Một phần ba số bệnh nhân Covid-19 nặng bị huyết khối nguy hiểm

Một phần ba số bệnh nhân nặng do virus corona bị huyết khối nguy hiểm có thể gây đau tim, đột quỵ và suy tạng, một nhà khoa học hàng đầu của Anh cảnh báo.

Một phần ba số bệnh nhân Covid-19 nặng bị huyết khối nguy hiểm - Hình 1

Một phần ba số bệnh nhân Covid-19 nặng bị huyết khối nguy hiểm

Cục máu đông, hay huyết khối, có thể gây tử vong nếu chúng di chuyển đến các cơ quan chính trong cơ thể và cắt đứt nguồn cung cấp máu.

Khối tắc có thể kích hoạt các cơn đau tim, đột quỵ, suy tạng và thuyên tắc phổi có thể gây tử vong.

Viêm nặng – phản ứng thái quá của hệ thống miễn dịch đối với nhiễm Covid-19 – được cho là nguyên nhân gây ra huyết khối.

Roopen Arya, chuyên gia về huyết khối tại King College London, nói rằng trong khi viêm phổi vẫn là nguyên nhân chính gây tử vong ở bệnh nhân Covid-19, các bác sĩ giờ đây đã “nhận thức rõ hơn” về vấn đề này.

“Với lượng dữ liệu khổng lồ trong vài tuần qua, tôi nghĩ rằng huyết khối rõ ràng là một vấn đề lớn.

Đặc biệt ở những bệnh nhân Covid nặng phải điều trị tích cực, trong đó một số nghiên cứu gần đây cho thấy gần một nửa số bệnh nhân bị thuyên tắc phổi hoặc cục máu đông ở phổi”.

Các cục máu đông bắt đầu ở phần dưới cơ thể có thể di chuyển đến phổi, gây ra tắc nghẽn chết người được gọi là thuyên tắc phổi – nguyên nhân gây tử vong phổ biến ở bệnh nhân Covid-19.

Tắc nghẽn gần tim có thể dẫn đến đau tim, một thủ phạm gây chết người hay gặp khác ở những người nhiễm bệnh. Và cục máu đông phía trên ngực có thể gây ra đột quỵ.

Các nhà khoa học chưa chắc chắn về lý do tại sao virus gây ra cục máu đông – nhưng họ tin rằng đó có thể là kết quả của một phản ứng miễn dịch được gọi là “bão cytokine”.

Cytokine là những phân tử truyền tín hiệu hóa học chỉ dẫn cho phản ứng miễn dịch bình thường. Chúng bảo các tế bào miễn dịch tấn công các phân tử virus trong cơ thể.

Nhưng ở một số bệnh nhân, quá trình này diễn ra quá mức và các tế bào miễn dịch bắt đầu phá hủy các mô khỏe mạnh.

Điều này có thể dẫn đến các mạch máu tổn thương bị thoát mạch khiến huyết áp tụt, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, theo TS Jamie Garfield từ Bệnh viện Đại học Temple ở Philadelphia.

Video đang HOT

Các nhà khoa học khác nói rằng cục máu đông là sản phẩm phụ của cách thức Covid-19 xâm nhập cơ thể người.

GS Ian Jones, một nhà virus học tại Đại học Reading, nói: “Covid gắn với một enzyme có tên là ACE2 nằm trên bề mặt tế bào. Nó chỉ sử dụng cách này như một con đường để tự gắn vào tế bào, nhưng khi làm như vậy chức năng enzyme của ACE2 bị giảm.

“Hậu quả là mất cân bằng hormone Angiotensin I và Angiotensin II, có vai trò điều chỉnh huyết áp. Điều này có thể liên quan đến tăng số ca đột quỵ đã được báo cáo”.

Còn theo TS Robert Bonow, giảng viên tim mạch tại Đại học Tây Bắc, thì nguyên nhân có thể bắt nguồn từ hình dạng đặc biệt của virus coronavirus gây ra các vấn đề đông máu.

