Một dòng họ hiếu học
Dòng họ Sa ở xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái được biết đến bởi sự hiếu học với những người học cao, hiểu rộng và những quy ước, hương ước chỉ có riêng trong dòng họ…
Ông Sa Quang Phụng.
Ông Sa Quang Phụng, đại diện dòng họ Sa ở xã Cát Thịnh cho biết, từ cuối thế kỷ 18, tổ tiên đã di cư từ xã Mường Chiềng, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình về định cư tại xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn.
Kể từ đó tới nay, các thế hệ dòng họ Sa đã kế thừa và phát huy truyền thống của ông cha, đoàn kết “tương thân tương ái”, động viên nhau cùng nuôi dạy con cháu trưởng thành, giữ gìn kỷ cương đạo lý, thuần phong mỹ tục, ra sức phát triển kinh tế. Các bậc tiền bối trong dòng họ luôn dặn dò con cháu phải chịu khó học tập, trau dồi kiến thức, phát triển bản thân.
Hiện nay, dòng họ Sa ở xã Cát Thịnh có bốn chi hội với tổng số 70 hộ, 356 khẩu. Để học tập trở thành việc làm thường xuyên, dòng họ lựa chọn các thành viên có uy tín, có kinh nghiệm, trách nhiệm và tâm huyết với công tác khuyến học, có khả năng tập hợp và thu hút mọi thành viên trong dòng họ tham gia Ban Khuyến học.
Từ khi ra đời cho đến nay, các thành viên trong Ban luôn tích cực kiểm tra, nhắc nhở các gia đình dành sự quan tâm đặc biệt cho giáo dục, động viên khích lệ tinh thần học tập, rèn luyện của con cháu, đồng thời làm tốt công tác vận động xây dựng quỹ khuyến học.
Video đang HOT
Ngoài những hoạt động mang tính chất nghi lễ, hàng năm dòng họ Sa còn tổ chức tuyên dương, khen thưởng các cháu có thành tích học tập cao cũng như hỗ trợ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhưng có tinh thần vươn lên trong học tập.
Ông Sa Quang Phụng cho biết thêm, để việc học đạt kết quả, Ban Khuyến học đã xây dựng quy ước, hương ước trong đó có những quy định về trách nhiệm của ông bà, cha mẹ và các gia đình trong chăm lo, nuôi dạy con cháu.
Ngoài ra, bản hương ước cũng nêu rất rõ trách nhiệm của con cháu trong việc học tập và rèn luyện tu dưỡng, đạo đức. Mỗi gia đình và con cháu phải tích cực xây dựng gia đình văn hóa, gia đình học tập, góp phần xây dựng dòng họ văn hóa, dòng họ học tập, hưởng ứng tốt các cuộc vận động do cộng đồng và địa phương phát động.
Ban Khuyến học dòng họ chính thức phổ biến 4 tiêu chí về xây dựng gia đình học tập và 3 tiêu chí xây dựng dòng họ học tập; đồng thời phát động tới các gia đình đăng ký phấn đấu trở thành gia đình học tập. Riêng năm 2020, số gia đình đạt gia đình học tập đạt tỷ lệ 100%.
Ngoài ra, quy ước cũng yêu cầu mỗi gia đình phải tích cực xây dựng gia đình văn hóa, gia đình học tập, góp phần xây dựng dòng họ văn hóa, dòng họ học tập, thôn xóm học tập và xã đạt tiêu chí “Cộng đồng học tập”; đồng thời phát huy tình làng nghĩa xóm, hưởng ứng tốt các cuộc vận động do cộng đồng và địa phương phát động…
Nhờ có sự nỗ lực, cố gắng cũng như sự động viên kịp thời của Ban Khuyến học mà đến nay dòng họ Sa có tất cả 88 đảng viên, 64 người có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học.
Quà quý tặng trò nghèo
Huyện Dương Minh Châu là huyện nghèo của tỉnh Tây Ninh và xã Suối Đá là xã nghèo nhất của huyện. Chiếc xe đạp và vài quyển tập đã là món quà giá trị đối với học sinh nơi đây.
Trước niềm vui được sở hữu một chiếc xe đạp mới tinh, nhiều em đã lóng ngóng đến té ngã trên sân...
Học sinh nghèo hiếu học ở huyện Dương Minh Châu với niềm vui được tặng xe đạp mới
Nỗ lực đến trường
Vừa qua, Báo SGGP cùng các nhà hảo tâm đã tổ chức trao tặng 20 xe đạp cho học sinh nghèo hiếu học ở huyện Dương Minh Châu. Chúng tôi thật xót xa khi biết trong số 20 em nhận quà có quá nhiều hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Hơn chục trường hợp cha mẹ bỏ nhau, các em sống với ông bà hoặc những người họ hàng...
