Một nửa giảng viên nghỉ việc, lấy ai dạy sinh viên?
11 giảng viên khoa Hàn Quốc học, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP. HCM, làm đơn xin nghỉ việc nên trường này sử dụng lực lượng nhân sự tại chỗ, luân chuyển nhân sự từ các khoa có chuyên môn về Hàn Quốc học, các tiến sĩ học ở Hàn Quốc về và tuyển dụng mới để bù đắp được số giảng viên vừa nghỉ việc.
Vì sao 11 giảng viên nghỉ việc?
11 giảng viên khoa Hàn Quốc học, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP. HCM vừa làm đơn xin nghỉ việc đều là giảng viên cơ hữu, trong đó có phó khoa và 3 quyền trưởng bộ môn, thâm niên làm việc từ 5-23 năm, đồng loạt xin nghỉ việc.
Đại diện nhóm giảng viên cho biết họ không thể làm việc trong môi trường giáo dục thiếu dân chủ và không đoàn kết như khoa Hàn Quốc học hiện nay. Những bức xúc về cách làm việc của trưởng khoa đã kéo dài, âm ỉ từ năm 2018. Các giảng viên trong khoa đã nhiều lần ý kiến với nhà trường nhưng không được giải quyết.
Theo những giảng viên này, từ khi trưởng khoa Hàn Quốc học hiện nay về làm việc năm 2016, bà xử lý công việc chuyên quyền, thiếu dân chủ, không đúng nguyên tắc, quy định cũng như thiếu năng lực trong quản lý, không lắng nghe ý kiến đóng góp, xây dựng của giảng viên. Trưởng khoa được bổ nhiệm thần tốc. Năm 2003, người này về làm việc tại khoa nhưng sau đó bà sang Hàn Quốc học tập, sinh sống, lấy quốc tịch Hàn Quốc đến năm 2016 mới trở lại khoa. Đến tháng 1/2018, bà được giao phụ trách khoa Hàn Quốc học. Tháng 6/2018, bà được bổ nhiệm làm trưởng khoa.
Ngoài ra, trong quá trình làm việc, trưởng khoa tự đưa ra các quy định bình chọn, đánh giá giảng viên mà không thông báo trước như đi họp trễ 15 phút coi như vắng, vắng họp vài buổi bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ, đơn phương thay đổi lịch họp định kỳ của khoa.
Đại diện nhóm giảng viên cho biết nhà trường, khoa Hàn Quốc học và các giảng viên đã có 4 buổi gặp mặt để trao đổi. Nhưng vụ việc không được ban giám hiệu nhìn nhận đúng bản chất, không giải quyết thấu đáo nên họ buộc phải gửi đơn kiến nghị lên Thanh tra Chính phủ.
Trong đơn gửi Thanh tra Chính phủ, nhóm giảng viên phản ánh 23 vấn đề liên quan cá nhân trưởng khoa và khoa Hàn Quốc học. Theo kết quả xác minh của trường, 5 vấn đề giảng viên kiến nghị đúng, 7 vấn đề đúng một phần và 11 vấn đề không đúng.
11 giảng viên khoa Hàn Quốc học, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP. HCM, làm đơn xin nghỉ việc nên trường này sử dụng lực lượng nhân sự tại chỗ để dạy sinh viên.
Video đang HOT
Nhóm giảng viên cho rằng trường xác minh không đúng quy trình, kết luận phiến diện, ảnh hưởng danh dự của họ. Đến nay, nhóm giảng viên đã gửi đơn kiến nghị đến Thanh tra Chính phủ lần thứ hai, đang chờ được giải quyết.
Bổ nhiệm đúng
Trước những lùm xùm xảy ra tại khoa Hàn Quốc học, trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQG TP. HCM đã thông tin về vụ việc.
Theo đó, quy định về tiêu chuẩn, quy trình bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền của Hiệu trưởng quyết định năm 2018, trong đó có Trưởng khoa Hàn Quốc học, áp dụng các văn bản quy định của Nhà nước, của ĐHQG TP. HCM và nhà trường trong việc bổ nhiệm viên chức quản lý thuộc thẩm quyền của Hiệu trưởng.
