Một số loại nước ép giúp cải thiện hệ tiêu hóa
- Nước ép lúa mì giúp đào thải các độc tố ra khỏi hệ tiêu hóa, đồng thời, sửa chữa tế bào và chữa lành chúng.
Quá trình tiêu hóa liên quan đến nhiều cơ quan và nhiều quá trình khác nhau. Nếu bất kỳ phần nào của quá trình này gặp khó khăn, bạn có thể gặp vấn đề về tiêu hóa.
Có rất nhiều loại nước ép giúp giảm đầy hơi một cách tự nhiên, giảm co thắt dạ dày và hầu hết các bệnh về rối loạn tiêu hóa.
Chế độ ăn lý tưởng cho hệ tiêu hóa bao gồm nhiều chất xơ, chất béo lành mạnh, chất dinh dưỡng và chất lỏng (Ảnh minh họa: theo Healthline.com).
Hãy tham khảo một số công thức nước ép dưới đây để cải thiện hệ tiêu hóa của bạn:
1. Tăng môi trường axit của dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa
Nước ép này rất giàu vitamin C, axit citric nên sẽ làm tăng môi trường axit của dạ dày và do đó hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
Nguyên liệu: Nước ép cam, lô hội và rau bina
Nếu tiêu thụ nước ép này hàng ngày, bạn sẽ loại bỏ được nguy cơ táo bón và làm sạch đường tiêu hóa, hạn chế chất độc thải tích tụ, gây ra nhiều bẹnh.
Nó cũng giúp làm dịu và giảm các vết loét xuất huyết nội bộ trong đường tiêu hóa do tác dụng của cây lô hội trong việc làm se lớp niêm mạc.
Ngoài ra, loại nước ép này còn có công dụng tuyệt vời khác nữa trong việc tăng sự trao đổi chất.
Video đang HOT
2. Cải thiện hệ tiêu hóa
Công thức nước ép này giúp bạn đối phó với co thắt do kinh nguyệt. Đây cũng là công thức tuyệt vời để phục hồi chấn thương cơ nhẹ.
Nguyên liệu: 4 – 6 cuống cần tây, 1/2 củ cây thì là, một quả dứa nhỏ, 1 nhánh gừng.
Công thức này có tính chống viêm cao, giúp giảm đau và làm dịu thần kinh. Bên cạnh đó, nó cũng có lợi điều hòa đường ruột và dễ tiêu hóa.
3. Làm sạch đường tiêu hóa
Nguyên liệu: cam, nha đam và rau bina
Cam chứa axit citric làm giảm nguy cơ rối loạn dạ dày. Cam còn nhiều chất xơ hòa tan giúp tạo ra một lớp gel dọc theo bức tường ruột và cho phép cơ thể hấp thụ tốt hơn các chất dinh dưỡng.
Nha đam chứa các enzym, vitamin, khoáng chất và axit amin giúp thải ra các chất độc và làm sạch đường tiêu hóa.
Lá rau bina sẽ cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
4 . Làm dịu hệ tiêu hóa
Công thức này cực kỳ hiệu quả trong việc chữa trào ngược axit, loét dạ dày và các rối loạn tiêu hóa khác.
Nguyên liệu: 1/2 đầu bắp cải nhỏ, 4 – 6 cuống cần tây, 3 củ cà rốt, 1/2 quả chanh để vỏ, 1 nhánh gừng.
Mỗi loại rau này có đặc tính dược liệu độc đáo có lợi cho việc làm dịu hệ tiêu hóa.
5. Đào thải các độc tố ra khỏi hệ tiêu hóa
Cỏ lúa mì là một trong những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe vì nó chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết.
Bạn có thể thêm nó vào nước ép táo hoặc cà rốt để nước ép trở nên ngon miệng hơn.
Nguyên liệu: 3 củ cà rốt lớn (hoặc hai quả táo xanh), 85g nước ép lúa mì, một vắt nước chanh để tăng cường chất dinh dưỡng và hương vị.
Nước ép lúa mì giúp đào thải các độc tố ra khỏi hệ tiêu hóa, đồng thời, sửa chữa tế bào và chữa lành chúng.
