Một chiếc bánh dẻo bằng bốn bát phở bò
Bánh trung thu cung cấp rất nhiều năng lượng do hàm lượng đường và chất béo tạo nên. Vì thế những người thừa cân béo phì và mắc bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng cần sử dụng đúng cách.
Bánh trung thu: Cơn ác mộng calo
Bánh Trung thu là món ăn được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, đây cũng là loại bánh khiến nhiều người lo sợ bởi hàm lượng Kcalo cung cấp cho cơ thể khá nhiều. Điều này khiến cân nặng có thể bị “đội lên” nếu người ăn không kiểm soát lượng bánh và thực phẩm đưa vào cơ thể.
Theo Viện Dinh dưỡng, một chiếc bánh dẻo nhân thập cẩm ước khoảng 170g, ước chừng cung cấp 566 Kcal, một cái bánh nướng 176g thập cẩm cung cấp 706 kcal, với bánh nướng đậu xanh một trứng 176g sẽ cung cấp 648 Kcal…. Hay trong một bánh dẻo nhân đậu xanh một trứng có trọng lượng khoảng 176 g, sẽ chứa 648 Kcal. Theo đó, ăn một chiếc bánh loại này sẽ cung cấp năng lượng gấp 2-2,5 lần bát phở bò.
Theo Viện Dinh dưỡng, ăn một chiếc bánh dẻo đậu xanh nhân trứng sẽ cung cấp năng lượng gấp 2-2,5 lần bát phở bò. Ảnh: Internet
Như vậy lượng bột đường của một chiếc bánh dẻo hoặc một bánh nướng tương ứng bằng 2-3 bát cơm (1 bát cơm 258 g), đường lại chủ yếu ở dạng đường hấp thu nhanh gây tăng đường huyết nhanh.
Ăn bánh Trung thu đúng cách
Viện Dinh dưỡng cho hay nếu trẻ béo phì hoặc bị rối loạn dung nạp glucse, tiêu thụ quá nhiều bánh Trung thu có thể gây ra tiểu đường. Đối với trẻ biếng ăn, khi ăn một miếng bánh vào lúc đói, đường huyết tăng lên sẽ làm trẻ mất cảm giác thèm ăn trong bữa chính.
Bên cạnh đó, cũng theo Viện Dinh dưỡng, phần lớn chất béo trong bánh từ thịt mỡ là loại chất béo no gây nhiều tác hại.
Lượng chất béo trong một chiếc bánh Trung thu bằng 1-2 lần lượng chất béo trong một bát phỏ bò hoặc phở gà. Chưa kể chất đạm có trong bánh Trung thu đặc biệt là bánh nướng khá cao lại thường là đạm động vật, nếu bảo quản bánh không tốt sẽ dễ bị ôi, mốc, từ đó tăng nguy cơ ngộ độc.
Do đó, để tránh tình trạng khó tiêu hoặc cung cấp quá nhiều năng lượng cho cơ thể, Viện Dinh dưỡng lưu ý: “Đối với trẻ nhỏ, khi ăn chúng ta chỉ nên cho trẻ ăn một miếng nhỏ (1/8 chiếc bánh) sau bữa ăn. Ăn xong trẻ cần súc miệng ngay để không sâu răng, đặc biệt là với bánh dẻo sẽ dính chặt vào răng gây sâu răng nhiều hơn”.
Với trẻ béo phì, cần giới hạn lượng bánh được ăn trong ngày để cân đối với khẩu phần ăn trong ngày của trẻ.
Viện Dinh dưỡng đưa ra ví dụ, nếu ăn nửa bánh dẻo hoặc nửa chiếc bánh nướng thì trong ngày phải bớt đi khoảng một bát cơm và lượng thức ăn tương ứng. Đồng thời phụ huynh cần tăng lượng rau xanh để tống chất béo ra ngoài và ngăn ngừa tăng đường huyết nhanh. Nếu không giảm phần cơm thì nhớ đi bộ thêm 30 phút để tiêu hao bớt năng lượng dư thừa.
