rừng, chăm sóc rừng trồng, nâng cấp rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung cây lâm nghiệp phù hợp với điều kiện nắng nóng kéo dài, đất đai khô cằn, nghèo dinh dưỡng. Tỉnh nghiên cứu lựa chọn và thử nghiệm các loài cây bản địa có khả năng chống chịu tốt với thời tiết khô hạn, không bị gia súc cắn phá để đưa vào trồng rừng, đảm bảo hiệu quả đầu tư.

UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp các ban, ngành, địa phương ven biển triển khai nhân rộng mô hình giao khoán bảo vệ rừng, trồng rừng gắn với phát triển sinh kế nhằm từng bước cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân sống ven rừng. Các đơn vị chủ rừng đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân chấp hành pháp luật về lâm nghiệp, nâng cao nhận thức về vai trò, giá trị của rừng vùng ven biển.

Ninh Thuận phát triển lá chắn xanh rừng phòng hộ ven biển - Hình 3
Khu vực rừng khoanh nuôi tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung thuộc rừng phòng hộ ven biển huyện Thuận Nam. Ảnh: TTXVN phát

Những năm qua, việc trồng rừng phòng hộ ven biển được các Ban Quản lý rừng phòng hộ, công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận chú trọng triển khai thực hiện. Ninh Thuận hiện có trên 196.828 ha rừng và đất lâm nghiệp phát triển rừng, trong đó diện tích rừng và đất rừng phòng hộ trên 125.969 ha; rừng và đất rừng đặc dụng trên 41.626 ha, rừng và đất rừng sản xuất hơn 29.232 ha.

Trong năm 2021, Ninh Thuận trồng mới được trên 547 ha rừng, trong đó trồng mới hơn 505 ha rừng phòng hộ; kết hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng với diện tích trên 3.737 ha và giao khoán bảo vệ rừng trên 66.523 ha. Nhờ đó, chất lượng rừng được cải thiện, nhiều diện tích rừng nghèo kiệt được phục hồi, tỷ lệ che phủ rừng đạt gần 47%.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Giáo hội kỷ luật đại đức Thích Nhuận Đức sau các clip thuyết giảng trên mạng
22:03:54 06/06/2024
Bộ Công an nêu các trường hợp phải đổi sang thẻ căn cước từ ngày 1-7
08:30:08 06/06/2024
Chồng lái xe 7 chỗ bất ngờ tông trụ điện, người vợ t.ử v.ong thương tâm
14:25:23 06/06/2024
Công an TPHCM vào cuộc vụ người phụ nữ t.ử v.ong sau khi nâng mũi
23:56:39 06/06/2024
Nam thanh niên bế em bé, chạy xe máy lên đường Vành đai 3 trên cao
20:43:04 05/06/2024
Giá vàng nhẫn lao dốc không phanh, có thương hiệu bán dưới 75 triệu đồng
21:34:15 05/06/2024
Lý giải việc sấm sét xuất hiện nhiều và cách phòng tránh
20:59:09 05/06/2024
Trẻ bị bỏ quên trên xe: Dù có lắp camera cũng không thể thay thế được con người
08:58:56 06/06/2024

Tin đang nóng

Em gái Angela Phương Trinh gửi đơn khẩn cầu: Chị tôi đang nợ rất nhiều, không đủ trả t.iền điện nước, mẹ đến thăm bị bảo vệ cấm
13:31:22 07/06/2024
Diễn biến mới vụ ca sĩ Chu Bin bị bắt
10:30:23 07/06/2024
Diễn viên Kiều Linh và Mai Sơn đổ vỡ hôn nhân
10:39:06 07/06/2024
Vợ chồng sao Việt lần đầu xác nhận đã ly hôn sau 12 năm chung sống, không có con chung
15:09:23 07/06/2024
Nam diễn viên hài bị xơ gan, suy thận: Bần cùng lắm tôi mới phải cầu cứu
10:27:39 07/06/2024
Mỹ nhân Hoa ngữ lộ khuyết điểm "chết người": Cô cuối thành thảm hoạ cổ trang xấu nhất màn ảnh
14:32:10 07/06/2024
Những biểu cảm của HLV Kim Sang Sik sau chiến thắng đầu tay cùng ĐT Việt Nam
10:40:13 07/06/2024
Hyun Bin rao bán nhà tân hôn
14:15:04 07/06/2024

Tin mới nhất

Tai nạn thương tâm ở Đồng Nai

13:32:45 07/06/2024
Ngày 7-6, cơ quan chức năng TP Biên Hòa (Đồng Nai) đang tiến hành xác minh làm rõ vụ tai nạn đường sắt làm ông V.T.D. (67 t.uổi, ngụ phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa) t.ử v.ong.