“Đặc biệt với Covid, điều bạn thấy không giống với cúm, là do dưới kính hiển vi, virus corona có những gai nhọn là những protein nhỏ đang tìm kiếm thụ thể trên các tế bào mà chúng gắn vào. Nó đặc biệt tìm kiếm các thụ thể trong phổi, nhưng những thụ thể này cũng có ở các mạch máu, vì vậy nó có thể gắn vào không chỉ phổi mà còn cả các mạch máu”.

Một khi bám vào các tế bào mạch máu, các hạt virus có thể gây ra tổn thương cho mạch máu cũng như cho cơ tim.

Chúng có thể kích hoạt “trạng thái tăng đông”, gây ra cục máu đông dẫn đến đau tim.

Nếu Covid-19 nhắm vào các mạch máu, điều đó có thể giải thích tại sao những người đã bị tổn thương mạch máu – như bệnh nhân đái tháo đường và cao huyết áp – dễ bị bệnh nặng.

Chính xác virus tấn công các mạch máu theo cách thức nào vẫn còn là một bí ẩn, nhưng một số bài báo khoa học đã cho thấy tác dụng phụ chết người là phổ biến.

Tổn thương tim được phát hiện ở 20% bệnh nhân nhập viện ở Vũ Hán, theo một bài báo ngày 25 tháng 3 trên JAMA Cardiology.

Một nghiên cứu khác tại tâm dịch cho thấy 44% số bệnh nhân trong phòng hồi sức tích cực (ICU) bị rối loạn nhịp tim.

38% bệnh nhân ICU Hà Lan bị đông máu, theo một nghiên cứu công bố ngày 10 tháng 4 trên Thrombosis Research.

Từ 20 đến 4% bệnh nhân COVID-19 tại Đại học Emory ở Atlanta, Georgia, đã phát triển cục máu đông – ngay cả sau khi được dùng thuốc chống đông máu.

Phát hiện này được đưa ra sau một nghiên cứu của Đại học College London cho thấy virus corona gây ra nguy cơ đông máu và tắc mạch não.

Nghiên cứu nhỏ tập trung vào 6 bệnh nhân được xác nhận COVID-19 bị đột quỵ do mất lưu thông máu đột ngột lên não.

Nhóm nghiên cứu, bao gồm các bác sĩ chuyên khoa thần kinh của Bệnh viện Thần kinh và ngoại thần kinh quốc gia, đã thấy sự gia tăng của D-dimer – một loại protein máu liên quan đến đông máu.

Các tác giả cho biết phản ứng miễn dịch viêm thái quá xảy ra ở bệnh nhân Covid-19 kích thích đông máu bất thường trong não.

Họ nói rằng có bằng chứng về việc tăng D-dimer trong máu – là sản phẩm của các kháng thể tạo ra từ đáp ứng miễn dịch bất thường.

Đồng tác giả, GS David Werring và các đồng nghiệp đã xem xét 6 bệnh nhân bị đột quỵ thiếu máu cục bộ cấp tính do tắc một động mạch não lớn.

Đột quỵ thiếu máu cục bộ cấp tính là do mất lưu thông máu đột ngột đến một khu vực của não, dẫn đến mất chức năng thần kinh.

Kết quả gợi ý xét nghiệm sớm D-dimer ở bệnh nhân Covid-19 có thể cho phép các bác sĩ lâm sàng kê đơn thuốc điều trị đặc hiệu ở giai đoạn sớm hơn nhiều.

Điều này có thể làm giảm số người sau đó bị đột quỵ hoặc huyết khố tắc mạch ở nơi khác trong cơ thể.

Giới bác sĩ đau đầu vì hiện tượng "cực kỳ hiếm gặp" nhưng xuất hiện ngày càng nhiều trên bệnh nhân COVID-19

"Đây là một trong những vấn đề được bàn luận nhiều nhất về dịch bệnh," Tiến sĩ Michelle Gong - trưởng khoa điều trị tích cực tại Trung tâm y tế Montefiore, New York - cho biết.

