Một năm nhìn lại: Putin được gì khi sáp nhập Crimea?
Khó có thể tính đếm được hết giá trị của bán đảo này, như những nguồn lợi về dầu khí, hay vị trí địa chính trị có tính khống chế đối với an ninh lãnh hải của một loạt các nước xung quanh Biển Đen.
Ngày 16/3, nước Nga và dân cư bán đảo Crimea kỷ niệm[1] một năm ngày hai triệu dân vùng lãnh thổ này bỏ phiếu trưng cầu dân ý để sáp nhập vào Liên Bang Nga. Đây là sự kiện đáng nhớ đầu tiên trong chuỗi các sự kiện của thế giới năm 2014. Chúng ta hãy cùng nhau nhìn lại sự kiện này, trong mối tương quan với những sự kiện khác đến với nước Nga cho đến ngày hôm nay.
Việc Nga sáp nhập Crimea gắn liền với biến cố Maidan ở Ukraine, dẫn tới việc Tổng thống nước này, ông Yanukovich rời bỏ nhiệm sở bỏ sang Nga. Nhưng những hành động của Putin (tôi muốn gọi như vậy vì những hành động của Nga gắn liền với những hành động của vị tổng thống này, và cả thế giới đang đổ dồn mọi cặp mắt vào ông) đã cho thấy, Nga không hề bị động mà luôn theo sát tình hình. Tháng 10/2013, Ukraine của Yanukovich từ chối quá trình hòa nhập châu Âu, thể hiện sự phản đối thông qua phong trào Maidan.
Khi tình hình đã trở nên không thể kiểm soát được, ông Yanukovich buộc phải bỏ chiếc ghế Tổng thống của mình để sang Nga. Có thể thấy những hành động khi ấy của Nga nói chung và Putin nói riêng đối với Crimea, là kịp thời, quyết liệt, có tính toán… thể hiện đúng bản chất con người Putin, một cựu trung tá KGB – lạnh lùng và quyết đoán. Nếu chỉ chậm hơn vài ngày, Mỹ và Phương Tây “nhảy” vào, coi như là thua.
Bán đảo Crimea có vị trí địa chính trị chiến lược đối trong khu vực, đối với cả Nga và Ukraine, thậm chí với nhiều nước trong vùng xung quanh biển Đen. Nếu ai đã đọc hồi ký “Đất nhỏ” của L. Breznev sẽ thấy bán đảo có vị trí cực kỳ quan trọng. Hồi năm 1943 trong Chiến tranh Vệ quốc, khi Hồng quân Liên Xô chiếm được một bàn đạp trên bán đảo mà họ gọi là “Đất nhỏ”, từ đó mở rộng vùng giải phóng đóng góp quan trọng vào chiến dịch giải phóng Ukraine.
Tổng thống Putin trong trong lễ ký hiệp ước sáp nhập Crimea vào Nga ngày 18/3/2014. Ảnh: Getty Images/ AP
Ngay sau sự kiện, đến một nước xa xôi nhưng có nhiều duyên nợ với các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ như Việt Nam cũng cực kỳ quan tâm đến tình hình, cả từ báo giới, cũng như những người dân bình thường. Đáng chú ý có ý kiến xuất hiện trong một phóng sự được thực hiện bởi một đài truyền hình kỹ thuật số, phỏng vấn một tiến sỹ, chuyên gia của “Trung tâm nghiên cứu về Nga và SNG của Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam” phát sóng ngày 22/3/2014.
Tôi xin tóm lược khái quát một vài nét chính trong ý kiến của chuyên gia này: Việc Nga sáp nhập Crimea nhìn chung là một thắng lợi, về lâu dài, thậm chí vĩnh viễn Nga được lãnh thổ, được dân cư của bán đảo Crimea. Nước Nga luôn luôn coi Sevastopol là căn cứ cực kỳ quan trọng và lực lượng quân sự Nga đã có lịch sử đóng quân ở đây 230 năm. Từ lúc này trở đi, Nga không phải trả tiền thuê nữa, trong khi hiện nay mỗi năm tiền thuê là 97,75 triệu USD. Đồng thời Nga được không hạm đội Biển Đen.
Chuyên gia này đưa ra con số định giá trị của hạm đội này vào năm 1992 là 80 tỷ USD. Crimea có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng ở phía Nam nước Nga, từ bây giờ Nga có thể đi ra đại dương thế giới mà không phải quan biển nào nữa và từ bây giờ Nga có được một cảng nước sâu, quan trọng hơn là nước ấm quanh năm không bị đóng băng[2].
