Một HS gửi thư mong lãnh đạo Bộ trả lời
Nguyễn Trung Dũng, học lớp 12C5 chuyên Anh, Trường THPT Phan Bội Châu (Nghệ An) đang trở thành hotboy trên facebook. Sau kỳ thi tuyển sinh đại học 2 ngày, phát hiện ra sai sót trong đáp án đề tuyển sinh môn Tiếng Anh (câu số 23 mã đề 248), Trung Dũng gửi thư lên Cục Khảo thí, Bộ GD&ĐT, rồi gửi Bộ trưởng GD&ĐT nhưng đến nay vẫn chưa có phản hồi.
Dũng từng đoạt giải nhất kỳ thi học sinh giỏi môn tiếng Anh tỉnh Nghệ An, giải khuyến khích kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Dũng thi đỗ vào Học viện Ngoại giao với điểm số 25,5 (điểm thi môn tiếng Anh: 9,25).
Dũng nói: “Tôi muốn biết bộ trưởng đã nhận được thư của tôi chưa, có quan tâm vấn đề học sinh thắc mắc không và vì sao tôi gửi rất sớm mà vẫn không được phản hồi”.
Vì sao Dũng quyết định gửi thư cho Bộ trưởng?
Qua bức tâm thư, tôi muốn nói với Bộ trưởng rằng, dư luận không đồng tình với hiện tượng khi có sai sót trong ngành giáo dục và khi dư luận phản ánh, bộ không phản hồi lại.
Học sinh Nguyễn Trung Dũng
Đặc biệt, tôi muốn qua việc này tạo tiền lệ: Bộ GD&ĐT sẵn sàng đón nhận phản hồi từ học sinh, thí sinh và sẵn sàng đối thoại tích cực, dân chủ sẵn sàng đối thoại giữa học sinh và thầy cô giáo thay vì phản ứng một chiều như trước đây. Đây cũng là cách để mọi người có cái nhìn tích cực hơn đối với ngành giáo dục.
“Đề thi có tới 80 câu hỏi, nếu có sai sót một câu, đâu có ảnh hưởng gì đến kết quả thi”, ý kiến của Dũng thế nào về nhận xét này?
0,125 điểm không là lớn nhưng nói như thế là không hiểu thực chất về thi tuyển sinh. Lúc đầu, tôi không quan trọng về điểm số mà chỉ quan tâm việc có thắc mắc từ phía thí sinh thì người ra đề sẽ giải đáp thắc mắc.
Tuy nhiên, sau khi đưa lên facebook, nhiều bạn phản ánh: Chỉ thiếu 0,125 đó và các bạn trượt đại học. Có một bạn còn nêu cụ thể trường hợp của cá nhân mình trượt đại học vì 0,125 điểm và vào đúng câu hỏi đó luôn.
Dũng đánh giá thế nào về việc Bộ trưởng GD&ĐT chưa trả lời thư?
Video đang HOT
Tôi vừa kiểm tra lại và đã giao Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng xem xét trả lời ý kiến của sinh viên Nguyễn Trung Dũng. Ngày mai tôi sẽ kiểm tra lại xem cục đã xử lý như thế nào”
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận
Có thể Bộ trưởng bận công tác nên không có thời gian quan tâm bức tâm thư của học sinh. Tôi vẫn muốn nhấn mạnh lại là bức thư này tôi gửi cho chính bộ trưởng để bộ trưởng không chỉ giải đáp thắc mắc trong đáp án môn tiếng Anh của tôi, mà còn là vấn đề giải đáp khúc mắc của tôi, sự đối thoại của một học trò đối với người thầy, người lãnh đạo ngành giáo dục.
Đáp án đề thi môn tiếng Anh sai hay đúng thì tôi đã phản ảnh với Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng Thư ký của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết, Bộ trưởng đã chỉ đạo cho cục trả lời, nhưng đến nay tôi vẫn chưa nhận được. Bộ trưởng chưa trả lời tôi cũng có thể, do ông chưa chú ý hết nội dung tôi chuyển tải trong thư.
Nội dung nào trong thư khiến bạn nghĩ bộ trưởng sẽ trả lời?
Thầy cô giáo ra đề có chỗ chưa chính xác là việc có thể chấp nhận được. Việc lãnh đạo Bộ trả lời sẽ tạo tiền lệ tốt cho đối thoại, thể hiện sự quan tâm từ các nhà lãnh đạo ngành GD&ĐT đối với học sinh.
Theo Dũng, HSSV có nhiều điều cần đối thoại với ngành không?