Ngoài ra với người mắc bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng đưa ra lời khuyên: “Nên lựa chọn các sản phẩm dùng cho người ăn kiêng ít đường và ít chất béo. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn phải ăn rất hạn chế để kiểm soát lượng đường huyết tăng cao”.
Để bảo đảm an toàn thực phẩm bánh Trung thu, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cũng khuyến cáo người tiêu dùng nên lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tốt nhất là sử dụng sản phẩm mới xuất xưởng. Khi mua người tiêu dùng cũng nên lưu ý thông tin sản phẩm như ngày sản xuất, thời hạn sử dụng… Cần chọn sản phẩm không bị dập nát biến dạng, bao bì không rách nát, không có màu sắc khác thường, không có mùi khác lạ. Đồng thời người tiêu dùng tuyệt đối không lựa chọn, mua sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ để tránh gây ngộ độc thực phẩm.
Theo Plo.vn
Cách làm bánh nướng trung thu thập cẩm đơn giản, thơm ngon đúng điệu
Hiện nay, bánh trung thu có rất nhiều loại nhân mới lạ, hấp dẫn nhưng chiếc bánh nướng thập cẩm vẫn là sự lựa chọn yêu thích của nhiều người Việt Nam.
Video đang HOT
Với cách làm đơn giản dưới đây, bạn sẽ dễ dàng làm ra một chiếc bánh nướng nhân thập cẩm thành công từ ngay lần thử đầu tiên.
Bánh trung thu nướng nhân thập cẩm dễ làm tại nhà, thơm ngon đúng điệu. Ảnh minh họa
Nguyên liệu làm bánh trung thu nướng nhân thập cẩm
Nguyên liệu làm phần vỏ bánh nướng
- 200 gram nước đường bánh nướng
- 50 ml dầu thực vật
- 1/4 teaspoon (0,25 gram) baking soda (muối nở)
- 300 - 320 gram bột mỳ đa dụng, rây mịn
Nguyên liệu làm phần nhân bánh nướng
- 100 gram hạt điều rang chín
- 100 gram vừng trắng rang chín
- 100 gram hạt dưa bóc nõn rang chín
- 150 gram lạp xưởng
- 150 gram mứt bí
- 100 gram mứt sen
- 100 gram mỡ đường
- Lá chanh xắt nhỏ
Nguyên liệu làm phần nước sốt trộn nhân
- 20 gram đường bột
- 40 gram nước lọc
- 50 gram Corn syrup (mật ngô)
- 5 ml hắc xì dầu
- 10 ml dầu mè
- 20 ml rượu mai quế lộ
- Vài thìa bột bánh dẻo
Cách làm bánh trung thu nướng nhân thập cẩm
Bước 1: Làm nhân bánh
Các nguyên liệu làm nhân xắt hạt lựu. Riêng với lạp xưởng, bạn nên rửa sạch rồi luộc sơ với nước nóng để bớt mỡ.
Cho các nguyên liệu vào cối xay sơ để hoàn toàn quyện với nhau. Nhưng nếu không thích ăn nhuyễn thì bạn có thể bỏ qua bước này. Sau đó cho vừng rang, mỡ đường và lá chanh vào trộn đều hỗn hợp.
Cho các nguyên liệu tạo chất kết dính vào một cái tô trộn đều.
Đổ hỗn hợp nhân vào một cái tô khác. Cho từ từ hỗn hợp kết dính vào nhân và trộn đều. Bạn tiếp tục vừa cho từng thìa bột bánh dẻo vào tô, vừa đều tay trộn nhẹ.
Đến khi hỗn hợp sệt và kết dính lại với nhau thì vo thành viên tròn theo tỉ lệ 2 phần nhân : 1 phần vỏ.
