Mong các thầy, cô giáo luôn yêu nghề, giữ vững niềm tin
Đất nước đang đặt ra trách nhiệm to lớn đối với sự nghiệp GD&ĐT, vì không có nguồn nhân lực chất lượng cao thì không thể đổi mới sáng tạo để đưa đất nước phát triển.
Để đáp ứng được kỳ vọng đó của Đảng, Nhà nước, nhân dân, mong các thầy, cô giáo luôn yêu nghề, giữ vững niềm tin, nỗ lực không ngừng cho thế hệ trẻ, tương lai của đất nước.
Các đại biểu đến dự chương trình. Ảnh: Giáo dục và Thời đại
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai nhấn mạnh điều này khi phát biểu trong chương trình “Thay lời tri ân” với chủ đề “Hạnh phúc” do Bộ GD&ĐT, Công đoàn Giáo dục Việt Nam phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức tối 15/11.
Đây là chương trình tôn vinh, tri ân các nhà giáo đã, đang thầm lặng vượt khó, cống hiến, đóng góp cho sự nghiệp trồng người của nước nhà.
Đến dự chương trình còn có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cùng đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và 183 thầy cô giáo tiểu biểu đại diện cho hàng triệu nhà giáo trên khắp mọi miền đất nước.
Phát biểu tại chương trình, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai gửi đến các thầy cô giáo, các nhà quản lý giáo dục, những người đang tham gia góp phần cho công tác giáo dục – đào tạo lời cảm ơn trân trọng; lời chúc mừng tốt đẹp nhất nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Bà Trương Thị Mai khẳng định năm 2020, đất nước ta chịu tác động rất lớn của dịch COVID-19 và thiên tai, bão lũ, để lại hậu quả nghiêm trọng đối với kinh tế – xã hội và đời sống nhân dân. Ngành Giáo dục – Đào tạo đi qua một năm học đặc biệt trong điều kiện những biến động, xáo trộn ảnh hưởng đến hoạt động dạy – học. Trong tình hình đó, với phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng việc học”, bằng các phương pháp, hình thức phù hợp, toàn ngành Giáo dục- Đào tạo đã có nhiều nỗ lực để hoàn thành chương trình năm học, với việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT thành 2 đợt, có kế hoạch tuyển sinh đại học, cao đẳng phù hợp, đã tạo sự yên tâm cho gia đình, xã hội, bảo đảm được quyền tiếp cận công bằng cho học sinh.
Để có được kết quả đó, ngành GD&ĐT cùng với đội ngũ thầy, cô giáo đã có nhiều nỗ lực vượt qua những khó khăn để có thể vừa đảm bảo dạy – học, vừa tham gia phòng, chống dịch bệnh. Những tháng qua, các tỉnh miền Trung lại chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lũ, thầy cô giáo có một lần nữa vất vả chồng chất, khẩn trương khắc phục hậu quả, đảm bảo điều kiện cần thiết cho học sinh sớm trở lại trường. Đến thời điểm này, ở một số trường ở miền Trung, các em vẫn chưa thể tới trường lại được. Không thể nói hết những tấm lòng, sự hy sinh thầm lặng của các thầy cô, tất cả vì học sinh thân yêu.
Theo Trưởng Ban Dân vận Trung ương, mỗi người trong cuộc sống có thể lựa chọn cho mình quan điểm khác nhau về hạnh phúc. Đối với người thầy, hạnh phúc đó chính là nâng đỡ, chăm sóc cho học sinh đến trường, từng bước trưởng thành, thực hiện lý tưởng cao cả ươm trồng thế hệ tương lai – nguồn nhân lực quan trọng cho đất nước phát triển. Dù ở thành phố hay nông thôn, vùng cao hay vùng núi đều có hình ảnh của các thầy, cô tận tụy phục vụ cho lý tưởng cao cả đó, mang lại niềm tin cho các thế hệ nối tiếp nhau vững bước cho sự kiện phát triển và cho một ước mơ Việt Nam sẽ bước qua người thu nhập trung bình trở thành nước phát triển vào giữa thế kỷ này.
