Chuyện cô giáo 27 năm gắn bó với nghề “ươm mầm tương lai”
Luôn tâm huyết, trách nhiệm, yêu nghề, mến trẻ, cô giáo Nguyễn Thị Phương Hạnh – Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Mầm non Thụy Hương (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đã có nhiều hoạt động sáng tạo, đóng góp tích cực vào sự nghiệp trồng người. Đến nay, cô đã có 27 năm gắn bó với nghề “ươm mầm tương lai”, trong đó có 17 năm làm công tác quản lý.
Dành trọn tình thương cho trẻ khuyết tậtNhững cô giáo một lòng hướng về đảo xaCô giáo trẻ lan tỏa tình yêu môi trường đến với học sinh
Tâm huyết, yêu nghề
Nhớ lại những ngày đầu khi mới được điều động về công tác tại trường Mầm non Thụy Hương, cô giáo Nguyễn Thị Phương Hạnh cho biết, thời điểm đó, nhà trường đang phấn đấu để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Tuy nhiên, trường vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn như cơ sở vật chất thiếu thốn, các phòng học bong tróc xuống cấp, trình độ giáo viên không đồng đều… Điều này khiến cô luôn trăn trở và suy nghĩ phải làm sao để khắc phục.
Với tinh thần dám nghĩ dám làm, cô đã mạnh dạn tham mưu lãnh đạo địa phương để nâng cấp, cải tạo, sửa chữa trường học và trang bị các thiết bị dạy học, vui chơi cho trẻ. Đến nay, cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ cho công tác giáo dục mầm non tại trường đã cơ bản đáp ứng yêu cầu đặt ra của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như niềm mong đợi của nhân dân địa phương.
Cô giáo Nguyễn Thị Phương Hạnh – Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Mầm non Thụy Hương.
Hiện, trường Mầm non Thuỵ Hương có 63 cán bộ giáo viên, nhân viên và 595 học sinh ở 20 nhóm lớp. Là người chị cả trong trường, bản thân cô giáo Nguyễn Thị Phương Hạnh luôn tự nhủ phải đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân, làm việc có lợi cho học sinh và nhà trường. Cô luôn nghiêm túc chấp hành và thường xuyên nhắc nhở đôn đốc cán bộ giáo viên, nhân viên tu dưỡng phẩm chất đạo đức, chấp hành tốt mọi chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; đồng thời vận động cán bộ giáo viên, giáo viên học tập theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh để ngày càng vững vàng hơn trên bục giảng.
Cô Hạnh luôn tâm niệm, dù ở bất kì vị trí, cương vị công tác nào thì luôn phải tâm huyết, trách nhiệm, tận lực, tận tâm với nghề; có yêu nghề mới có khát vọng tìm kiếm biện pháp cải tiến giảng dạy, cải tiến công tác quản lý. Với cương vị là người đứng đầu nhà trường, cô luôn không ngừng học hỏi để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng với yêu cầu vị trí công tác, nhiệm vụ được giao. Trong chỉ đạo, quản lý, thực hiện nhiệm vụ nhà trường, cô luôn chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai một cách có hiệu quả.
Đặc biệt, nhận thức rõ giáo viên là yếu tố quyết định, là khâu then chốt để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, cô luôn động viên cán bộ giáo viên gắn bó với nhà trường; tích cực tự học tập, trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Bên cạnh đó, cô cũng luôn chú trọng nâng cao bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên thông qua các chuyên đề nghiệp vụ nâng cao kiên thưc va ky năng chăm soc, nuôi dương, giao duc tre; thường xuyên tổ chức các buổi dự giờ, thao giảng hàng tháng, hàng tuần nhằm đán.h giá chất lượng đội ngũ để từ đó có những biện pháp bồi dưỡng chuyên môn phù hợp với từng giáo viên, giúp giáo viên đôi mơi phương phap, hinh thưc tô chưc day hoc mang lai hiệu quả cao. Đên nay 96% cán bộ giáo viên, nhân viên của trường đã có trình độ Đại học.
