Mông Cổ ghi nhận ca mắc bệnh dịch hạch do ăn thịt sóc marmot
Ngày 8/8, Trung tâm quốc gia về bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người (NCZD) Mông Cổ xác nhận một trường hợp mắc dịch hạch tại thủ đô nước này.
Dịch hạch là một bệnh truyền nhiễm, lây lan qua những con bọ chét bám trên cơ thể các loài thú hoang thuộc bộ gặm nhấm, trong đó có loài sóc đất (marmot). Ảnh: businesstoday.in
NCZD cho biết người đàn ông mắc bệnh đã tiêu thụ thịt sóc marmot vào tuần trước. Cơ quan này đã tiến hành cách ly và điều trị đối với bệnh nhân này và 5 người khác có tiếp xúc gần.
Video đang HOT
NCZD cảnh báo 17 trong số 21 tỉnh tại nước này vẫn đối mặt nguy cơ liên quan bệnh dịch hạch, đồng thời kêu gọi người dân không săn bắt hay tiêu thụ thịt sóc marmot. Tuy đã bị cấm tại Mông Cổ, song việc săn bắt và tiêu thụ thịt loài gặm nhấm hoang dã này vẫn diễn ra phổ biến tại một số nơi.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dịch hạch là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do trực khuẩn yersinia pestis ở bọ chét sống ký sinh trên các loài gặm nhấm hoang dã, như sóc marmot, gây ra. Căn bệnh này từng được ví như “cái chết đen” thời trung cổ, có thể lây lan nhanh chóng qua đường máu, hô hấp, da, niêm mạc và tiêu hóa. Người trưởng thành nếu mắc bệnh có thể tử vong trong 24 giờ nếu không được điều trị kịp thời.
Mỹ và Mông Cổ tăng cường hợp tác về đất hiếm
Hãng tin Reuters ngày 3/8 dẫn lời Thủ tướng Mông Cổ Luvsannamsrain Oyun-Erdene cho biết nước này sẽ tăng cường hợp tác với Mỹ để khai thác đất hiếm.
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris (phải) gặp Thủ tướng Mông Cổ Oyun-Erdene tại Nhà Trắng. Ảnh: Reuters
Mông Cổ có trữ lượng đất hiếm và đồng dồi dào, rất quan trọng đối với các ứng dụng công nghệ cao và những nỗ lực của Tổng thống Joe Biden nhằm "điện hóa" thị trường ô tô để ngăn chặn biến đổi khí hậu.
Tại Washington D.C, Thủ tướng Oyun-Erdene đã gặp Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và ký một thỏa thuận hàng không dân dụng "Bầu trời mở", cùng với các cam kết tăng cường hợp tác kinh tế.
"Chúng tôi đã thảo luận về khả năng hợp tác trong khai thác đất hiếm, khoáng sản quan trọng, bao gồm cả đồng", ông Oyun-Erdene nói trong cuộc phỏng vấn với Reuters.
Theo ông Oyun-Erdene, hợp tác với Mỹ về đất hiếm và khoáng sản quan trọng đang diễn ra và sẽ được tăng cường hơn nữa theo một biên bản ghi nhớ được ký vào tháng 6 vừa qua giữa Bộ Khai mỏ và Công nghiệp nặng của Mông Cổ và Bộ Ngoại giao Mỹ.
Mông Cổ hy vọng có quan hệ tốt đẹp với nước láng giềng Trung Quốc, nước vốn kiểm soát hầu hết các mỏ đất hiếm trên thế giới, cũng như Mỹ, nhưng Thủ tướng Oyun-Erdene cảnh báo rằng các quốc gia như Mông Cổ, nằm giữa Trung Quốc và Nga, sẽ bị ảnh hưởng nếu cuộc cạnh tranh giữa các siêu cường ngày càng gay gắt.
"Tôi sợ rằng Chiến tranh Lạnh mới sẽ rất khác và gây khó khăn nhiều hơn so với cuộc Chiến tranh Lạnh đầu tiên. Chúng tôi không thể chịu đựng một tình huống Chiến tranh Lạnh mới", ông Oyun-Erdene nói, chỉ ra sự thay đổi công nghệ nhanh chóng và các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu.
Ông Oyun-Erdene cũng kêu gọi các cường quốc có trách nhiệm hơn để tránh những tác động tiêu cực nghiêm trọng đến nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là nền kinh tế quốc tế.
Theo ông Oyun-Erdene, do có biên giới với Nga, Mông Cổ đã phải hứng chịu hậu quả từ cuộc xung đột ở Ukraine nổ ra vào năm ngoái, bao gồm cả lạm phát hàng hóa như chất nổ để khai thác mỏ.
Thủ tướng Oyun-Erdene cho biết thêm Mông Cổ đang đàm phán với Giám đốc điều hành Tesla Elon Musk về khả năng đầu tư và hợp tác trong lĩnh vực xe điện và không gian, nhưng ông Oyun-Erdene sẽ không gặp tỷ phú công nghệ trên trong chuyến thăm Mỹ lần này.
Trong chuyến công du tới Mỹ, Thủ tướng Oyun-Erdene có kế hoạch đến thăm cơ quan vũ trụ NASA và cũng dự kiến sẽ gặp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.
Đức và Mông Cổ thúc đẩy mở rộng hợp tác Ngày 30/6, phát biểu trong cuộc gặp Ngoại trưởng Mông Cổ Batmunkh Battsetseg ở thủ đô Ulan Bator của nước này, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết Đức và Mông Cổ có tiềm năng hợp tác to lớn, đặc biệt là về nguyên liệu thô quan trọng và các sứ mệnh quốc tế chung. Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock. Ảnh tư liệu:...