Có thể nói nước Nga dưới thời của tổng thống V.Putin phục hồi mạnh mẽ nhờ giá dầu tăng cao. Phần nào, nước Nga đã có những bước tiến quan trọng trên con đường tìm lại vị thế cường quốc tưởng như đã mất sau khi Liên Xô sụp đổ. Cùng với sự phục hồi này, là sự phát triển mạnh mẽ của Chủ nghĩa Đại Nga, lòng tự hào dân tộc Nga vốn bị tổn thương do thời kỳ ốm yếu kia, nay có cơ hội để lấy lại vị thế trước cái nhìn của thế giới.
Trong quan hệ với các nước thuộc Liên Xô cũ, ưu tiên hàng đầu của nước Nga là duy trì được thể chế chính trị an toàn, “thân Nga.” Việc NATO kết nạp ba nước vùng Baltic (Estonia, Latvia và Lithuania) là một việc mà nước Nga khó có thể chấp nhận được, do đó việc giữ một Ukraine cùng với Belarus – hai nước “vùng đệm” cuối cùng cho nước Nga trước một NATO ngày càng tiến dần về phía Đông, là sống còn. Chính vì thế, nếu Chính phủ Ukraine được coi là “thân Nga,” thì mọi chuyện sẽ nằm trong quỹ đạo, còn nếu nó bị thay thế bằng một Chính phủ khác có xu hướng rõ rệt nghiêng về Phương Tây, thì nước Nga sẽ phải hành động.
Bản đồ cho thấy vị trí của Crimea
Video đang HOT
Sáp nhập Crimea, nước Nga tuyên bố “lấy lại” được lãnh thổ tưởng như đã mất. Điều này được thể hiện rõ qua bản diễn văn của Tổng thống V. Putin được đọc vào ngày 18/3/2014. Bằng việc sáp nhập này, V.Putin muốn khẳng định với người dân Nga rằng ông là vị Tổng thống mà họ cần; còn nước Nga muốn khẳng định với thế giới, rằng chúng tôi vẫn là một cường quốc. Vế đầu, nước Nga “được” nhiều hơn vế sau, vì vế sau còn phụ thuộc vào nhãn quan vốn muôn vẻ của thế giới.
Năm 2014, sáp nhập Crimea, Nga lấy lại được Sevastopol và được luôn lực lượng Hải quân của Ukraine đóng tại đây. Khó có thể tính đếm được hết giá trị của bán đảo này, như những nguồn lợi về dầu khí ngoài khơi khi mà vùng lãnh hải và đặc quyền kinh tế của Nga được mở rộng, hay vị trí địa chính trị của nó có tính khống chế đối với an ninh lãnh hải của một loạt các nước xung quanh Biển Đen. Chính từ phía Hắc Hải, tàu chiến Nga đã áp sát bờ biển Abkhazia, chuẩn bị phong tỏa bờ biển trong cuộc xung đột với Gruzia năm 2008.
Hạm đội Biển Đen của Nga được xây dựng trong thời kỳ của Nữ hoàng Ekaterina vào thế kỷ 18. Sau thắng lợi của nước Nga trong Chiến dịch Biển Đen trước Đế chế Ottoman, đoạt được quyền kiểm soát bán đảo Crimea và hải cảng Sevastopol. Vì thế Crimea và Sevastopol, đã là những trang của lịch sử nước Nga.
Sau thời kỳ này, người Nga hai lần mất Sevastopol. Lần thứ nhất là thời kỳ 1854-1855 khi Anh và Pháp hỗ trợ người Thổ Nhĩ Kỳ chống lại nước Nga. Lần thứ hai, khi phát-xít Đức xâm lược Ukraine trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Từ năm 1954 bằng một mệnh lệnh hành chính, bán đảo Crimea thuộc về nước CHXHCN Xô-viết Ukraine thuộc Liên bang Xô-viết.
Khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, thực trạng về lãnh thổ này được giữ nguyên và đây là lần thứ ba, bán đảo Crimea và hải cảng Sevastopol rời khỏi tay người Nga. Vì thế, trong những năm đầu của thập niên thứ hai của thế kỷ 21, người Nga đã xây dựng kế hoạch cho một hải cảng mới làm căn cứ quân sự của Hạm đội Biển Đen của mình ở thành phố Novorossiysk thuộc vùng Krasnodar. Có thể kế hoạch này sẽ có thay đổi, khi mà nước Nga có thêm được hai căn cứ hải quân trên bán đảo Crimea.