Xe chở công nhân tông hàng loạt phương tiện đang dừng đèn đỏ, 1 người t.hiệt m.ạng

06:59:51 07/06/2024
Xe ô tô loại 35 chỗ chở công nhân trong lúc đổ dốc cầu Bến Lức đã tông thẳng vào dòng xe máy đang dừng đèn đỏ khiến 1 người t.ử v.ong, 7 người bị thương...

Lại bùng phát dịch tả lợn châu Phi ở Hải Phòng

05:39:38 07/06/2024
Bên cạnh việc hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi; vệ sinh, tiêu độc khử trùng bằng vôi bột, hóa chất; sử dụng các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn.

Sức khỏe người phụ nữ ở Hà Nội bị sét đ.ánh giờ ra sao?

05:39:00 07/06/2024
Mỗi năm, Việt Nam ghi nhận hàng trăm trường hợp bị sét đ.ánh thương vong. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa ý thức được đầy đủ về sự nguy hiểm của sấm sét và các biện pháp phòng tránh.

TPHCM xuất hiện 4 ca mắc sởi đầu tiên năm 2024, lo ngại dịch bùng phát

19:37:48 06/06/2024
Sau hơn 1 năm không có ca bệnh, TPHCM đã xuất hiện 4 ca mắc sởi đầu tiên trong năm 2024, tất cả đều chưa tiêm vắc xin, nguy cơ xảy ra dịch sởi cận kề.

Âu trú bão ở Thanh Hóa bị người dân chiếm dụng, đặt lồng nuôi cá

14:46:36 06/06/2024
Khu vực mặt nước (neo đậu tàu thuyền, tránh trú bão) dọc sông Bạng, thuộc 2 phường Bình Minh và Hải Thanh, thị xã Nghi Sơn đang bị người dân chiếm dụng.

Nghệ An báo cáo Bộ Công an về 114 dự án cây xanh

14:36:58 06/06/2024
UBND tỉnh Nghệ An vừa có báo cáo kết quả rà soát của 17 cơ quan, đơn vị thực hiện 114 dự án trồng và chăm sóc cây xanh từ năm 2019 đến nay.

Ngồi uống cà phê, một giáo viên bị tấm bê tông rơi trúng người t.ử v.ong

14:28:00 06/06/2024
Sự việc xảy ra khoảng 20h tối 5/6, chị N.T.T. (1985, trú thôn 11, xã Hòa Thắng, TP Buôn Ma Thuột) cùng 2 con nhỏ đi uống cà phê tại quán Nhà Bẹp trên địa bàn xã.

Mưa dông, lốc, sét ở miền Bắc kéo dài đến hết ngày 9/6

20:51:48 05/06/2024
Chuyên gia dự báo thời tiết nhận định, mưa lớn và dông lốc, sét bắt đầu giảm dần. Nhưng vẫn còn duy trì mưa rào và dông đến hết ngày 9/6.

Đại sứ quán Mỹ tại Lebanon bị tấn công

20:20:41 05/06/2024
Quân đội Lebanon thông tin rằng các binh sĩ của họ đã n.ổ s.úng đáp trả một kẻ tấn công, người được cho là một công dân Syria. Tay s.úng bị thương và được đưa tới bệnh viện.

Kết quả nào cho Hội nghị hòa bình Ukraine?

14:32:32 05/06/2024
Hội nghị hòa bình Ukraine dự kiến diễn ra trong ngày 15 và 16/6 tại Lucerne, Thụy Sĩ theo yêu cầu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Cô gái ở Hà Nội đi hái rau bị sét đ.ánh nguy kịch

12:53:58 05/06/2024
Đại diện UBND xã Vĩnh Quỳnh (huyện Thanh Trì, Hà Nội) cho biết, vào khoảng 6h35 sáng 5/6, một trường hợp đang đi cắt rau muống ngoài đồng ở thôn Quỳnh Đô bị sét đ.ánh trúng.