GD&ĐT luôn là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Phát triển giáo dục – đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo giáo dục, bồi dưỡng nhân tài. Đảng, Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo, trong đó có việc chăm lo đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp trồng người. Nhà giáo luôn được Đảng, Nhà nước, xã hội trân trọng và xem đó là nghề cao quý. Lúc sinh thời, Bác Hồ luôn xem vấn đề then chốt, quyết định giáo dục chính là đội ngũ các thầy cô giáo, những người dẫn dắt cho thế hệ trẻ; mang niềm tin, lý tưởng, nhân cách đạo đức, kiến thức đến cho các em để sau này trở thành rường cột của nước nhà…
Video đang HOT
Những yêu cầu, mục tiêu tiếp theo của đất nước đang đặt ra trách nhiệm to lớn đối với sự nghiệp giáo dục – đào tạo. Không có nguồn nhân lực chất lượng cao, không thể thành công trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, không thể đổi mới sáng tạo để đất nước có thể phát triển nhanh và bền vững. Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành GD&ĐT cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức của giai đoạn đổi mới.
Để đáp ứng được yêu cầu, kỳ vọng của Đảng, Nhà nước, nhân dân, bà Trương Thị Mai mong các thầy, cô giáo sẽ luôn yêu nghề, giữ vững niềm tin, luôn có được niềm tin yêu từ học sinh, nỗ lực không ngừng cho thế hệ trẻ Việt Nam – tương lai của đất nước Việt Nam.
Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai phát biểu tại chương trình. Ảnh: Giáo dục và Thời đại
Trưởng Ban Dân vận Trung ương đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị, các bậc phụ huynh và toàn xã hội dành sự ủng hộ, tình cảm cho ngành Giáo dục – Đào tạo, góp phần chăm lo cho thế hệ trẻ trưởng thành; mong các học sinh trong cả nước sẽ luôn dành tình cảm trân trọng, cố gắng phấn đấu rèn luyện trở thành người tốt để đáp lại công lao to lớn của các thầy, cô giáo.
Nhân dịp này, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai gửi tặng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học – THCS xã Tu Mơ Rông (Kon Tum) 200 triệu đồng để hỗ trợ các thầy cô có thêm kinh phí nấu cơm trưa cho học sinh ở lại lớp; gửi lời kêu gọi các tổ chức, cá nhân có những đóng góp để hỗ trợ các trường dân tộc thiểu số, để giúp đỡ học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có thể tiếp tục đến trường.
Học sinh Vĩnh Long giành giải đặc biệt cuộc thi "khắc họa" về thầy cô
Tối 7/11, Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức lễ tổng kết và trao giải cuộc thi "Thầy cô trong mắt em".
Cuộc thi được tổ chức với mục đích phát hiện, tuyên tuyền, tôn vinh và nhân rộng các tấm gương thầy cô giáo tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người, có ảnh hưởng tích cực, truyền cảm hứng cho học sinh, sinh viên; qua đó khơi dậy lòng yêu nghề của các nhà giáo, hướng tới xây dựng trường học hạnh phúc.
Cuộc thi "Thầy cô trong mắt em" thu hút đông đảo học sinh, sinh viên tham gia.
Từ tháng 11/2019, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam tổ chức phát động cuộc thi với sản phẩm là những clip ghi lại hình ảnh về thầy cô giáo có hành vi đẹp, ứng xử chuẩn mực, giàu lòng nhân ái, yêu thương học trò; có tác động và ảnh hưởng tích cực, tạo động lực, truyền cảm hứng cho học sinh, sinh viên.
Ông Vũ Minh Đức, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam chia sẻ tại buổi lễ.