Đó cũng lại là những hộ nghèo khó, họ nuôi sống gia đình bằng đủ các nghề phổ thông: bán vé số, phụ hồ, giúp việc xa nhà... Địa bàn biên giới mênh mông, nhà thì xa trường, để đến lớp là cả một sự nỗ lực của chính bản thân và những người đang cưu mang các em.
Ông Nguyễn Thế Châu, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Suối Đá, cho biết: "Trường có khoảng 50% học sinh nghèo. Địa bàn xã Suối Đá tương đối rộng lớn, nhiều em nhà cách trường hơn chục cây số. Hàng ngày, nhiều em đi nhờ xe đạp bạn bè đến trường. Trường tôi vận động mỗi học sinh đóng 100.000 đồng, nhưng quá nửa không đủ tiền, phải xin đóng làm nhiều đợt.
Đến lễ tổng kết cuối năm, quà tặng học sinh giỏi chỉ có vài ba cuốn tập. Vậy thôi mà các em vui lắm!". Biết đa số học sinh hoàn cảnh gia đình khó khăn nên đầu năm học mới, nhà trường không quy định đồng phục đối với học sinh, cứ quần tối màu, áo trắng là được. Ngoài giờ học ở lớp, các thầy cô tranh thủ tổ chức lớp phụ đạo, bồi dưỡng miễn phí cho các em nhưng nhà xa trường, nhiều em cũng không thể tham gia.
Nâng niu món quà quý
Cái nghèo thường đi liền cái khó. Cha mẹ ly hôn hoặc đi làm ăn xa, nhiều em phải ở với ông, bà hay chú, bác, cô, dì...
Ông Hồ Công Đoàn, ông ngoại cháu Nguyễn Thành Danh, học sinh lớp 6A1, Trường THCS Suối Đá, cho biết: "Cháu tôi thiệt thòi từ lúc lọt lòng. Cha mẹ nó bỏ nhau, mỗi người đi một nơi, để lại thằng Danh cho ông bà nội. Ông bà nội lần lượt qua đời, Danh về ở với cậu nó. Gia đình cậu cũng nghèo, đi làm thuê làm mướn, thu nhập thất thường. Tôi có 2 công đất, nhưng đất nghèo trồng cái gì cũng khó, thu nhập không bao nhiêu nên đành lòng để cháu Danh ở với cậu. Được cái thằng nhỏ chịu khó học hành và luôn đạt thành tích tốt. Hôm nay, nhận chiếc xe đạp do Báo SGGP trao tặng, ông cháu tôi mừng lắm. Từ nay, cháu tôi đã có thể tự đến trường, không phải đi nhờ bạn bè hay hàng xóm như trước nữa".
Chiếc xe đạp đối với trẻ vùng sâu là một niềm mơ ước. Em Vũ Thảo Bình, học sinh lớp 6A2, Trường THCS Suối Đá B, xúc động cho biết: "Ba em mới mất. Mẹ bán cháo để nuôi 3 anh em ăn, học. Hôm thầy cô cho biết được tặng xe đạp, em trằn trọc suốt đêm, mong trời mau sáng để đi nhận xe. Em sẽ giữ gìn chiếc xe như chính bản thân mình. Đây là động lực giúp em vượt qua khó khăn để luôn học tốt!".
Mặc dù hàng ngày rất thành thạo đạp xe đến trường, nhưng buổi sáng hôm ấy, các em đều khá lóng ngóng khi dắt xe ra về. Cuộc sống thiếu thốn, nhiều em suy dinh dưỡng, thấp bé hơn bạn đồng trang lứa. Thầy cô phải giúp hạ thấp yên xe, tay lái cho vừa vặn để các em có thể điều khiển. Thế nhưng, vừa ra khỏi cổng, em Trần Anh Tuấn, học sinh lớp 6A, Trường THCS Thị trấn, đã bị té ngã.
Em lồm cồm ngồi dậy, dựng chiếc xe đạp lên rồi đứng... ngắm. Khi được hỏi thăm, Tuấn đáp lí nhí: "Dạ con xem xe đạp có bị trầy không. Được tặng chiếc xe, con mừng run luôn, chú ơi! Hồi đó giờ, con đi nhờ xe đạp của các bạn và lúc nào cũng giành chở. Vậy mà hổng biết sao bữa nay chạy chiếc xe của mình mà con run quá, chạy không vững nữa...!". Niềm vui của cậu bé rạng ngời trên gương mặt, khiến khóe mắt người lớn bỗng thấy cay cay!
Nhà giáo ưu tú giàu nghĩa tình Dù đã 75 tuổi, NGƯT Nguyễn Hữu Xạ (phường Tân Chính, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) vẫn luôn miệt mài với các hoạt động khuyến học, khuyến tài. NGƯT Nguyễn Hữu Xạ (trái) trao Giải thưởng Lê Văn Hiến cho HS quận Ngũ Hành Sơn. Ông khen thưởng cho HS, SV đạt kết quả học tập khá, giỏi trong khu dân cư....