Một đêm sát cánh cùng lực lượng 141 mùa Euro
Để chặn “ bão đêm”, cảnh sát 141 còn áp dụng cả phương án tổ chức đội hình 4-4-2 trong bóng đá của cầu thủ đội CAHN một thời, Trung tá CSHS Trần Anh Sơn.
Kể từ khi ra đời cho đến nay, lực lượng 141 đã tỏ rõ sức mạnh với việc liên tiếp lập hàng loạt các thành tích về bắt giữ tội phạm bắt nguồn từ việc vi phạm giao thông.
Có mặt suốt một đêm làm việc của lực lượng 141, có thể nhận thấy một không khí làm việc hết sức tập trung, tích cực. Những chiến sĩ CSGT, CSCĐ kết hợp với Cảnh sát hình sự tạo thành những “gọng kìm” khiến những người vi phạm giao thông và các đối tượng có biểu hiện bất thường khó có thể chạy thoát.
Được coi là “quả đấm thép” của liên quân 141, trong những đêm thực hiện nhiệm vụ, tổ công tác Y2 do Trung tá Thiều Mạnh Ngọc, Đội phó Đội CSGT số 2 và Trung tá CSHS Trần Anh Sơn phụ trách luôn được chọn để đứng ở những chốt chặn tiền tiêu. Trước mỗi ca trực, cả tổ lại cùng nhau bàn bạc những phương án tác chiến hiệu quả nhất. Từ kinh nghiệm thực tế chặn “bão đêm”, nhiều sáng kiến như “lùa cá vào rọ” của Trung tá Thiều Mạnh Ngọc và phương án tổ chức đội hình 4-4-2 trong bóng đá của cầu thủ đội CAHN một thời, Trung tá CSHS Trần Anh Sơn, được thống nhất triển khai.
Đặc biệt, trong mùa Euro 2012 này, do nhiều người thường có thói quen uống bia rượu để xem bóng đá nên số lượng người tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn tăng thêm nhiều. Một số các nam thanh niên sau các trận bóng thường hay có hành động quá khích, đi xe lạng lách, đánh võng trên các tuyến phố gây mất an toàn trật tự và gây nguy hiểm đến tính mạng người tham gia giao thông cũng được lực lượng 141 tại các chốt kịp thời ngăn chặn.
Nếu như trước đây, vào các mùa bóng đá lớn, trên địa bàn thành phố thường hay xuất hiện các trận “bão đêm” ăn mừng bằng cách tổ chức đua xe, hoặc dẫn một đoàn xe làm náo loạn cả khu phố thì hiện nay tình trạng này đã bị chấm dứt triệt để từ khi có sự xuất hiện của lực lượng 141.
Hình ảnh ghi lại một đêm làm việc của lực lượng 141 trong mùa Euro:
Những người tham gia giao thông đi xe đẹp và không đội mũ bảo hiểm như người này vẫn là một “hiện tượng” khá phổ biến ở Hà Nội.
Mỗi chiếc xe của người vi phạm giao thông khi đưa vào chốt chặn đều được kiểm tra lỹ lưỡng. Rất nhiều các loại vũ khí dao, kiếm, súng thậm chí là ma túy đã từng được phát hiện dấu trong cốp xe máy.
Video đang HOT
Nhiều đối tượng thường đựng chất ma túy trong các bao thuốc lá nên đây luôn là một trong những vật cần kiểm tra kỹ lưỡng
Một “kiều nữ” vi phạm giao thông đang loay hoay “cầu cứu”. Tuy nhiên, với phương châm làm việc cứng rắn, lực lượng 141 không tiếp điện thoại của bất kỳ ai
3 nam thanh niên không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ liều lĩnh phóng với tốc độ nhanh để tháo chạy qua chốt chặn. Đây là một hành động cực kỳ nguy hiểm không chỉ với chính bản thân người vi phạm mà còn nguy hiểm đến người tham gia giao thông và nhất là với các chiến sĩ cảnh sát đứng ra để ra hiệu lệnh dừng xe.