Video đang HOT
Cô Hạnh luôn chú trọng nâng cao bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên thông qua các chuyên đề nghiệp vụ nâng cao kiên thưc va ky năng chăm soc, nuôi dương, giao duc tre; thường xuyên tổ chức các buổi dự giờ, thao giảng hàng tháng, hàng tuần nhằm đán.h giá chất lượng đội ngũ…
Ngoài ra, cô Hạnh luôn đi sâu đi sát, nắm bắt tư tưởng, tình cảm của từng cán bộ giáo viên, nhân viên. Một mặt là để nắm bắt được năng lực của từng người, qua đó bố trí, phân công công việc một cách hợp lý; mặt khác là tạo sự gắn bó, đoàn kết trong nội bộ nhằm góp phần xây dựng tập thể trường Mầm non Thụy Hương ngày càng vững mạnh.
Kết quả, hàng năm 100% cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường hoàn thành xuất sắc và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Số giáo viên giỏi cấp trường đạt từ 86% – 95%; số giáo viên giỏi cấp huyện đạt 7,3%; giáo viên giỏi cấp cấp Thành phố đạt 2%. Trường giữ vững danh hiệu đạt chuẩn cơ quan văn hóa, trường chuẩn quốc gia; 2 năm học liên tục được Chủ tịch Ủy ban nhân thành phố Hà Nội tặng Bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chi bộ và các đoàn thể nhà trường đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ…
Xây dựng “Trường học hạnh phúc”
Năm học 2020 – 2021, trường Mầm non Thuỵ Hương đặt mục tiêu xây dựng “Trường học hạnh phúc”. Để đạt được mục tiêu này, theo cô Hạnh, mỗi nhà giáo khi đến trường mang cả trái tim yêu thương đến với học trò thì sẽ tạo nên ngôi trường hạnh phúc. Trẻ cảm nhận “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” thì lúc ấy ngôi trường hạnh phúc được hình thành. Và bản thân Hiệu trưởng phải là người mang lại sự tin yêu đối với mọi người. Hiệu trưởng không chỉ là nhà quản lý, nhà giáo mà còn là nhà tâm lý để hiểu và chia sẻ với đồng nghiệp những khó khăn trong cuộc sống, trong công việc để họ an tâm cống hiến.
Các góc ngoài sân trường được thiết kế sáng tạo để trẻ thêm hứng thú khi tham gia các hoạt động ngoài trời.
Để “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” đối với các bé và “xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”, cô Hạnh và đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường đã làm tốt công tác xã hội hóa, xây dựng không gian sáng tạo riêng cho trẻ hoạt động. Với không gian này, trẻ được thỏa thích sáng tạo những gì mình thích, mình muốn.
Cùng với đó, nhà trường đã xây dựng được 2 khu phát triển thể chất diện tích 300m2 tại khu trung tâm và điểm lẻ để trẻ hoạt động, vui chơi, phát triển tầm vóc cân đối, hài hòa. Đồng thời cải tạo vườn trường, trồng nhiều cây xanh, cây ăn quả, vườn rau để trẻ được trải nghiệm, khám phá cũng như tạo cảnh quan môi trường sáng – xanh – sạch – đẹp. Các loại rau còn góp phần bổ sung vào bữa ăn của trẻ nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, các lớp đều có góc thiên nhiên để trẻ được hoạt động hàng ngày. Các góc ngoài sân trường cũng được thiết kế sáng tạo để trẻ thêm hứng thú khi tham gia các hoạt động ngoài trời.
Hàng năm, nhà trường đều tổ chức cho các trẻ tham gia các hoạt động như: Hội chợ quê, Liên hoan chúng cháu vui khỏe, Tết Trung thu, Tết thiếu nhi, tham quan trải nghiệm thực tế… từ đó tạo sân chơi bổ ích cho trẻ và khuyến khích trẻ tích cực hoạt động, giúp trẻ phát triển toàn diện, có kỹ năng xã hội tốt, mạnh dạn, tự tin… 100% trẻ được ăn bán trú tại trường và được theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ tăng trưởng. Hằng năm, trường huy động 100% số trẻ 5 tuổ.i ra lớp, duy trì sĩ số đạt 100%, hoàn thành chương trình giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổ.i đạt 100%.
Ngoài các hoạt động chuyên môn, bằng sự tâm huyết của mình, cô Hạnh đã tổ chức cho cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường tham gia các chương trình hiến má.u tình nguyện; hỗ trợ, tặng quà giáo viên, nhân viên, học sinh có hoàn cảnh khó khăn; tham gia thiện nguyện “Tặng áo ấm cho trẻ vùng cao”, ủng hộ đồng bào lũ lụt… Qua đó nhằm sẻ chia với cộng đồng, những hoàn cảnh còn khó khăn.