Giới bác sĩ đau đầu vì hiện tượng cực kỳ hiếm gặp nhưng xuất hiện ngày càng nhiều trên bệnh nhân COVID-19 - Hình 1

Ảnh minh họa

Hiện tượng hiếm gặp

Bệnh nhân COVID-19 của tiến sĩ Kathryn Hibbert đang có tình trạng sức khỏe xấu. Khi huyết áp của bệnh nhân giảm mạnh, tiến sĩ Hibbert cố chèn một đường truyền tĩnh mạch vào động mạch ở cổ tay bệnh nhân. Tuy nhiên, một cục máu đông đã làm nghẽn ống truyền.

Bác sĩ Hibbert thử dùng một ống khác và ống này tiếp tục bị nghẽn. Tới lần thử thứ ba, bà mới thành công.

"Hiện tượng máu đông xảy ra ngay trước mặt tôi. Gặp một lần đã là hiếm, và gặp hai lần liên tiếp là cực kỳ hiếm," tiến sĩ Hibbert nói. Hiện bà Hibbert đang là trưởng khoa điều trị tích cực (ICU) tại bệnh viện Massachusetts.

Hibbert và các bác sĩ khác đã phát hiện một số bệnh nhân nhiễm virus corona có những cục máu đông. Hiện tượng này có thể gây nguy hiểm tới tính mạng nếu máu đông đi vào tim hoặc phổi.

"Số lượng bệnh nhân COVID-19 có máu đông tôi thấy ở ICU là nhiều chưa từng có. Vấn đề máu đông dường như khá phổ biến ở các bệnh nhân nguy kịch vì virus corona," Tiến sĩ huyết học Jeffrey Laurence tại thành phố New York cho biết.

Trong một nghiên cứu công bố hồi tuần trước, Laurence và các đồng nghiệp cho biết đã khám nghiệm thi thể của 2 bệnh nhân COVID-19 và phát hiện máu đông trong phổi, ngay bên dưới bề mặt da. Họ cũng tìm thấy các cục máu đông ở dưới da của 3 bệnh nhân đang được điều trị khác.

Tại Hà Lan, một nghiên cứu cũng cho thấy tỉ lệ xuất hiện máu đông "cao bất thường" ở các bệnh nhân COVID-19 tại ICU.

Một nhóm các chuyên gia thế giới từ hơn 30 bệnh viện mới đây đã đưa ra một kết luận tương tự: dù chưa rõ nguyên nhân tại sao, nhưng bệnh nhân COVID-19 trong tình trạng nguy kịch thường có nguy cơ xuất hiện máu đông.

"Đây là một trong những vấn đề được bàn luận nhiều nhất về dịch bệnh," Tiến sĩ Michelle Gong - trưởng khoa điều trị tích cực tại Trung tâm y tế Montefiore, thành phố New York - cho biết.

Tại Montefiore, các bác sĩ đã bắt đầu cho bệnh nhân COVID-19 sử dụng thuốc chống đông máu để ngăn chặn máu đông. Không phải tất cả các bệnh viện đều thực hiện việc này, nhưng nhiều bác sĩ cũng bắt đầu quan tâm tới hiện tượng máu đông.

Tiến sĩ Todd Rice - phó giáo sư y khoa tại Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt, Nashville - nói: "Đó là điều bất thường, và chúng tôi đang phân vân không biết liệu có phải đông máu là một trong những lí do gây tử vong ở bệnh nhân hay không".

Khó khăn trong điều trị

Mặc dù sử dụng liều thấp các loại thuốc chống đông máu có thể giúp bệnh nhân tránh khỏi nguy cơ, nhưng không có nghĩa rằng chúng có thể ngăn hoàn toàn khả năng bị đông máu. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc chống đông máu liều cao, bệnh nhân có thể bị chảy máu không ngừng và cũng gây ra tử vong.

Vấn đề này đã trở thành câu hỏi hóc búa đối với các bác sĩ. Một số bệnh nhân có thể cần sử dụng thuốc chống đông máu liều cao khi các bài xét nghiệm máu cho thấy họ có nguy cơ cao bị đông máu.