An Nhiên (tổng hợp)
Theo giaoduc.net
Tác hại của việc lạm dụng rượu
Sử dụng rượu thái quá gây hại cho sức khoẻ về mặt cơ thể cũng như tâm thần. Bản thân mỗi chúng ta nên trang bị cho mình những hiểu biết về tác hại của rượu để chủ động tránh xa những rủi ro do thức uống này.
Ngày nay các nhà khoa học đã tìm ra nhiều bằng chứng chứng minh rằng nếu uống quá nhiều rượu sẽ tổn hại đến nhiều cơ quan trong cơ thể con người từ hệ thần kinh, hệ tim mạch, hệ nội tiết, hệ tiêu hoá. Việc làm dụng rượu và tác hại của nó như thế nào? Bài nói chuyện hôm nay sẽ giúp quý vị và các bạn sáng tỏ điều này.
Rượu là đồ uống gồm nước và cồn (trong đó cồn chiếm từ 1% đến 50% tính theo thể tích, vì vậy được gọi là rượu từ 1o đến 50o), ngoài các thành phần chính trên rượu còn chứa một lượng nhỏ các chất riêng biệt của mỗi nhà sản xuất nhằm tạo nên mỗi loại rượu một màu sắc, một hương vị đặc thù riêng. Như vậy thành phần chính gây ra hậu quả tai hại của rượu là cồn Ethylic.
Mức độ hấp thu rượu vào cơ thể tuỳ thuộc vào từng loại rượu, nồng độ rượu, lượng thức ăn trong dạ dày, thể trạng người uống...Tác hại của rượu tuỳ theo nồng độ rượu trong máu:
- 1-100 mg/dl: thoải mái, êm dịu
- 100-150mg/dl: mất phối hợp động tác và dễ bị kích thích
- 150-200mg/dl: nói không rõ và thất điều
- Trên 250 mg/dl: ngất hoặc hôn mê
Rượu gây nhiều tác hại trên gan. Gan sử dụng hydrogen từ rượu chứ không do tế bào mỡ cung cấp nên gây tích luỹ mỡ làm gan nhiễm mỡ. Nếu người uống rượu với số lượng quá nhiều thì gan không kịp sản xuất đủ số lượng men để chuyển hoá giải độc rượu nữa. Khi đó rượu sẽ bị ứ đọng lại và gây độc cho nhiều cơ quan nội tạng.
Về mặt cơ thể gây viêm loét dạ dày, tiêu chảy, gan nhiễm mỡ, xơ gan, viêm tuỵ, đái tháo đường, bệnh tim mạch, giảm tiểu cầu
Hệ thần kinh trung ương: Viêm nhiều dây thần kinh, tổn thương tiểu não, thất điều, loạn vận ngôn.
Uống càng nhiều rượu tăng nguy cơ ung thư miệng, lưỡi, yết hầu, thực quản, gan tuỵ. Rượu ức chế tổng hợp testosterone gây nữ hoá, giảm tình dục ở nam giới.
Về mặt gia đình và cộng đồng, nếu uống quá nhiều rượu sẽ không làm chủ được hành vi gây nên bạo hành trong gia đình, làm cho nhiều người bị lo âu trầm cảm theo. Năng suất lao động thấp, thời gian lao động giảm, bị mất việc, thiệt hại về kinh tế. Sau khi uống rượu điều khiển xe dễ gây tai nạn giao thông, gây mất trật tự công cộng.
Lời khuyên hữu ích cho sức khoẻ: không uống quá nhiều rượu, nếu lỡ nghiện rượu phải cai rượu. Trong trường hợp vì một lý do nào đó bắt buộc phải uống rượu thì chỉ được uống ít rượu (01 ly bia hoặc 01 chén nhỏ rượu) và trong khi uống nên ăn nhiều thức ăn giàu đạm, hạn chế uống nước để giảm hấp thu rượu.
Theo Tiền phong
Những gia vị có sẵn trong bếp bảo vệ sức khỏe ngày đông Những gia vị dưới đây rất dễ kiếm, có sẵn trong bếp nhà bạn với vô vàn tác dụng giúp bạn bảo vệ sức khỏe cả gia đình ngày đông. Vào thời điểm thời tiết chuyển mùa sang lạnh, chúng ta rất dễ mắc phải những triệu chứng bệnh khó chịu, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày. Đừng quá...