Sáp nhập Crimea còn đem lại khả năng Nga triển khai vũ khí hạt nhân trên bán đảo này, và đây là mối lo không nhỏ cho các nước thành viên NATO xung quanh Hắc Hải: Bulgaria, Romania và Thổ Nhĩ Kỳ. Có thể sẽ có những lý lẽ cho rằng với vũ khí hạt nhân chiến lược thì việc gần thêm vài trăm kilômét ít ý nghĩa, nhưng đó là sự “tự an ủi” mà thôi. Chỉ vừa hôm 11/3/2015 vừa rồi, ông Mikhail Ivanovich Ulyanov, Vụ trưởng Vụ không phổ biến và kiểm soát vũ khí Bộ ngoại giao Nga đã phát biểu về việc Nga có quyền triển khai vũ khí hạt nhân trên bán đảo này.
Đó là cái “được” của nước Nga.
Tất nhiên, không có thắng lợi nào là không phải trả giá, hay cái “mất” của nước Nga, tức cái giá phải trả là gì? Điều này sẽ được bàn trong Phần 2 của bài viết.
(Còn tiếp)
Theo Vietnamnet
Âm ỉ chiến sự ở Ukraine, liệu có Minsk - 3?
Tình hình Ukraine lại bế tắc sau khi có thêm 3 binh sĩ quân chính phủ thiệt mạng trong giao tranh ở khu vực miền Đông nước này hôm 27/2.
Giới phân tích cảnh báo: Nếu chiến sự ở Debaltseve là chất xúc tác của Thỏa thuận Minsk-2 thì nguy cơ bùng chiến ở Mariupol rất dễ đẩy xung đột Ukraine phải tìm kiếm đến một thỏa thuận ngừng bắn mới?
"Sức nóng" miền Đông Ukraine vẫn kinh khủng
Theo AFP, cái chết của 3 binh sĩ Ukraine chỉ 2 ngày sau khi quân chính phủ và phe đối lập thực thi lệnh ngừng bắn tại miền Đông nước này cho thấy sự mong manh của thỏa thuận hòa bình Minsk-2 mà các bên đạt được hồi giữa tháng 2 vừa qua.
Thỏa thuận rút vũ khí hạng nặng và ngừng bắn được thực hiện ở nhiều nơi, trừ Mariupol,Ukraine (ảnh: ibtimes.co.uk)
Phái đoàn Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) tham gia giám sát thỏa thuận Minsk thông báo với Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc rằng nguy cơ xảy ra chiến tranh tại Ukraine có thể nổ ra bất kỳ lúc nào.
"Chúng tôi nhận thấy tình hình Ukraine hiện đang bế tắc bởi lo ngại tình hình xung đột có thể sẽ lại leo thang hoặc có thể các bên vẫn thể hiện trách nhiệm và thiện chí của mình để theo đuổi con đường hòa bình", ông Heidi Tagliavani, đại diện của OSCE, tuyên bố.
Trước đó, đã không có thương vong tại khu vực miền Đông trong vòng 2 ngày liên tiếp và điều này làm dấy lên hy vọng rằng thỏa thuận hòa bình Minsk do Pháp và Đức đứng ra làm trung gian có thể được tôn trọng.
Tuy nhiên, Kiev tuyên bố, dù giao tranh đã không diễn ra trên hầu khắp các mặt trận, quân chính phủ và phe đối lập vẫn đụng độ nhau tại các khu làng gần sân bay Donetsk.
Mặc dù vậy, cả quân chính phủ và phe đối lập vẫn tuyên bố sẽ tiếp tục rút các loại vũ khí hạng nặng ra khỏi khu vực có giao tranh.
Trước đó, ngày 26/2, Kiev tuyên bố đã bắt đầu rút các khẩu pháo 100 ly ra khỏi vùng chiến sự trong khi phe đối lập tuyên bố đã gần như hoàn tất việc rút các loại vũ khí hạng nặng.
Các quan sát viên OSCE cho biết, dù đã chứng kiến việc các bên rút các loại vũ khí hạng nặng khỏi nơi xảy ra giao tranh, vẫn còn quá sớm để cho rằng hai bên sẽ thực thi đầy đủ việc này.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko ngày 26/2 tuyên bố, việc rút các loại vũ khí nói trên "mới chỉ là phép thử đầu tiên".
"Bất kỳ lúc nào, binh sĩ Ukraine cũng sẵn sàng đưa các loại vũ khí của mình về vị trí chiến đấu cũ và tấn công kẻ thù của chúng tôi", ông Poroshenko tuyên bố.