Các bác sĩ tại Harvard đang đề xuất nghiên cứu trên quy mô lớn về việc sử dụng thuốc chống đông máu ở các bệnh nhân COVID-19.

Chuyên gia huyết học Laurence nói ông muốn tìm hiểu nguyên nhân căn bản của hiện tượng này.

"Chúng tôi muốn ngăn chặn tác nhân gây đông máu. Nhiều bệnh nhân đang bị đông máu quá mức và chúng tôi muốn giải quyết vấn đề này".

Tiến sĩ Hibbert cho biết bà vẫn đang chờ đợi ngày có nghiên cứu chứng minh tại sao bệnh nhân COVID-19 lại có hiện tượng bị đông máu, và giải pháp cho tình trạng này là gì.

"Đây là một trong những thách thức trong việc điều trị cho bệnh nhân nguy kịch. Chúng tôi phải cố gắng quyết định xem liệu đây có phải tình trạng hiếm gặp hay là một xu hướng thường thấy và cần phải thay đổi cách điều trị trên quy mô lớn," bà nói.

Tất Đạt

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Người phụ nữ Indonesia nhiễm trùng sau phẫu thuật thẩm mỹ tại TPHCMNgười phụ nữ Indonesia nhiễm trùng sau phẫu thuật thẩm mỹ tại TPHCM
20:45:18 16/05/2025
Chanh cực hại với những người này, cố tình ăn vào coi chừng 'rước họa vào thân'Chanh cực hại với những người này, cố tình ăn vào coi chừng 'rước họa vào thân'
10:46:05 17/05/2025
Người đàn ông nguy kịch vì nhiễm loại nấm cực kỳ nguy hiểmNgười đàn ông nguy kịch vì nhiễm loại nấm cực kỳ nguy hiểm
20:48:05 16/05/2025
Bí ẩn ánh sáng phát ra từ cơ thể con người khi còn sốngBí ẩn ánh sáng phát ra từ cơ thể con người khi còn sống
09:58:17 17/05/2025
Trà đen và trà xanh: Lựa chọn nào tốt hơn cho sức khỏe?Trà đen và trà xanh: Lựa chọn nào tốt hơn cho sức khỏe?
21:13:55 16/05/2025
Cành cây dài 20cm nằm trong lồng ngực cụ bà suốt 2 nămCành cây dài 20cm nằm trong lồng ngực cụ bà suốt 2 năm
06:11:26 17/05/2025
Người cao tuổi có nên kiêng ăn mỡ lợn?Người cao tuổi có nên kiêng ăn mỡ lợn?
07:37:59 18/05/2025
Những "trợ thủ đắc lực" trong bữa ăn hằng ngày giúp hạ huyết ápNhững "trợ thủ đắc lực" trong bữa ăn hằng ngày giúp hạ huyết áp
08:07:18 17/05/2025