Với những đóng góp thiết thực cho sự nghiệp giáo dục của huyện Chương Mỹ nói riêng và của Hà Nội nói chung, cô giáo Nguyễn Thị Phương Hạnh đã nhiều lần được vinh danh và được tặng thưởng những danh hiệu thi đua. Nhưng có lẽ phầ.n thưởn.g cao quý nhất đối với cô chính là nhận được sự tín nhiệm, tin yêu của đồng nghiệp và các bậc phụ huynh, nhân dân địa phương; là xây dựng được ngôi trường hạnh phúc khi giáo viên và học sinh mỗi ngày đến trường đều là một ngày vui.
Top 10 công dân thủ đô ưu tú: Người thầy truyền lửa đam mê Toán học
Bằng nghị lực, tâm huyết, thầy giáo Nguyễn Đức Trường đã vượt qua khiếm khuyết của bản thân để gieo đam mê Toán học tới các thế hệ học trò.
Vượt lên chính mình
Thầy Nguyễn Đức Trường giáo viên môn Toán, Tổ trưởng tổ Khoa học Tự nhiên, trường THCS Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội kể, anh vốn bị dị tật từ chất độc da cam người cha đi bộ đội. Ngày nhỏ, con đường từ nhà đến trường chỉ độ 1km nhưng anh phải cuốc bộ cả tiếng đồng hồ. Sức khỏe yếu, đôi chân dị tật với dáng đi xô lệch, anh không thể tham gia các hoạt động tập thể lớp.
Những bất lợi hình thể là động lực để anh phải phấn dấu, nỗ lực từng ngày. Ngày ngày vượt qua những bước chân nặng nhọc nhưng với thầy giáo Trường, niềm vui được đứng trên bục giảng, truyền con chữ tới lớp lớp thế hệ học trò, đó không chỉ dừng ở trách nhiệm còn là niềm khao khát trong sự nghiệp trồng người.
Đối với thầy giáo Trường, môn Toán là niềm đam mê từ nhỏ. Trước đây, bố anh cũng là giáo viên dạy Toán. Ông chính là người truyền lửa đam mê Toán học tới cậu bé luôn thích được khen là thông minh. Trong liên tưởng của anh Trường lúc nhỏ, môn Toán có vẻ đẹp mà ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống. Sau tốt nghiệp cấp 3, cùng lúc đỗ 2 trường ĐH Nông nghiệp và ĐH Sư phạm Hà Nội, thầy Trường được gia đình định hướng vào học ngành sư phạm.
Câu nói của bố lúc đó tạo động lực cho chàng trai 7X rằng "Vào sư phạm sức khỏe có thể phù hợp, chân yếu nhưng sẽ bù lại bằng kiến thức truyền tải tới học trò". 4 năm ĐH, anh Trường tốt nghiệp sinh viên loại giỏi, là trưởng nhóm thực tập môn Toán. Ra trường tháng 9-1993, thầy Trường được Phòng Giáo dục huyện Gia Lâm phân công giảng dạy ở trường THCS Đa Tốn. 27 năm đứng trên bục giảng, những kiến thức môn Toán truyền thụ tới học trò đã in dấu từng bước chân của ý chí, nỗ lực.
Khi được hỏi, trong suốt hành trình đứng trên bục giảng, có câu chuyện về tình thầy - trò đáng nhớ nhất, thầy Trường chia sẻ: Có phụ huynh nói tôi rằng,họ cho con học thầy, không chỉ học kiến thức còn học tấm gương vì nghị lực vượt lên hoàn cảnh. Câu nói ấy như truyền thêm lửa tình yêu với nghề.
Tôi nhớ có lần đi dạy học, qua khu chợ quê nhìn thấy cậu bé ngồi bán rau muống. Điều lạ là mỗi lần tôi đi qua, cậu bé lại úp mũ xuống. Sau khi biết được hoàn cảnh khó khăn và ước mơ được đến trường, tôi đã viết đơn xin học và đề nghị nhà trường miễn học phí cho cháu. Bây giờ, cậu học trò đã đi lao động xuất khẩu Hàn Quốc, có cuộc sống gia đình hạnh phúc.
Chân dung thầy giáo Nguyễn Đức Trường tại lễ vinh danh "10 công dân Thủ đô ưu tú năm 2020".
Thành tích đáng ngưỡng mộ
Thông thường môn Toán với nhiều học sinh là môn học khô khan, khó nhằn. Thay vì truyền tải kiến thức bằng các phép tính số học trên bảng đen, "bí kíp" của thầy Trường là gợi mở tư duy học toán bằng các câu đố vui, kể chuyện doanh nhân, những tấm gương tiêu biểu tạo cảm hứng học tập tới các em học sinh.