2 nam thanh niên tại chốt chặn Hàng Bài – Tràng Tiền vi phạm giao thông, khi được ra hiệu lệnh dừng xe đã không chấp hành mà còn tăng tốc đâm thẳng vào một CSGT và tự gây tai nạn.
Những taxi có biểu hiện nghi vấn cũng được lực lượng 141 tiến hành kiểm tra.
Một lái xe vi phạm giao thông định chạy trốn nhưng không thể thoát khỏi “gọng kìm” của lực lượng 141.
Một đôi nam, nữ bị lực lượng 141 bắt tới 2 lần trong một đêm vì lý do không đội mũ bảo hiểm.
Vô số người dân kéo nhau ra xem các chốt chặn.
Thậm chí cả những người lớn tuổi.
Một điều đáng nói là nhiều người có hành động đi xem chốt sau đó lên các trang mạng để báo về sự có mặt của lực lượng 141 tại các tuyến đường khiến cho công tác của lực lượng 141 bị ảnh hưởng.
Sau mỗi đêm làm việc, các xe vi phạm đều được chuyển về kho đợi xử lý
Lê Tú
Theo Infonet.vn
Đề nghị tịch thu xe đua trái phép
Thảo luận tại nghị trường chiều qua về một số nội dung còn ý kiến khác nhau xung quanh dự luật Xử lý vi phạm hành chính, nhiều đại biểu quốc hội (ĐBQH) đề nghị tịch thu phương tiện đối với các hành vi vi phạm hành chính như khai thác khoáng sản trái phép, đua xe...
Người mua dâm cũng phải vào cơ sở chữa bệnh
Dự luật Xử lý vi phạm hành chính đã bỏ quy định hiện hành là bắt buộc đối tượng bán dâm phải vào cơ sở chữa bệnh, một số ĐBQH ủng hộ quan điểm mới này nhưng số đông phát biểu tại nghị trường chiều qua lại bày tỏ nhiều băn khoăn, lo lắng.
Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của QH Ngô Văn Minh "thiết tha đề nghị QH nên cân nhắc quy định này" vì cho rằng nếu "bỏ ngỏ lĩnh vực này là chưa thỏa đáng". Theo ông Minh, nếu không đưa đối tượng bán dâm vào cơ sở chữa bệnh thì cũng nên lập ra một trung tâm giáo dục lao động hướng nghiệp, tạo điều kiện cho họ vào đấy 6 tháng, 1 năm, đào tạo nghề bằng giải pháp khác để cho người ta có điều kiện hoàn lương, chứ không nên áp dụng theo cách phạt cho tồn tại.
Từ kinh nghiệm thực tiễn của người nhiều năm công tác trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, thiếu tướng Đỗ Kim Tuyến, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm (Bộ Công an), cũng "rất băn khoăn việc không đưa người bán dâm vào cơ sở chữa bệnh". "Trong thực tiễn số người bán dâm cũng có một số bị các bệnh xã hội, bị lây nhiễm HIV cần phải được chữa trị một cách cẩn trọng để trước hết vì mục đích cho cộng đồng và mục đích cho chính những người bán dâm này. Cho nên chúng tôi rất băn khoăn về việc bỏ quy định đưa người bán dâm vào cơ sở chữa bệnh", ông Tuyến nói.
ĐB Đặng Thị Kim Chi (Phú Yên) cho rằng nên đưa cả người mua dâm vào cơ sở khám chữa bệnh. Theo ĐB này, không có cơ sở nào để nói rằng người bán dâm bị bệnh và gây bệnh còn người mua dâm thì không bị. "Vì vậy, để đảm bảo tính công bằng và để ngăn ngừa bệnh thì cả người bán dâm và người mua dâm đều phải vào cơ sở khám chữa bệnh", bà Chi đề nghị trong khi các ĐBQH cười nghiêng ngả vì sáng kiến này.