Tin đang nóng

Vụ bố nhảy xuống giếng cứu con: Gần 2 giờ đấu tranh với "tử thần"Vụ bố nhảy xuống giếng cứu con: Gần 2 giờ đấu tranh với "tử thần"
15:13:01 18/05/2025
Ảnh đế công khai hình bị ép "yêu" đồng giới, đàn em sa sút đi cọ toilet thuêẢnh đế công khai hình bị ép "yêu" đồng giới, đàn em sa sút đi cọ toilet thuê
16:03:17 18/05/2025
Thiếu gia nhà bầu Hiển lên chức "bố" lần 3, vẫn giấu kín mẹ của con, tiếp tục làm bố đơn thân nghìn tỷ?Thiếu gia nhà bầu Hiển lên chức "bố" lần 3, vẫn giấu kín mẹ của con, tiếp tục làm bố đơn thân nghìn tỷ?
16:49:19 18/05/2025
Drama giảm cân: Tìm bà dì bí ẩn "phốt" Ngân 98, Ngân Collagen động thái kỳ lạDrama giảm cân: Tìm bà dì bí ẩn "phốt" Ngân 98, Ngân Collagen động thái kỳ lạ
17:21:47 18/05/2025
Chu Thanh Huyền tung ảnh xinh như "búp bê sống", vóc dáng nuột nà bảo sao Quang Hải mê mệt, chi chục tỷ tặng xeChu Thanh Huyền tung ảnh xinh như "búp bê sống", vóc dáng nuột nà bảo sao Quang Hải mê mệt, chi chục tỷ tặng xe
16:43:58 18/05/2025
Hé lộ tin nhắn nhạy cảm giữa Diddy và bạn gái, gia đình ác hơn cả "ông trùm"?Hé lộ tin nhắn nhạy cảm giữa Diddy và bạn gái, gia đình ác hơn cả "ông trùm"?
16:59:30 18/05/2025
Cặp diễn viên Vbiz "tình trong như đã mặt ngoài còn e": Đàng trai bí mật tậu xe mới cho bạn gái?Cặp diễn viên Vbiz "tình trong như đã mặt ngoài còn e": Đàng trai bí mật tậu xe mới cho bạn gái?
15:26:29 18/05/2025
Chàng trai quyết giữ gìn cho bạn gái suốt 3 năm yêu nhau, cưới xong ngỡ ngàng khi biết một bí mậtChàng trai quyết giữ gìn cho bạn gái suốt 3 năm yêu nhau, cưới xong ngỡ ngàng khi biết một bí mật
18:57:16 18/05/2025

Tin mới nhất

3 không khi dùng mật ong

3 không khi dùng mật ong

08:00:07 18/05/2025
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng mật ong có tác dụng làm giảm viêm nhiễm, xoa dịu cơn ho và hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do các gốc tự do, giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, tiểu đường và ung thư.
Người bệnh đái tháo đường có nên ăn dứa?

Người bệnh đái tháo đường có nên ăn dứa?

07:53:15 18/05/2025
Người bệnh đái tháo đường cần tính lượng carbohydrate tiêu thụ mỗi ngày vì carbohydrate là nguyên nhân làm tăng lượng đường trong máu. Để giữ mức glucose trong phạm vi khỏe mạnh, cần duy trì lượng carbohydrate ổn định trong suốt cả ngày...
7 cách tăng năng lượng vào buổi sáng mà không cần cà phê

7 cách tăng năng lượng vào buổi sáng mà không cần cà phê

07:44:24 18/05/2025
Đồng hồ sinh học bên trong cơ thể hay nhịp sinh học, chịu ảnh hưởng rất lớn bởi việc tiếp xúc với ánh sáng. Ánh sáng mặt trời báo hiệu cho não giảm melatonin (hormone ngủ) và tăng cortisol (hormone tỉnh táo).
Những rủi ro ít người biết khi dùng vitamin tổng hợp

Những rủi ro ít người biết khi dùng vitamin tổng hợp

07:42:46 18/05/2025
Điều này là sai lầm lớn, bởi vì thực phẩm tự nhiên không chỉ cung cấp vitamin mà còn có chất xơ, enzyme và nhiều hợp chất thực vật có lợi mà viên uống không thể thay thế.
Nữ sinh ngỡ ngàng khi bác sĩ nói mình là con trai, từ chối phẫu thuật

Nữ sinh ngỡ ngàng khi bác sĩ nói mình là con trai, từ chối phẫu thuật

19:28:00 17/05/2025
Cô gái 14 tuổi được gia đình đi khám phụ sản, khi em đến tuổi dậy thì nhưng ngực phẳng, không có kinh nguyệt. Kết quả khám em là nam giới 100%, có thể phẫu thuật trả lại đúng giới tính nếu em muốn.
Căn bệnh hiểm khiến người đàn ông ở TPHCM bỗng mất thị lực, đối diện mù lòa

Căn bệnh hiểm khiến người đàn ông ở TPHCM bỗng mất thị lực, đối diện mù lòa

08:13:00 17/05/2025
Một tuần sau khi khởi phát những cơn đau đầu, chóng mặt, người đàn ông biến chứng sụp mí, mất thị lực mắt trái vì căn bệnh nguy hiểm ở não.
Yến sào rất bổ dưỡng, nhưng ai không nên ăn?