Phát hiện vũ khí phương Tây ở miền Đông Ukraine
Tiếng nói nước Nga ngày 27/2 dẫn lời Phó Thư ký Hội đồng An ninh Quốc phòng Ukraine, ông Oleg Gladkovsky thừa nhận việc Ukraine tiếp nhận vũ khí sát thương từ các quốc gia khác.
Trả lời câu hỏi liệu trong quân đội sẽ có những vũ khí sát thương mới hay không, ông Gladkovsky nói: "Chúng tôi đang làm việc với toàn thế giới... chúng tôi tiếp nhận vũ khí sát thương".
Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng Eduard Basurin cũng thông báo với báo chí đã phát hiện các vũ khí do Phương Tây sản xuất trong quá trình dọn dẹp tại sân bay Donetsk và "các chuyên gia của chúng tôi đang kiểm tra chúng".
Ngoài ra, theo ông Basurin, chỉ trong vòng 24 giờ ngày 27/2, phía DPR đã ghi nhận có 19 lần quân đội Ukraine vi phạm thỏa thuận Minsk-2.
Mariupol - liệu có làm Thỏa thuận Minsk -2 "chết yểu"?
Tờ Christian Science Monitor dẫn tin từ quân đội Ukraine ngày 26/2, lực lượng đối lập miền Đông được Nga hậu thuẫn, đang ồ ạt kéo quân tới thành phố Mariupol - nơi vốn là "thành trì" ủng hộ Kiev.
Tờ báo nhận định: một khi quân đối lập chiếm được thành phố cảng Mariupol, chiến thắng này sẽ giúp họ mở đường hướng ra cảng biển. Ngoài ra, việc chiếm giữ thành phố lớn thứ hai tại Donetsk sẽ hỗ trợ lớn cho chiến dịch của lực lượng đối lập sau chiến thắng tại Debaltseve.
Vẻ lo lắng bất an trên gương mặt 1 binh sỹ Ukraine (ảnh: BBC)
Chuyên gia quân sự tại Trung tâm nghiên cứu độc lập Razumkov tại Kiev, ông Olexiy Melnik nhận định: "Mariupol đang có nguy cơ trở thành tâm điểm chiến sự sau Debaltseve. Chúng tôi cũng đã đoán được chuyện gì sắp xảy ra".
Tuy nhiên, với nhiều nhà phân tích chính trị Ukraine, một cuộc tấn công nhằm vào Mariupol sẽ ngay lập tức sẽ đối mặt với binh lính phương Tây. Ngày 25/2, cả Anh và Mỹ đều tuyên bố để ngỏ khả năng đưa quân tới Ukraine. Ngoài ra, chính phủ Mỹ vẫn đang cân nhắc việc trang bị vũ khí cho quân đội Ukraine ngay tại thời điểm thỏa thuận ngừng bắn được thi hành. Và khả năng áp đặt thêm lệnh trừng phạt với Nga sẽ là điều không thể tránh khỏi.
Nếu như Mariupol bị biến thành bãi chiến trường, giới quan sát nhận định nhiều khả năng phe đối lập sẽ tạo ra một hành lang đường bộ kéo dài từ biên giới Nga - Ukraine đến bán đảo Crimea và kiểm soát được một hải cảng lớn bên bờ biển Azov.
Thêm vào đó, một trận chiến bùng nổ tại Mariupol sẽ có quy mô tàn bạo và đẫm máu hơn tại Debaltseve bởi Mariupol có diện tích lớn hơn nhiều so với Debaltseve.
Chuyên gia Olexiy Melnik dẫn báo cáo của OSCE ngày 26/2 rằng chiến sự vẫn có nguy cơ bùng nổ bất cứ lúc nào. "Sự hoài nghi đang có khả năng bóp chết Thỏa thuận Minsk - 2".
Nếu Minsk-2 bị phá vỡ sẽ xuất hiện Minsk-3 mang tên Mariupol, và liệu đây có thể là Minsk-cuối cùng về vấn đề Ukraine hay không thì chưa ai rõ./.
Theo Ngân Giang/VOV.VN
Hội đồng Bảo an họp khẩn về tình hình Ukraine Ngày 27/2, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp khẩn cấp về cuộc xung đột ở Ukraine. Các bên thảo luận về lệnh ngừng bắn nhìn chung hiện đang được tôn trọng với việc lực lượng ly khai và chính quyền Kiev tiếp tục rút vũ khí hạng nặng ra khỏi miền Đông. Quân đội Ukraine chuyển vũ khí...