Xe đua trái phép cần bị tịch thu, bất kể chủ sở hữu là ai - Ảnh: Đàm Huy
Tang vật vi phạm phải bị tịch thu
Về xử lý tang vật, phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị quy định trong dự luật theo quan điểm: việc trả lại tang vật, phương tiện bị sử dụng trái phép cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp là cần thiết, nhằm bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của công dân, tổ chức. Đồng thời, để xử lý nghiêm trường hợp người có hành vi chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép tang vật, phương tiện của người khác để vi phạm hành chính, dự thảo luật bổ sung quy định trường hợp này, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm vào ngân sách nhà nước.
"Về xử lý tang vật, phương tiện bị chiếm đoạt sử dụng trái phép để vi phạm hành chính, tôi thấy không yên tâm như giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội", ĐB Đặng Thị Kim Chi (Phú Yên) phản biện. Bà Chi phân tích: Về lý thì phải bảo vệ chủ sở hữu khi chủ sở hữu không có lỗi, nhưng trong thực tiễn đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật cho thấy, nếu không có chế tài nghiêm khắc thì không thể răn đe vi phạm. "Vì vậy, đề nghị nên quy định theo hướng tất cả mọi người khi đã vi phạm sử dụng phương tiện thì dù các phương tiện đó là của người đó hay là mượn, thuê thì cũng phải tịch thu để đảm bảo công bằng trong pháp luật", ĐB này nhấn mạnh.
Cùng quan điểm, ĐB Trương Văn Vở (Đồng Nai) đề nghị QH quy định trong dự luật theo hướng tịch thu tang vật, phương tiện bị sử dụng trái phép để vi phạm hành chính, đặc biệt là đối với trường hợp vi phạm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến trật tự công cộng, trật tự an toàn xã hội, ví dụ như vấn đề khai thác sa khoáng, đào đãi vàng, khai thác cát trên sông, đua xe trái phép để nhằm bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. Theo ĐB này "nếu quy định theo hướng trả lại phương tiện vi phạm do đối tượng vi phạm mượn, thuê không thuộc sở hữu của đối tượng vi phạm sẽ dễ nảy sinh tình trạng lạm dụng, lợi dụng kẽ hở của pháp luật để vi phạm".
"Việc tịch thu phương tiện không phân biệt chủ sở hữu vi phạm hay bị chiếm dụng trái phép để vi phạm cũng chính là điều kiện để đảm bảo công bằng trong trường hợp người vi phạm sử dụng phương tiện của mình thì bị tịch thu, trong khi đi mượn thì không xử lý tịch thu. Hơn nữa, tình hình trật tự tội phạm liên quan đến trật tự công cộng, nhất là trong vấn đề khai thác sa khoáng, khai thác cát trái phép trên các sông hiện đang diễn biến hết sức phức tạp, kể cả tình trạng đua xe trái phép", ông Vở nhấn mạnh.
Giảm mức phạt tối đa, tăng mức phạt tối thiểu
Ngoài các vấn đề nêu trên, việc áp dụng mức tiền phạt tối thiểu, tối đa đối với cá nhân và tổ chức cũng là nội dung được nhiều ĐBQH "mổ xẻ" tại phiên thảo luận. Đa số ý kiến đề nghị nên giảm mức phạt tối đa với cá nhân từ 1 tỉ đồng như dự thảo luật xuống còn 500 triệu đồng, đồng thời, tăng mức tiền phạt tối thiểu với tổ chức từ 100.000 đồng như hiện nay lên 500.000 đồng và mức tối đa từ 2 tỉ đồng lên 5 tỉ đồng để đủ sức răn đe vi phạm.
Theo Thanh Niên
Mùa Euro, mỗi ngày xuất hiện 20 - 30 trang web cá độ Theo thống kê, trung bình mỗi ngày có 20 - 30 trang web về cờ bạc, cá độ được hình thành để đối phó với hoạt động ngăn chặn của công an. Đại tá Nguyễn Thanh Hóa - Cục trưởng C50 (Bộ Công an) cho biết, trong thời gian diễn ra vòng loại EURO 2012, Cục đã chặn, gỡ bỏ trên 100 website...