Có thể bạn quan tâm

Tổng thống Biden: Hòa bình Ukraine không đồng nghĩa với tấm vé vào NATO

Thế giới

16:25:47 07/06/2024
Lãnh đạo Nhà Trắng nêu rõ Washington sẽ duy trì mối quan hệ với Ukraine giống những quốc gia và vùng lãnh thổ khác, nơi Mỹ cung cấp vũ khí để có thể tự vệ trong tương lai.

Những lưu ý khi sử dụng tinh dầu làm đẹp da

Làm đẹp

16:23:43 07/06/2024
Tinh dầu là sản phẩm được săn đón trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, làm đẹp và trị liệu bằng hương thơm tự nhiên. Tuy nhiên, không phải loại tinh dầu nào cũng sử dụng được để làm đẹp da mặt.

Lisa công bố comeback solo, clip trên tiktok đạt 1 triệu view sau 30 phút

Nhạc quốc tế

16:06:33 07/06/2024
Vào thứ Năm (6/6), ngôi sao K- pop đã đăng teaser theo phong cách tối giản trên Instagram Stories . Sắp ra mắt: LISA,

Mở tuyến du lịch "ngược dòng lịch sử" tại miền Tây của Thái Lan

Du lịch

16:05:57 07/06/2024
Nằm bên dòng sông Kwai thơ mộng, Kanchanaburi là một điểm đến miền núi thanh bình ở miền Tây Thái Lan, cách thủ đô Bangkok khoảng 130km.

Uyên Linh: "Tôi không chạy theo trào lưu"

Nhạc việt

15:58:43 07/06/2024
Nhờ hiệu ứng truyền thông và sự đột phá về hình ảnh sau show Chị Đẹp Đạp Gió Rẽ Sóng , Uyên Linh đang tràn đầy cảm hứng, năng lượng hơn bao giờ hết.

Những "mưu ma chước quỷ" của Trương Mỹ Lan và đồng phạm để phát hành "khống" 25 gói trái phiếu

Pháp luật

15:56:53 07/06/2024
Cơ quan CSĐT, Bộ Công an đã làm rõ những thủ đoạn l.ừa đ.ảo chiếm đoạt 30.869.138.800.000 đồng trong việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ của Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các đồng phạm.

Lịch âm 7/6 - Âm lịch hôm nay 7/6 chính xác nhất - lịch vạn niên 7/6/2024

Trắc nghiệm

15:49:56 07/06/2024
Xem lịch âm hôm nay ngày 7 tháng 6; theo dõi âm lịch hôm nay, thứ Sáu ngày 7 tháng 6 năm 2024 nhanh nhất và chính xác nhất.

Code Khởi Nguyên Mobile mới nhất và cách nhập

Mọt game

15:20:22 07/06/2024
Khởi Nguyên Mobile là tựa game MMORPG chủ đề tiên hiệp được nhà phát hành Vplay ra mắt chính thức tại thị trường Việt Nam vào ngày 07/06/2024. Dưới đây là toàn bộ code tân thủ của game và cách nhập.

Phim Việt vừa ra mắt đã nguy cơ thua lỗ

Hậu trường phim

15:19:49 07/06/2024
Dù được xếp số suất chiếu khá tốt so với các tác phẩm ra mắt cùng thời điểm, doanh thu phim không bùng nổ. Trong sáng ngày 7/6, Móng Vuốt chỉ bán được khoảng hơn 1 vé mỗi suất chiếu (954 vé/905 suất chiếu).

Mỹ nhân "xé sách bước ra" khiến netizen phát cuồng, visual bừng sáng đúng chất đại minh tinh kiêu kì

Phim châu á

15:17:40 07/06/2024
Mới đây ekip bộ phim Lời Nói Dối Của Em Thật Êm Tai đã nhá hàng những trích đoạn đầu tiên với sự xuất hiện của cặp đôi chính Trần Tinh Húc và Trương Dư Hi.

Diện mạo hiện tại của Vy Oanh sau bức hình lộ nhan sắc thiếu tự nhiên g.ây s.ốc

Sao việt

15:13:56 07/06/2024
Trong bức hình, nữ ca sĩ sinh năm 1985 mặc trang phục đơn giản, liên tục nở nụ cười tươi tắn. Qua những khoảnh khắc được Vy Oanh đăng tải, netizen dành lời khen nhan sắc khá rạng rỡ.