Rác ngập kênh
Kênh thoát nước Tân Hóa chảy ngang qua đường Trịnh Đình Thảo, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM bị rác thải sinh hoạt ứ đọng lại gây ngập úng.
Chưa hết, một đơn vị có đến vớt rác lên nhưng không chở đi mà để lại từng đống to dọc theo bờ kênh lâu ngày trước nhà dân, bốc mùi hôi thối nồng nặc, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Theo Thanh Niên
Video đang HOT
Đại gia bất trị con hư
Mở tủ lấy tiền thanh toán cho khách hàng, chị tá hỏa khi thấy số tiền thâm hụt hơn 200 triệu đồng.
Ngồi nghĩ nát óc vẫn không thể tìm ra được sơ suất từ khâu nào, mất từ bao giờ. Mới cách đây 3 hôm, chị đã đếm đủ tiền và cất vào két sắt cẩn thận. Vậy mà giờ nó không cánh mà bay. Trong nhà cũng không có ai ra vào. Chị linh cảm người lấy số tiền này chỉ có thể là thằng Thành, con trai chị. Chạy vội lên phòng con, giữa một đống chăn màn bề bộn vứt bừa bãi trên giường, có một tờ giấy để lại với nét chữ ngoạch ngoạc: " Mẹ dọn giường giùm con, con đi chơi với bạn, vài ngày nữa con mới về, ba mẹ đừng đi tìm. Nhớ đừng báo với công an nếu không con sẽ không về nữa đâu".
Chị điện thoại cho con thì máy đã ngoài vùng phủ sóng. Chị ngồi thất thần mụ mị. Tay chân run lẩy bẩy, ruột gan như lửa đốt. Chị lo sợ không biết với số tiền lớn như thế, con trai chị sẽ làm gì? Ăn chơi chốn sa đọa, nghiện ngập, hút hít, tệ nạn... Chỉ nghĩ đến thôi chị đã thấy bủn rủn tay chân, cảm giác như vừa tuột khỏi tầm tay thứ quý giá nhất. Điều chị mong muốn bây giờ là con trai sớm trở về nhà nguyên vẹn, tiền bạc còn hay không không quan trọng nữa. Giờ tìm nó ở đâu? Chị bật khóc nức nở. Sao tôi lại khổ thế này!
Vợ chồng anh chị có đời sống kinh tế khá giả nhưng đường con cái hơi muộn. Gần 40 tuổi, chị mới sinh thằng Thành. Thành vốn là một đứa trẻ èo uột, hay đau ốm từ bé. Vì chỉ có một mình nó, gia đình lại có điều kiện về kinh tế nên anh chị đã hết sức cưng chiều con. Khi lớn lên, thằng bé càng ý thức vị trí của nó trong gia đình. Mỗi khi ba mẹ làm điều gì trái ý, Thành lại bỏ chạy ra ngoài đường, làm mình làm mẩy, khiến cho người trong nhà nhiều phen hết hồn. Thôi thì cố mà chiều cậu ấm. Thậm chí cả khi cậu sai, người lớn cũng phải xin lỗi. Mới học lên cấp hai, Thành đã bắt bố mẹ phải mua xe đạp điện, sắm điện thoại di động và máy tính. Nó luôn ý thức một điều: Bố mẹ rất giàu có, mọi thứ cuối cùng sẽ là của nó. Nhất là khi đi ra ngoài, nghe người ta nói:
- Cháu học hành gì cho nhiều. Tiền của bố mẹ cháu để lại cháu có thể ăn chơi cả đời không hết.
Chị đã sai lầm khi cho con sớm hưởng thụ một cuộc sống giàu sang, thừa mứa về vật chất (Ảnh minh họa)
Tưởng sắm xe đạp điện cho con đi học, ai ngờ chỉ là tạo điều kiện cho nó đi chơi, đàn đúm với bạn bè. Thằng bé say mê điện tử cả ngày, chẳng thiết tha chuyện học hành, ăn uống. Anh chị bận việc, cứ thấy con xách xe bảo đi học là mừng rồi. Thằng bé xin tiền dài dài với đủ lý do và lần nào cũng được chấp nhận. Cứ thế, càng lớn, tiền lúc nào cũng rủng rẻng trong túi, nó lại được dịp vênh váo ta đây con nhà đại gia. Tính tình ngày càng hung hãn và sẵn sàng gây sự với bất cứ ai. Vì nó biết một điều chắc chắn: Nếu có chuyện gì xảy ra, thì đã có ba mẹ lo. Nhiều lần nó tụ tập mấy đứa trong xóm gây sự đánh nhau. Thấy con bị xây xước, không những không răn dạy con, chị cứ xuýt xoa khóc lóc mãi. Những tưởng nó cảm nhận được tình yêu thương của bố mẹ mà cố gắng học hành, chăm ngoan. Đằng này ngược lại, càng được nuông chiều, cưng nựng nó càng coi thường bố mẹ. Nhiều lần nó còn bảo:
- Bố mẹ có tài sản gì thì cứ viết di chúc sẵn đi cho con là vừa. Sau này bố mẹ già con sẽ đưa vào viện dưỡng lão. Ở đó, bố mẹ sẽ rất vui vì có nhiều người già nói chuyện. Còn ở với con cháu sẽ rất buồn vì chẳng ai có thời gian mà chăm sóc.
Nghe con nói những lời như thế, anh chị lại còn khen con trai còn nhỏ mà khôn. Cứ thế, chẳng khác nào cổ súy cho con suy nghĩ lệch lạc, hành động ngông cuồng. Thằng Thành càng ngày càng bất trị.
Một nỗi ân hận muộn màng. Con cái hư hỏng là nỗi đau lớn nhất đối với cha mẹ. Giá như chị đừng quá nuông chiều con, dạy cho con cách sống tự lập, biết quý trọng đồng tiền, công sức của cha mẹ, biết lẽ sống ở đời và biết sống có khát vọng thì bây giờ chắc chẳng đến nỗi phải ngồi trên đống lửa.
Chị đã sai lầm khi cho con sớm hưởng thụ một cuộc sống giàu sang, thừa mứa về vật chất một cách thụ động và lệch lạc. Giờ còn biết trách ai.
Theo Bưu Điện Việt Nam
"Vạch mặt" thói quen xấu khiến bạn không thể học tại nhà Cùng check xem, chúng mình đang mắc những lỗi nào? Máy tính mở Nhiều bạn có thói quen vừa học vừa online. Teen đặt ra mục tiêu, học hết bài này, bài kia rồi mới được tiếp chuyện bạn bè, nhưng chỉ được vài phút, mấy cái Buzz sáng choang, màn hình cứ đầy lên với những ô cửa sổ: "Hi, đang làm...