Một số thuốc nên cho vào… tủ lạnh
Dù là ho sốt hay đau bụng, mắt khó chịu, cao huyết áp, tiểu đường, chúng ta đều cần sử dụng thuốc. Những mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn sử dụng thuốc hiệu quả hơn.
1. Thuốc điều trị các bệnh đường tiêu hóa, tiểu đường, viên bổ sung can-xi nên uống sau bữa ăn.
2. Thuốc điều trị cao huyết áp, bệnh tim, huyết quản, cột sống và các thuốc chữa điều trị máu nhiễm mỡ, cần dùng vào 1 giờ nhất định.
3. Thuốc đạn dùng ngoài dễ bị nóng chảy trong mùa hè ở nhiệt độ cao, nên cho vào tủ lạnh, khi thuốc đông lại có thể tiếp tục sử dụng.
Video đang HOT
4. Thuốc điều trị mắt nên sử dụng vào buổi tối trước khi đi ngủ, thuốc nhỏ mắt có thể nhỏ vào ban ngày.
5. Nước bưởi ép hay nước cam thông qua gan sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ của thuốc, thậm chí gây ra những phản ứng không tốt với thuốc.
6. Tuyệt đối không dùng thuốc cùng với rượu, có thể gây ra sự bất thường cho hệ thần kinh.
7. Thành phần cafein có trong cà phê và chè sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả giấc ngủ; nếu đồng thời sử dụng với thuốc gây cảm giác hưng phấn cho thần kinh. Nước chè còn ảnh hưởng đến sự hấp thụ của thuốc.
8. Trong thời gian sử dụng thuốc để điều trị bệnh không nên ăn các thực phẩm lạnh, và có tính tanh, cay.
9. Cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn sử dụng thuốc.
10. Tuyệt đối không dùng thuốc đã quá hạn sử dụng.
Theo Dân Trí
Ăn gì khi bị đau dạ dày?
Tiến sĩ - Bác sĩ Trần Thiện Trung, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho rằng, ăn uống có vai trò rất quan trọng đối với người bị bệnh loét dạ dày.
Dưới đây là một vài tư vấn về ăn uống cho những người mắc căn bệnh này.
Không ăn quá no, nên nhai kĩ, nuốt chậm: Ăn quá no vì sẽ làm dạ dày phồng căng, sinh ra nhiều axít có hại, dễ gây đau. Khi ăn nên nhai kỹ, nuốt chậm, vì trong khi nhai có thể tăng thêm sự bài tiết của nước bọt, nước bọt có tác dụng giảm axít và bão hòa axít có trong dạ dày.
Nên ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm và dễ tiêu hóa: Những thức ăn chính như cháo, mỳ sợi nhỏ, cơm nhão... trong đó ăn những thức ăn làm bằng bột mỳ là tốt nhất. Vì những thức ăn này mềm, dễ tiêu hóa, lại có chất kiềm, có tác dụng làm bão hòa axít trong dạ dày.
Các loại thức ăn nên dùng là: sữa, trứng, các loại thực phẩm có tính bao bọc niêm mạc dạ dày như gạo nếp, bột sắn, bánh mỳ... Trong đó, uống một lượng sữa thích hợp là loại thức ăn lý tưởng của người bị loét dạ dày. Tôm cá không những giàu chất Protein với chất lượng cao, mà còn giàu nguyên tố vi lượng kẽm mà cơ thể con người cần thiết, nguyên tố vi lượng là một chất rất quan trọng để làm lành chỗ loét.
Không nên ăn những thức ăn cứng, thô ráp: Các loại quả khô, lương thực cứng, rau cần, hẹ, dưa, măng... là những loại thức ăn khó tiêu hoá, làm hỏng niêm mạc dạ dày, khó lành chỗ loét, thậm chí càng loét thêm.
Tránh những thức ăn có chất hoá học kích thích niêm mạc dạ dày: Cà phê, trà đặc, rượu mạnh, các thức ăn cay, hay những thức ăn dễ sản sinh vị chua và hơi như khoai lang, khoai tây, bánh kẹo, đường dấm, dưa muối là những thức ăn có thể kích thích bài tiết nhiều axít, không có lợi cho việc làm lành chỗ loét.
Nấu nướng cũng phải chú ý: Không nên ăn những thức ăn sống, lạnh, tuyệt đối không nên ăn những thức ăn đã biến chất. Tốt nhất là ăn những thức ăn hấp, xào, nấu, ninh; còn những thức ăn rán, chiên, muối, trộn nộm không dễ tiêu hóa, sẽ tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình làm lành chỗ loét.
Những người bị loét dạ dày, còn phải giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, gây dựng thói quen tốt trong sinh hoạt, không nên làm việc quá mệt mỏi, căng thẳng, hút thuốc lá và uống rượu, như vậy mới có thể tránh khỏi sự dày vò của căn bệnh này.
Theo Gia Đình & Xã Hội
Hạn sử dụng và sức khỏe Tất cả các vật dụng bạn sử dụng đều có hạn dùng vì vậy bạn nên biết để chúng thực sự tốt cho sức khỏe của gia đình mình. Giảm dị ứng - Thay gối mỗi năm. Chất dầu từ bàn tay và cơ thể sẽ ngấm vào trong sợi vải của chiếc gối sau một năm mà chúng ta sử dụng. Đây...