Yến sào rất bổ dưỡng, nhưng ai không nên ăn?

07:29:57 17/05/2025
Để sử dụng yến sào một cách đúng đắn và an toàn, người tiêu dùng cần hiểu rõ về giá trị dinh dưỡng, đối tượng nên - không nên dùng, cũng như các lưu ý khi chế biến và bảo quản.
Vi chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe con người

Vi chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe con người

06:10:50 17/05/2025
Nếu bị thiếu axit folic trong khi mang thai thì bà mẹ có thể bị thiếu máu hồng cầu khổng lồ, nguy cơ sảy thai cao, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai và điều quan trọng nhất là sinh ra đứa con bị khuyết tật của ống thần kinh (nứt đốt sốn...
Mùa hè, uống nước cam vào thời điểm này để thải độc gan, cải thiện tiêu hóa và tăng cường miễn dịch

Mùa hè, uống nước cam vào thời điểm này để thải độc gan, cải thiện tiêu hóa và tăng cường miễn dịch

05:58:35 17/05/2025
Nước cam có tác dụng lợi tiểu, vì vậy nếu uống nước cam vào buổi tối khiến bạn tiểu đêm nhiều lần, gây mất ngủ. Nước cam cũng giúp tăng cường sự tỉnh táo, uống vào buổi tối khiến cho trí não tỉnh táo, khó bước vào giấc ngủ.
Bệnh nhân đầu tiên được điều trị bằng kỹ thuật chỉnh sửa gene cá nhân hóa

Bệnh nhân đầu tiên được điều trị bằng kỹ thuật chỉnh sửa gene cá nhân hóa

05:55:38 17/05/2025
Một trẻ sơ sinh người Mỹ, mắc căn bệnh hiếm gặp, đã trở thành bệnh nhân đầu tiên trong lịch sử được điều trị bằng kỹ thuật chỉnh sửa gene cá nhân hóa. Điều này mở ra hy vọng tươi sáng cho những người mắc các bệnh hiếm gặp.
Đào thải axit uric cao bằng loại quả rẻ

Đào thải axit uric cao bằng loại quả rẻ

05:51:29 17/05/2025
Nước dừa không chỉ là loại nước giải khát ngày hè mà còn là đồ uống thơm ngon giúp đào thải axit uric hiệu quả. Nước dừa cung cấp khoáng chất cho cơ thể và tăng cường chức năng cho thận. Đây là cách đào thải axit uric tự nhiên và hiệu q...
Tác nhân 'trớ trêu' làm tăng nguy cơ tiểu đường

Tác nhân 'trớ trêu' làm tăng nguy cơ tiểu đường

05:42:13 17/05/2025
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutrients cho biết lượng natri mà chúng ta tiêu thụ do tiêu thụ muối thường xuyên có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.

Có thể bạn quan tâm

Em chồng mưu mô chuyên bày trò chơi khăm, không ngờ khi tôi đi đẻ, em gào lên một câu mà tôi đang đau cũng phải bật cười

Em chồng mưu mô chuyên bày trò chơi khăm, không ngờ khi tôi đi đẻ, em gào lên một câu mà tôi đang đau cũng phải bật cười

Góc tâm tình

20:36:51 18/05/2025
Trong phòng chờ sinh, tôi đau đến mồ hôi túa ra như tắm, 5 đầu ngón tay bấu chặt vào bắp tay em chồng. Tôi và Hoa sống chung dưới một mái nhà đã gần 3 năm
Tính năng One UI 8 giúp điện thoại Galaxy bền bỉ hơn

Tính năng One UI 8 giúp điện thoại Galaxy bền bỉ hơn

Thế giới số

20:34:45 18/05/2025
Samsung dự kiến sẽ khởi động chương trình One UI 8 Beta cho các thiết bị Galaxy vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6 năm nay.
Mỹ: FBI xác định vụ đánh bom phòng khám ở California là khủng bố