Chỉ trong trường tôi đã có rất nhiều: Chương trình học phổ thông chưa hợp lý: thời lượng học giảm nhưng nội dung lại tăng trong giảng dạy, học sinh chưa có sự phản biện lại ý kiến thầy cô học sinh chỉ học để thi chứ không hứng thú… Và, rất nhiều người cho rằng theo tiền lệ cũ thôi, lãnh đạo Bộ sẽ không trả lời, cục không trả lời và bằng cách nào đó, sự việc sẽ trôi vào quên lãng.
Dũng có thất vọng không?
Tôi băn khoăn và suy nghĩ.
Dũng có cho rằng, đây là vấn đề quá nhỏ để Bộ trưởng quan tâm, giải quyết?
Lúc đầu tôi cũng nghĩ như vậy nhưng sau đó tôi cho rằng, viết thư hỏi sẽ tạo ra một phong trào tốt, phong trào này sẽ làm thay đổi căn bản nền giáo dục Việt Nam.
Tôi được biết, ở các nước, học sinh là trung tâm của lớp học và hoạt động tích cực hơn so với ở Việt Nam. Phong trào trường học thân thiện, học sinh tích cực mà Bộ trưởng đang phát động các nhà trường và học sinh cả nước thực hiện là rất hay.
Làm như thế là đang đi theo sự phát triển của các nước tiên tiến. Hành động của tôi đang đi theo phong trào do chính Bộ trưởng kêu gọi.
Theo tiền phong
Tân sinh viên gửi tâm thư tới Bộ trưởng GD&ĐT
Đạt 9,5 điểm môn tiếng Anh, thí sinh Nguyễn Trung Dũng (tân sinh viên HV Ngoại giao) đang miệt mài chia sẻ thông tin về sự nhầm lẫn trong đề thi đại học môn tiếng Anh khối D năm nay.
Mới đây, Dũng còn viết một bức tâm thư khá dài gửi tới Bộ trưởng Bộ GD & ĐT. Dưới đây là bức tâm thư này:
Câu 23, mã đề 248, đề thi tuyển sinh đại học tiếng Anh khối D năm 2012 gây nhiều tranh cãi. Đáp án Bộ GD - ĐT đưa ra là "neither".
"Kính gửi: Bộ trưởng Bộ GD & ĐT
Tên em là: Nguyễn Trung Dũng, Học sinh: lớp 12 C5 Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Kính thưa Bộ trưởng, là một học sinh đồng thời là thí sinh tham gia kì thi đại học vừa qua, em cảm thấy rất buồn và lo lắng với một băn khoăn rằng: "Tại sao sau khi báo chí đã phản ánh với Bộ GD & ĐT về một nhầm lẫn trong đáp án đề thi đại họckhối D môn tiếng Anh năm 2012 nhưng cho đến nay, Bộ vẫn không đưa ra bất cứ một phản hồi nào về sự việc đó?".
Dù kì thi đại học đã hoàn thành, công tác chấm thi đã được thực hiện xong, em vẫn muốn viết lá thư này mong Bộ trưởng xem xét và giải đáp những thắc mắc của em.
Sau khi em hoàn thành bài thi môn tiếng Anh - môn thi cuối cùng của khối D, em cảm thấy thắc mắc với câu hỏi số 23 mã đề 248. Đó là câu hỏi dưới dạng hội thoại về chủ đề giao tiếp trong tiếng Anh. Sau khi tìm hiểu tài liệu, em khẳng định câu hỏi này có tới hai đáp án đúng, chứ không phải là một như đáp án đưa ra của Bộ. Thiết nghĩ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nên có sự xem xét và trả lời một cách thấu đáo vấn đề này.
Vấn đề chủ yếu xoay quanh việc sử dụng cụm từ Me either và Me neither để nói rằng mình cũng đồng ý với một ý kiến có tính phủ định (negative statement). Càng tìm hiểu em càng thấy có nhiều tài liệu uy tín khẳng định việc cả hai cụm từ Me either và Me neither đều được sử dụng. Cụ thể, Me either được sử dụng rộng rãi ở Anh còn Me neither được sử dụng ở Bắc Mĩ.
Ngày 12/7/2012, chỉ sau 2 ngày kết thúc kì thi đại học đợt II, báo chí đã đăng tải ý kiến của các thầy cô là giáo viên và giảng viên dạy tiếng Anh với tiêu đề "Đáp án thi ĐH tiếng Anh khối D của Bộ Giáo dục có nhầm lẫn?", nhưng em chờ đợi mãi mà vẫn không thấy có hồi âm nào từ Bộ GD&ĐT. Giờ đây, khi hầu hết các trường ĐH đã công bố điểm trúng tuyển, em vẫn không thấy Bộ có trả lời gì về sự nhầm lẫn trong đáp án đề thi này.