Đó là Luật Viên chức; Nghị định số 29/2012 của Chính phủ, Quyết định số 70/2014 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Điều lệ trường đại học (thời điểm bổ nhiệm bà Mai còn hiệu lực); Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường đại học thành viên và khoa trực thuộc ĐHQG TP. HCM do ĐHQG TP. HCM ban hành; Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường và các văn bản có liên quan khác.
Theo đó, tiêu chuẩn của trưởng khoa được quy định phải có trình độ Tiến sĩ phù hợp với ngành, chuyên ngành đào tạo tại khoa, có đủ tiêu chuẩn giảng viên giảng dạy trình độ đại học, có kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu khoa học và năng lực quản lý.
“Quy trình bổ nhiệm trưởng khoa được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục: Nhà trường dựa trên các quy định về việc bổ nhiệm viên chức quản lý thuộc thẩm quyền của hiệu trưởng, việc đáp ứng các tiêu chuẩn của cá nhân và tình hình thực tế của đơn vị và của Nhà trường.
Quy trình bổ nhiệm trưởng khoa được triển khai công khai, minh bạch tới toàn thể viên chức – người lao động của trường, dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu, giám sát của Công đoàn trường, đại diện Ban Chủ nhiệm Khoa đương nhiệm, đại diện Chi ủy, Chủ tịch Công đoàn bộ phận Khoa, đại diện Phòng Tổ chức – Cán bộ và sự tham gia của toàn thể viên chức – người lao động trong khoa”, trường này khẳng định.
Đối với việc bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Phương Mai làm Trưởng khoa Hàn Quốc học, trường này thông tin, bên cạnh việc đáp ứng các tiêu chuẩn chung về phẩm chất đạo đức, năng lực, độ tuổi, sức khỏe… bà Nguyễn Thị Phương Mai hoàn toàn đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn để được bổ nhiệm trưởng khoa theo quy định như: Tốt nghiệp Tiến sĩ chuyên ngành Giáo dục tiếng Hàn và Thạc sĩ chuyên ngành Hàn Quốc học tại ĐHQG Seoul, Hàn Quốc.
Bà Nguyễn Thị Phương Mai cũng có đầy đủ các văn bằng chứng chỉ theo tiêu chuẩn của giảng viên giảng dạy trình độ đại học, như Chứng chỉ Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, Chứng chỉ Ngoại ngữ, Chứng chỉ Ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản.
Bà Phương Mai có thâm niên giảng dạy và năng lực nghiên cứu khoa học. Từ năm 2003 đến nay, bà Nguyễn Thị Phương Mai đã tham gia giảng dạy tại khoa Hàn Quốc học, thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, tham gia viết sách và có nhiều bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí uy tín trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, bà Nguyễn Thị Phương Mai còn có kinh nghiệm quản lý ở vị trí Trưởng bộ môn và Phó Trưởng khoa, trước khi giữ chức vụ Trưởng khoa như hiện nay.
Sử dụng nhân sự tại chỗ
Theo ThS Trần Nam, Trưởng phòng Truyền thông và Quan hệ doanh nghiệp trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP. HCM, trong bối cảnh hiện nay, nhà trường sử dụng lực lượng nhân sự tại chỗ, luân chuyển nhân sự từ các khoa có chuyên môn về Hàn Quốc học, các tiến sĩ học ở Hàn Quốc về và tuyển dụng mới (đã có sẵn hồ sơ tuyển dụng trước đây), bảo đảm bù đắp được số giảng viên vừa nghỉ việc.