Ông Vũ Minh Đức, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho biết, ngay từ khi cuộc thi được khởi động vào tháng 11/2019, ban tổ chức đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ và tham gia của các đơn vị, cơ sở giáo dục trong cả nước. Sau gần một năm triển khai, cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng rộng rãi ở 26 đơn vị gồm 19 tỉnh, thành và 7 trường đại học với tổng số gần 500 tác phẩm dự thi.
Qua 2 vòng sơ loại và chung khảo đã chọn được 11 tác phẩm có chất lượng để trao thưởng.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh.
Phát biểu tại lễ trao giải, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh đánh giá cao sáng kiến của Công đoàn Giáo dục Việt Nam trong phát động, tổ chức cuộc thi.
Thứ trưởng bày tỏ mong muốn cuộc thi sẽ được nhân rộng hơn nữa trong thời gian tới, để lan tỏa những hình ảnh, những cử chỉ, những tấm lòng, sự hi sinh của các thầy cô giáo, thể hiện tấm lòng tri ân của học trò với các thầy cô.
Tại buổi lễ, ban tổ chức đã trao giải Đặc biệt cho tác phẩm về cô giáo Bùi Xuân Trang của nhóm tác giả Tập thể lớp 11A1, Trường THPT Vĩnh Xuân (tỉnh Vĩnh Long).
Ông Vũ Minh Đức, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam và Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh trao tặng bằng khen cho tác giả có tác phẩm đạt giải Đặc biệt. Tác phẩm dự thi đạt giải Đặc biệt cũng nhận được giải thưởng trị giá 7 triệu đồng.
Ban tổ chức cũng trao 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 4 giải Khuyến khích.
Giải Nhất thuộc về tác phẩm "Nỗi nhớ con tàu" của nhóm tác giả Tập thể lớp 11B10, Trường THPT Trần Nguyên Hãn, TP Hải Phòng.
Ban tổ chức trao giải cho tác phẩm đạt giải Nhất.
2 tác phẩm đạt giải Nhì gồm: Tác phẩm "Ký ức trong em" của nhóm tác giả Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc; Tác phẩm "Người thầy thắp sáng ước mơ" của tác giả Nguyễn Thị Ngọc, Trường THPT Nguyễn Thái Học, Vĩnh Phúc.
Ban tổ chức trao giải cho các tác phẩm đạt giải Nhì.
3 tác phẩm đạt giải Ba gồm: Tác phẩm "Chiếc lá" của tác giả Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An; Tác phẩm của nhóm tác giả Trường THPT Đốc Binh Kiều, Đồng Tháp; Tác phẩm "Thầy giáo Đôrêmon" của nhóm tác giả Trường THPT Quỳ Hợp 2, Nghệ An.
Ban tổ chức trao giải cho các tác phẩm đạt giải Ba.
4 tác phẩm đạt giải khuyến khích gồm: Tác phẩm "Thầy cô A1 trong trái tim tôi" của nhóm tác giả Trường ĐH Sư phạm Hà Nội; Tác phẩm "Thanh xuân chúng em có cô" của nhóm tác giả Trường THPT chuyên Chu Văn An, Lạng Sơn; Tác phẩm "Tình yêu thương và lòng nhiệt huyết của cô giáo chúng em" của nhóm tác giả Trường THPT Na Hang, Tuyên Quang; Tác phẩm của nhóm tác giả khoa Công nghệ may thời trang, Trường ĐH Sư phạm kĩ thuật Hưng Yên.
Ban tổ chức trao giải cho các tác phẩm đạt giải Khuyến khích.
Chuyện cô giáo 27 năm gắn bó với nghề "ươm mầm tương lai" Luôn tâm huyết, trách nhiệm, yêu nghề, mến trẻ, cô giáo Nguyễn Thị Phương Hạnh - Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Mầm non Thụy Hương (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đã có nhiều hoạt động sáng tạo, đóng góp tích cực vào sự nghiệp trồng người. Đến nay, cô đã có 27 năm gắn bó với nghề "ươm mầm tương lai",...