Ngày 16/7/2012 em đã đăng trên trang mạng cá nhân một ghi chú về "lỗi sai" này trong đề thi và nhờ các bạn chia sẻ tới nhiều người để mọi người cùng biết và cùng lên tiếng.
Ngày 19/7/2012, báo chí đăng tải tiếp bài "Vì sao đáp án đề thi ĐH môn tiếng Anhcủa Bộ GD&ĐT có điểm bất thường?". Và rồi cứ đến ngày các trường công bố điểm mà em vẫn không đón nhận được bất cứ một lời phản hồi nào từ Bộ GD & ĐT về sự việc này.
Kính thưa Bộ trưởng! Nhiều người đã góp ý với em rằng không nên tiếp tục phản ánh và làm lớn chuyện nữa vì đề thi năm nay đã gặp phải những ý kiến không hay ở nhiều môn thi và Bộ sẽ không xem xét vấn đề mà em phản ánh vì sẽ ảnh hưởng đến uy tín của ban ra đề. Tuy nhiên, em lại nghĩ hoàn toàn khác. Việc ra đề thi có nhầm lẫn là một chuyện hoàn toàn có thể hiểu được vì kiến thức luôn có những chỗ còn gây tranh cãi và bàn luận. Không có gì là hoàn toàn đúng và không có gì là hoàn hảo cả. Em nghĩ rằng cái lớn nhất và quan trọng nhất của giáo dục là hướng con người đến những sự hoàn thiện. Một môi trường giáo dục đích thực và lành mạnh là môi trường giáo dục mà ở đó, mọi học sinh có thể thẳng thắn đưa ra những quan điểm, suy nghĩ của mình để tranh luận trên tinh thần xây dựng, góp ý và từ đó hoàn thiện dần kiến thức của mình. Em hoàn toàn ủng hộ phong trào "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" và chủ trương "lấy học sinh làm trọng tâm" trong giảng dạy của Bộ. Nhờ có những phong trào, chủ trương đó, là một học sinh, em có thể mạnh dạn phát biểu ý kiến của mình với các thầy các cô chứ không chỉ dừng lại ở việc tiếp nhận một cách thụ động.
Kính thưa Bộ Trưởng, em nghĩ rằng nhầm lẫn trong đề thi không làm mất đi uy tín của Ban ra đề hay làm ảnh hưởng đến thầy cô đã ra đề. Điều quan trọng và có ý nghĩa nhất là sự đối thoại dân chủ giữa người ra đề và các thí sinh làm bài thi. Những góp ý, những xây dựng, những sửa đổi là yếu tố cần thiết để tạo nên sự hoàn thiện. Hơn nữa, một khi tiếng nói của các bạn học sinh như em được lắng nghe, chúng em sẽ càng được tiếp thêm lòng tự tin để thay đổi chính bản thân mình.
Kính thưa Bộ trưởng, trong quá trình phản ánh ý kiến của mình với Bộ GD & ĐT, rất nhiều người không hiểu việc em đang làm và cho rằng em đang tự kiêu, cố gắng khoe khoang kiến thức của bản thân và mỉa mai những cố gắng của em. Tuy nhiên, em vẫn luôn đón nhận được những lời động viên và khích lệ từ thầy cô, bạn bè. Em đã nghiên cứu kĩ và lắng nghe ý kiến của mọi người, em hoàn toàn có quyền để tự tin nói lên quan điểm của em chứ không phải là tự kiêu. Hơn nữa, em chỉ đang theo đuổi và cố gắng bảo vệ cho quan điểm của mình trước khi có câu trả lời chính thức từ Bộ chứ không phải phủ định hoàn toàn đề thi. Như em đã nói, "nhân bất thập toàn", không ai là hoàn hảo. Em cũng chỉ là một học sinh mới trải qua kì thi đại học, kiến thức của em chỉ là rất ít ỏi giữa biển lớn tri thức và em cũng chưa phải là người thành thạo trong việc sử dụng tiếng Anh. Tuy nhiên, không phải là một người có danh vị, có quyền lực và có sự giàu có mới có thể nói lên quan điểm của mình đúng không, thưa Bộ trưởng? Là một học sinh thời đại mới, thời đại hội nhập với thế giới văn minh hiện đại, sự tự tin là điều mà em đang cố gắng từng ngày để rèn luyện cho mình. Em chưa khẳng định rằng, với vấn đề em phản ánh, em là người đúng hoàn toàn và đề thi là sai nhưng em chắc chắn với những gì em đã nghiên cứu.
