Một mùa hè “ế ẩm” của thủ phủ đồ bơi Trung Quốc
Từng là nơi cung cấp 1/4 lượng đồ bơi cho cả thế giới, giờ đây vì Covid-19 mà thủ phủ đồ bơi Hưng Thành (Trung Quốc) trở nên hiu quạnh, sản xuất đình trệ.
Hưng Thành, thành phố cấp huyện trực thuộc địa cấp thị Hồ Lô Đảo, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, là nơi xuất khẩu đồ bơi sang Mỹ, Đức, Australia và nhiều quốc gia khác, chiếm 1/4 sản lượng toàn cầu.
Chính vì vậy, chắc có lẽ chẳng còn nơi nào khác trên thế giới mong chờ mùa hè hơn Hưng Thành .
Tuy nhiên, khi đại dịch Covid-19 khiến cho người dân ở yên trong nhà chống dịch hồi đầu năm, hoạt động sản xuất tại đây bị đình trệ.
Sau đó, ngay khi Trung Quốc bắt đầu hoạt động trở lại thì dịch bệnh đã trở thành đại dịch và phần còn lại của thế giới bắt đầu ngừng hoạt động. Nhu cầu về đồ bơi lao dốc. Các nhà xưởng ở Xingcheng hoạt động lại nhưng có rất ít việc để làm.
Một số công ty nghĩ đến việc sản xuất trang phục co giãn khác như quần áo yoga, đồ lặn, trang phục đấu vật. Tuy nhiên, việc này rất tốn kém.
“Không ai làm việc. Không ai kiếm được tiền”, Yao Haifu, 42 tuổi, người đã làm việc trong các nhà máy sản xuất đồ bơi ở Hưng Thành trong hơn một thập kỷ nói, “Nếu cần diễn tả trong một từ thì đó là rất khó khăn”.
Đồ bơi được bày bán nhưng khách hàng “ngó lơ”. Ảnh: NYT
Đại dịch tác động đến toàn bộ ngành sản xuất của Trung Quốc. Xuất khẩu chỉ tăng 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái mặc dù nền kinh tế đang hồi phục. Tuy nhiên, ngành sản xuất đồ bơi có thể phục hồi chậm nhất do ngành du lịch chưa thể mở cửa.
Video đang HOT
Hưng Thành không phải là nơi được nhiều người biết đến, ngay cả ở Trung Quốc. Tuy nhiên, nơi này đã sản xuất lượng đồ bơi trị giá 2 tỷ USD trong năm 2018, theo Xinhua. Có khoảng 100.000 nhân công trong 1.200 công ty sản xuất đồ bơi ở Hưng Thành.
Trên toàn cầu, hồ bơi, bãi biển và công viên nước chỉ mở cửa trở lại một cách thận trọng. Du lịch vẫn chỉ mới chớm hoạt động đây đó. Có lẽ chưa bao giờ trong lịch sử gần đây, có quá ít người muốn mua đồ bơi mới lúc này. Doanh số bán hàng mùa cao điểm đã bị mất phần lớn. Các nhà máy của Hưng Thành đang chờ đợi các đơn đặt hàng và khả năng kiểm soát của các chính phủ đối với dịch bệnh.
“Ngôi làng bikini” là khu vực gồm các phòng trưng bày và công ty đồ bơi ở Hưng Thành. Một số công ty đồ bơi ở đây bắt đầu nhận được đơn đặt hàng trở lại. Tuy nhiên, có khả năng các nhãn hàng chỉ đang tích trữ phòng khi nhu cầu tăng lên.
“Tình hình nước ngoài và trong nước như nhau, không có sức mua”, Hao Jing, một thương nhân xuất khẩu đồ bơi Hưng Thành cho biết.
Ngôi làng Bikini của Hưng Thành. Ảnh: NYT
Ngành công nghiệp đồ tắm ở Hưng Thành đã hình thành vào những năm 1980. Cư dân của ngôi làng Beiguancun gần đó đã may đồ tắm tại nhà và bắt đầu bán chúng tại các bãi biển Hưng Thành. Sau đó, các nhà máy đã được xây dựng và các thương nhân bắt đầu bán đồ bơi đi xa hơn, đến Bắc Kinh, Nga, Nam Phi và hơn thế.
Khi việc làm ăn ngày càng phát triển, Hưng Thành bắt đầu tổ chức triển lãm và các buổi trình diễn đồ bơi. Một thương nhân giúp bán các sản phẩm áo bơi ra nước ngoài cho biết khách hàng đã quay lại và bày tỏ hứng thú với việc đặt hàng. Tuy nhiên, họ chỉ hỏi mà không thật sự chi tiền cho các đơn hàng mới.
Một xưởng may đồ bơi nhỏ tại Hưng Thành. Ảnh: NYT
Thành không may mắn như vậy. Nhiều công nhân vẫn đang phải ở nhà. “Nếu làm kinh doanh, đại dịch năm nay đã khiến bạn mất khoản tiền lớn”, ông Qi nói.
Các vành đai nhà máy trên khắp Trung Quốc đang được thử nghiệm khả năng phục hồi sau đại dịch. Điều gì sẽ xảy ra nếu mùa hè đến và đi mà doanh số áo bơi vẫn không cải thiện?