Bước 2: Làm vỏ bánh
Cách làm vỏ bánh trung thu nướng nhân thập cẩm như sau:
Cho bột và backing soda trộn đều, khoét lỗ tròn ở giữa, rồi cho phần nguyên liệu còn lại vào giữa. Dùng thìa cứng khuấy dần từ trong ra ngoài. Nhào bột nhanh đến khi hỗn hợp hoà trộn.
Dùng túi nilong thực phẩm bọc kín bôt. Sau đó, bạn ủ bột 30 phú ở nơi kín gió.
Bước 3: Cho bánh vào khuôn
Sau khi đã ủ bột xong thì lấy bột ra. Dựa theo tỉ lệ 2 phần nhân : 1 phần vỏ mà bạn chia vỏ bánh và vo thành viên tròn.
Cán mỏng phần vỏ bánh, đặt nhân vào giữa, bạn dùng tay miết vo bánh sao cho ôm khít phần nhân bánh.
Bạn lắp khuôn, sau đó cho khối bột vừa vo viên vào khuôn bánh trung thu rồi ấn nhẹ nhàng cho ra hoa văn là được.
Chú ý khuôn phải được xử lý chống dính trước khi in bánh nhé. Bạn có thể xoa một lớp dầu mỏng vào khuôn bánh, hoặc dùng bột mỳ khô phủ một lớp mỏng vào khuôn là giúp khối bột bánh không dính vào.
Bước 4: Nướng bánh
Để làm bánh trung thu nướng ngon chín đều, các bạn nên nướng bánh 3 lần. Trước khi tiến hành công đoạn cuối cùng trong cách làm bánh trung thu nướng thập cẩm này, bạn cần bật lò ở 200 độ C trước 10 phút.
Nướng lần 1: Cho bánh vào lò nướng trong khoảng từ 5 - 10 phút, khi thấy bánh đục thì lấy ra.
Nướng lần 2: Lấy bánh ra xịt nước, để bánh khô thì quét hỗn hợp trứng phết lên bề mặt cho đều. Chú ý, không để trứng bám quá dày lên mặt bánh nhé. Cũng không nên quết mạnh tay, vì như vậy sẽ làm mất hoa văn bánh. Tiếp tục cho vào nướng thêm 5 - 7 phút nữa.
Nướng lần 3: Lặp lại thao tác lấy bánh ra, xịt nước, phết trứng, rồi cho vào nướng tiếp 5 - 7 phút nữa. Đến khi bánh có màu vàng sậm là được.
Lưu ý: Bạn nên canh khi nào bánh dậy màu hanh vàng, thì lấy ra ngoài để một khoảng thời gian sau sẽ ngả màu sậm đẹp mắt.
Để bánh khoảng 1, 2 ngày sẽ mềm, dẻo và lên màu đẹp hơn như ý muốn. Bảo quản bánh nơi khô mát, tránh ánh nắng mặt trời hoặc nhiệt độ quá cao làm ảnh hưởng đến chất lượng bánh.
Cách làm bánh trung thu nướng thập cẩm không quá khó như bạn nghĩ, phải không nào! Chỉ cần dành chút thời gian, sự kiên nhẫn, bạn đã có thể tự tạy làm những chiếc bánh trung thu thơm ngon rồi.
Chúc các bạn có một mùa Trung thu thật ấp áp với những mẻ bánh ngon thơm lừng bên gia đình và người thân nhé!
Theo ĐSPL
Bánh trung thu lạ dự kiến hút khách dịp rằm tháng 8 Bên cạnh bánh nướng, bánh dẻo truyền thống, trên thị trường xuất hiện nhiều loại bánh trung thu lạ như bánh dẻo lạnh, bánh làm từ than tre...dự kiến sẽ hút khách dịp rằm tháng 8 tới đây. Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa là đến rằm tháng 8, thị trường bánh trung thu cũng dần trở nên nhộn nhịp khi các...