Kính thưa Bộ trưởng, nếu Bộ khuyến khích sự góp ý và phản ánh từ mọi người, mọi tầng lớp về các vấn đề trong giáo dục, không loại trừ đề thi đại học, những người học sinh như chúng em sẽ có được một môi trường giáo dục rất tích cực. Những học sinh như chúng em sẽ không chịu áp lực nặng nề vì tất cả tiếng nói của chúng em đều được lắng nghe. Đề thi môn Văn học đã đưa vào câu nghị luận xã hội để chúng em có cơ hội thể hiện quan điểm của mình, rèn giũa cho chúng em khả năng phát biểu ý kiến của mình trước các vấn đề của xã hội thì tại sao Bộ GD & ĐT lại không chân thành tiếp nhận ý kiến của chúng em về đề thi ? Dư luận sẽ không bàn tán và có những hiểu lầm đáng tiếc nếu như Bộ GD & ĐT luôn tiếp nhận và lắng nghe những góp ý, phản ánh của các thầy cô, học sinh về đề thi một cách chân thành để cùng xem xét và đưa ra một câu trả lời thích hợp nhất. Vì qua đó, mọi người sẽ thấy được sự tích cực trong việc tiếp nhận kiến thức của các học sinh, đó là kết quả đáng mong đợi của phong trào "Trường học thân thiện, học sinhtích cực" và sự đổi mới trong phương pháp giảng dạy của Bộ. Theo em, đó là việc làm ý nghĩa nhất trong môi trường giáo dục.
Kính thưa Bộ trưởng, dù bây giờ Bộ GD & ĐT đã công bố điểm chuẩn, các trường ĐH và CĐ cũng đã công bố điểm trúng tuyển, nhưng em vẫn chờ đợi một câu trả lời chính thức từ Bộ về vấn đề mà em đã phản ánh trong đề thi đại học môntiếng Anh. Em thiết tha mong rằng, Bộ trưởng hiểu được việc em đang làm chỉ là việc một học sinh, một thí sinh phản ánh với các thầy cô, những người ra đề khi em có một thắc mắc về kiến thức được học. Đây cũng là thắc mắc và băn khoăn của rất nhiều các bạn thí sinh khác tham gia kì thi đại học năm nay. Nếu như Bộ GD & ĐT không trả lời chúng em, chúng em sẽ mãi không thể giải đáp được kiến thức này, sẽ mãi nghi ngờ những thứ mà chúng em được tiếp nhận trong sách vở. Và có lẽ điều chúng em sợ nhất là chúng em sẽ đánh mất niềm tin về phương pháp học tập mà thầy cô đã dạy cho chúng em, niềm tin về một môi trường giáo dục mà chúng em rất mong muốn. Xin Bộ trưởng hãy vượt qua dư luận, vượt qua những suy nghĩ định kiến của mọi người để thay đổi sự đối thoại giữa học sinh và giáo viên, để xóa tan những hiểu lầm đáng tiếc của học sinh, thí sinh, để củng cố thêm niềm tin của những bậc phụ huynh, những học sinh, thí sinh vào phương pháp giáo dục của Bộ GD & ĐT.
Kính thưa Bộ trưởng, để kết lại lá thư này, một lần nữa em mong rằng Bộ trưởngsẽ xem xét vấn đề mà em đã phản ánh về đề thi đại học môn tiếng Anh năm nay. Em hi vọng rằng Bộ trưởng sẽ tiếp thêm niềm tin và sự khích lệ cho việc học tập của hàng triệu học sinh trên cả nước, sẽ thay đổi tư duy và suy nghĩ trong học tập của mọi người để Việt Nam ta thực sự có được một nền giáo dục vững mạnh và văn minh!
Em mong chờ sự phản hồi từ Bộ trưởng!
TP Vinh, ngày 9/8/2012
Học sinh Nguyễn Trung Dũng"
Theo Giáo Dục Việt Nam
Để đạt điểm cao trong đợt thi thứ hai Đọc kỹ và không bỏ sót dữ kiện trong đề thi, lập dàn ý chi tiết cho từng câu trả lời, biết khái quát và liên kết các sự kiện... là những lưu ý cần thiết để có thể đạt điểm cao trong kỳ thi tuyển sinh ĐH. Theo các giáo viên, thí sinh nên dành khoàng 10 phút cuối giờ để kiểm...