Mỹ: FBI xác định vụ đánh bom phòng khám ở California là khủng bố

Thế giới

20:32:59 18/05/2025
Vụ nổ đã khiến ít nhất một người tử vong và 5 người khác bị thương nhưng đều không phải là người phòng khám. Công tác xác định danh tính người thiệt mạng đang được tiến hành.
Nam rapper qua đời đột ngột ở tuổi 31

Nam rapper qua đời đột ngột ở tuổi 31

Sao âu mỹ

20:30:58 18/05/2025
Nam rapper người Pháp nghệ danh Werenoi đã qua đời ở tuổi 31, chỉ vài giờ trước khi anh chuẩn bị lên sân khấu trình diễn.
Con trai riêng của Lê Phương gây chú ý với ngoại hình điển trai ở tuổi 13, cao gần 1m8

Con trai riêng của Lê Phương gây chú ý với ngoại hình điển trai ở tuổi 13, cao gần 1m8

Sao việt

20:25:14 18/05/2025
Mới ngày nào còn là cậu bé chạy theo mẹ trên phim trường, giờ đây Cà Pháo đã trở thành 1 chàng trai khỏe mạnh và luôn yêu thương bố mẹ.
Bắt nhóm đối tượng dàn cảnh trộm cắp khi người dân chiêm bái xá lợi Phật

Bắt nhóm đối tượng dàn cảnh trộm cắp khi người dân chiêm bái xá lợi Phật

Pháp luật

20:13:04 18/05/2025
Chiều 18/5, Công an tỉnh Hà Nam thông tin, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh vừa bắt giữ nhóm đối tượng thực hiện hành vi Trộm cắp tài sản của người dân về chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Tam Chúc (thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam).
Dàn mỹ nhân giảm cân kinh hãi: Từ Hy Viên suy kiệt vì quá cực đoan, có người bị báo động đỏ

Dàn mỹ nhân giảm cân kinh hãi: Từ Hy Viên suy kiệt vì quá cực đoan, có người bị báo động đỏ

Sao châu á

19:57:02 18/05/2025
Không biết từ bao giờ, việc các mỹ nhân phải giữ body mảnh mai đã bị coi là luật bất thành văn của làng giải trí Hoa ngữ.
Guardiola tức giận với Henderson

Guardiola tức giận với Henderson

Sao thể thao

19:17:52 18/05/2025
Sau chiến thắng lịch sử của Crystal Palace trước Man City ở chung kết FA Cup khuya 17/5, Pep Guardiola và thủ môn Dean Henderson có màn tranh cãi căng thẳng trên sân.
Doraemon vừa tái xuất, 2 phim Việt trăm tỷ đã ngậm ngùi nhường sân, có gì hot?

Doraemon vừa tái xuất, 2 phim Việt trăm tỷ đã ngậm ngùi nhường sân, có gì hot?

Phim châu á

19:15:57 18/05/2025
Nếu Thám Tử Kiên vất vả lắm mới vượt mặt Vòng Tay Nắng để chạm ngôi vương thì Doraemon Movie 44 chỉ cần 1 ngày đã làm được điều tương tự. Cho thấy thương hiệu Mèo Máy vẫn rất hot tại VN.
Vắng bóng sóng stream, hot girl Liên Quân trần tình về tin đồn "bí mật"

Vắng bóng sóng stream, hot girl Liên Quân trần tình về tin đồn "bí mật"

Netizen

18:54:49 18/05/2025
Từng dành nhiều thời gian gắn bó, xây dựng cộng đồng, chứng minh tên tuổi, cô nàng streamer Bé My (Mỹ Hạnh) là một trong những hot girl Liên Quân Mobile nổi bật.
Chiếc iPhone 'hoàn hảo' sắp xuất hiện?

Chiếc iPhone 'hoàn hảo' sắp xuất hiện?

Đồ 2-tek

18:36:49 18/05/2025
Mặc dù vậy, trên thực tế, Apple từng nhiều lần vượt qua khó khăn dưới triều đại CEO Tim Cook. Khi iPhone bị đe dọa bởi smartphone màn hình lớn (phablet) cách đây 10 năm, Táo khuyết đáp trả bằng cách tăng kích cỡ iPhone và thành công.