“Giả sử không có gì để làm trong một năm nữa, tôi đoán tôi vẫn sẽ phải tằn tiện và cố gắng xoay xở trong giới hạn có thể. Tôi không có ý tưởng nào khác”, Qi nói
Tiền điện tăng vọt, đổ xô mua thiết bị tiết kiệm điện
Vào mùa hè, tiêu thụ điện tăng cao nên nhiều gia đình tìm cách giảm chi phí, trong đó có việc mua các sản phẩm tiết kiệm điện dù thực tế không có tác dụng như quảng cáo.
Thời gian gần đây, thấy tình trạng tiền điện tăng cao, chị Lan Anh (Tây Hồ, Hà Nội) bắt đầu quan tâm đến các sản phẩm tiết kiệm điện. Theo chị, vào tháng 5, tiền điện của gia đình cũng tăng thêm 400.000 đồng.
"Không biết các trường hợp khác như thế nào nhưng tháng vừa rồi gia đình tôi sử dụng điều hòa nhiều hơn nên mức tăng cũng có phần hợp lý. Tuy nhiên, tâm lý chung hiện nay khá lo lắng nên mọi người bắt đầu tìm mua thiết bị tiết kiệm điện", chị Lan Anh nói.
Các thiết bị tiết kiệm điện được bày bán rộng rãi trên các trang bán hàng.
Bà Trần Phương (Hoàng Hoa Thám, Hà Nội) cũng "đau đầu" vào những tháng hè vì hóa đơn tiền điện tăng cao. Gia đình bà Phương có một cửa hàng tạp hóa nhỏ tại tầng một, sử dụng điều hòa và các thiết bị thắp sáng.
"Cửa hàng hay có người ra người vào nên điều hòa phải hoạt động nhiều, các tháng nóng cao điểm thì tiền điện cứ phải từ hai đến ba triệu", bà Phương nói.
Tự tìm hiểu, bà Phương biết đến một sản phẩm được quảng cáo là "tiết kiệm 30% điện năng tiêu thụ", cách sử dụng cũng rất đơn giản, chỉ cần cắm vào ổ điện là máy sẽ tự hoạt động.
Bà Phương nhẩm tính, chỉ cần bỏ ra khoảng 300.000 đồng để mua sản phẩm mà tháng nào cũng tiết kiệm được 30% tiền điện thì rất xứng đáng. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, tiền điện không có dấu hiệu giảm đi.
Hiện nay, các thiết bị này đang được bán trên nhiều trang thương mại điện tử, mạng xã hội và cả cửa hàng với giá dao động từ 200.000 đồng đến cả triệu đồng. Đặc điểm chung của những sản phẩm này là nhỏ gọn, cầm vừa trong lòng bàn tay. Cấu tạo bên ngoài được thiết kế như một chiếc hộp nhỏ bằng nhựa, có đèn báo sáng.
Để lấy lòng tin của khách hàng, người bán thường quay video cắm thiết bị tiêu thụ điện năng vào ổ sau đó sử dụng thêm sản phẩm được quảng cáo. Điện năng tiêu thụ hiển thị trên thiết bị đo sẽ lập tức giảm xuống chỉ còn một nửa. Thực tế, đây chỉ là chiêu trò với thủ thuật riêng.
Chị Xuân (Hoàng Mai, Hà Nội) cũng mua một sản phẩm được quảng cáo là tiết kiệm điện. Tuy nhiên, theo dõi đồng hồ điện hàng ngày, chị khẳng định không có việc điện năng tiêu thụ giảm đi.
"Không chỉ tôi mà nhiều người quen khác cũng từng mua sản phẩm này. Đến nay thì cũng chỉ bỏ đó thôi, chẳng có tác dụng gì. Tôi có gọi điện cho bên bán hàng thì họ không nhận trách nhiệm, không giải quyết hay hoàn lại tiền" chị Xuân nói.
Trang thông tin điện tử của EVN cũng từng cảnh báo người dân về các sản phẩm tiết kiệm điện này. Thực tế, không có sản phẩm nào chỉ cần cắm vào hệ thống điện trong gia đình lại có thể giảm tới 30-40% tổng điện năng tiêu thụ.
Cấu tạo đơn giản bên trong một thiết bị được quảng cáo là tiết kiệm điện với giá vài trăm nghìn.
Ông Đặng Trần Chuyên (Trung tâm Điện tử Viễn thông, Viện Nghiên cứu Điện tử) cho biết: "Có thiết bị dùng để hỗ trợ giảm điện năng tiêu thụ nhưng mức giảm chỉ 1-5% trong điều kiện tối ưu, áp dụng với các thiết bị có công suất nhỏ như quạt thường không có điều khiển".
Cũng theo ông Chuyên, các thiết bị tiết kiệm điện trên thị trường được bán với giá từ vài trăm nghìn, cấu tạo đơn giản, không thể giúp giảm lượng điện năng tiêu thụ nhiều như quảng cáo.
Thay vì tin tưởng những sản phẩm tiết kiệm điện chưa được xác minh công dụng, người dân nên áp dụng các biện pháp tiết giảm điện năng tiêu thụ trong gia đình.
Loại cây cứ đến hè lại biến mất, rễ giống phân chuột nhưng bán nửa triệu/kg Củ của chúng có màu đen và nhìn rất giống... phân chuột. Trong khi có những giống cỏ dại mọc um tùm quanh năm thì giống cây này lại kết thúc chu kỳ sinh trưởng của mình trước khi hè tới, sau đó chọn cách biến mất để... "tránh nóng". Chúng được biết đến với cái tên nghe khá lạ tai - hạ...