Ông Nam cũng cho rằng, việc các giảng viên nghỉ việc là điều nhà trường hoàn toàn không mong muốn, vì họ đều là những người gắn bó lâu năm với trường. Nhà trường xử lý vụ việc này căn cứ trên các quy định và xác minh rất kỹ lưỡng. Các cấp lãnh đạo nhà trường cũng đã nhiều lần trao đổi, tiếp xúc với các giảng viên này. Các quyết định, kết luận về vụ việc này không phải của cá nhân hiệu trưởng mà của tập thể lãnh đạo nhà trường, gồm Đảng ủy, Công đoàn, ban giám hiệu… sau rất nhiều cuộc họp.
Hiệu quả từ phương pháp học tập theo dự án
Mới đây, Trường Sỹ quan Thông tin đã tổ chức đêm "TCU English Gala" để báo cáo và trình diễn các dự án các học viên của Tiểu đoàn 28 trình bày.
Dự án Kịch tiếng Anh
Phương pháp học tập theo dự án (Project-Based Learning hay còn gọi là PBL) do Trung tâm Ngoại ngữ và Văn hóa Quốc tế (Học viện Quản lý Giáo dục) tập huấn cho cán bộ giảng viên và học viên Trường ĐH Thông tin Liên lạc (Bộ Tư lệnh Thông tin Liên lạc - Bộ Quốc phòng).
Cac dư an co nội dung sâu sắc gắn với thực tế chuyên môn, sư đa dang, sang tao va mang ý nghĩa giáo dục rất lớn, như: Dự án phim tài liệu tái hiện lại 90 năm - một chặng đường phát triển của Đoàn thanh niên Cộng sản HCM; Dự án Sổ tay Chiến sĩ mô phỏng lại những nội quy, hướng dẫn, hoạt động của một người lính thông tin liên lạc; Dự án Kịch mang nội dung tuyên truyền về bảo vệ môi trường...
Tất cả các dự án đều mang lại những thông điệp về giá trị của cuộc sống và ứng dụng nghề nghiệp được thể hiện bằng tiếng Anh và tài năng diễn xuất của các học viên Trường Sỹ quan Thông tin.
Dự án Phim tài liệu
Dự án Đồ họa Thông tin
PGS.TS Nguyễn Tô Chung - Phó Trưởng ban Ban quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia đánh giá cao các hoạt động của Chương trình, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cũng như thực hiện nhiệm vụ sứ mệnh của Nhà trường. Mô hình học tập này sẽ tiếp tục được nhân rộng trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Với ưu điểm vượt trội, phương pháp PBL tích hợp kiến thức chuyên môn với phát triển kỹ năng và thái độ của người học, hướng tới phát triển toàn diện năng lực người học. Phương pháp này đã được Học viện Quản lý Giáo dục áp dụng trong chương trình đào tạo sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh. Bên cạnh việc phát triển kiến thức chuyên môn, kỹ năng và thái độ cho người học, phương pháp PBL còn giúp người học.
Dự án Sổ tay Chiến sĩ
Trong chương trình học tập này, các học viên thuộc Tiểu đoàn 28 của Trường Sỹ quan thông tin khẳng định, họ không chỉ được nâng cao kiến thức, kỹ năng trong một môi trường học tập tiếng Anh tự nhiên, tích cực mà còn được phát triển các kỹ năng mềm như: làm việc nhóm; lãnh đạo; phát triển tư duy logic; phân tích, tổng hợp; tư duy phản biện; thuyết trình và kỹ năng công nghệ thông tin thông qua việc hoàn thành các dự án và tiểu dự án.
PBL là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm của nhóm/cá nhân. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế họach, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Từ đó, người học đước hình thành và phát triển những năng lực chuyên môn và các kỹ năng cần thiết cho công việc và cuộc sống.
Đại học Cần Thơ cho sinh viên học tập trung từ ngày 1-3 Ban Giám hiệu nhà trường thông báo giảng viên, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh và học viên tại các trung tâm của trường bắt đầu dạy và học tập trung từ thứ Hai ngày 1-3-2021. Ngày 24-2, Trường Đại học Cần Thơ có thông báo về việc dạy và học tập trung, tiếp tục phòng, chống dịch COVID-19. Theo...