Ngoài các bài giảng sáng tạo, truyền cảm hứng học tập trên lớp tới học sinh, thầy Trường tham gia trực tiếp hướng dẫn cho nhiều học sinh đạt giải Toán các cấp. Trong đó, tại giải Toán cấp quốc gia có 1 em đạt Huy chương Đồng; 1 em đạt giải Khuyến khích; Tại giải cấp TP có 130 em đạt giải (2 em đạt giải Nhất; 29 em đạt giải Nhì; 40 em đạt giải Ba; 59 em đạt giải Khuyến khích). Cuộc thi Toán học Hà Nội mở rộng có 17 em đạt giải.
Đồng hành, giúp đỡ giáo viên Toán trong huyện Gia Lâm thi đạt giải Giáo viên giỏi cấp TP. Kể từ sau 4 năm thầy Trường về giảng dạy tại trường THCS Đa Tốn, từ ngôi trường có số lượng học sinh thi giỏi môn Toán cấp huyện rất ít thì đến nay trường trở thành "điểm sáng" toàn huyện với số lượng đông học sinh thi giỏi Toán cấp TP. Thời điểm này, thầy Trường đang bồi dưỡng 38 học sinh giỏi Toán để chọn 20 học sinh giỏi thi cấp TP vào tháng 11 này.
Bên cạnh công việc chuyên môn, thầy Trường còn tích cực với tham gia công việc nghiên cứu, biên soạn sách tham khảo môn toán THCS. Cụ thể, thầy Trường viết nhiều bài, đăng báo chuyên ngành: Toán học và Tuổ.i trẻ, toán tuổ.i thơ. Cùng với đồng nghiệp, tham gia biên soạn sách tham khảo môn Toán THCS cho NXB Giáo dục Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Đại học Quốc gia TP HCM.
Tính đến nay, thầy Trường tham gia viết sách, cộng tác với 31 đầu sách. Trong năm học 2016-2017, xuất bản cuốn: Bài tập Tài liệu môn Toán lớp 7, lớp 8 tập 1 (NXB Giáo dục Việt Nam, phát hành tháng 10 - 2016). Ôn luyện cuối tuần môn Toán, lớp 8 (NXB Giáo dục Việt Nam, phát hành tháng 11 - 2016), Phát triển tư duy sáng tạo giải Toán hình học, đại số lớp 8 (NXB Đại học Quốc gia TP HCM phát hành tháng 2 - 2017).
Cuối tháng 6 - 2018 xuất bản tiếp 2 cuốn sách Phát triển tư duy sáng tạo giải Toán hình học, đại số lớp 7. Tháng 7 - 2019 xuất bản cuốn "Thực hành kiểm tra, đán.h giá năng lực "Toán 8. Tháng 11 - 2019 xuất bản tiếp 2 cuốn sách Phát triển tư duy sáng tạo giải Toán lớp 6 tập 1, tập 2.
Với những đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của huyện Gia Lâm nói riêng và của Hà Nội nói chung, thầy giáo Nguyễn Đức Trường đã nhiều lần được vinh danh và được tặng thưởng những danh hiệu thi đua. Từ năm 2009 đến 2017 liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở; đạt danh hiệu "Người tốt, việc tốt cấp" TP, Bằng khen của Chủ tịch UBND TP; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ GD&ĐT,...
Điều ít biết về cuộc sống hôn nhân, thầy Trường từng nên duyên với người vợ cùng nghề giáo viên. Cảm động trước nghị lực của thầy giáo Trường, cô đã để ngoài tai những định kiến xã hội, vun vén hạnh phúc gia đình. Đến nay, vợ chồng thầy giáo Trường có 2 người con trai SN 2005 và 2008.
Từng chịu nhiều bất hạnh số phận nên thầy Trường luôn dành nhiều thời gian chăm sóc, giáo dục con cái tốt nhất để con luôn tự hào về người cha. Đáp lại, cậu con trai lớn năm vừa qua thi đỗ lớp 10 chuyên Toán, trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội). Cậu con trai thứ 2 đạt học sinh giỏi toàn diện.
Nghề giáo cực khó! Làm giáo viên là một nghề nhưng là một nghề đặc biệt, khác với tất cả những nghề còn lại trong xã hội. Đây là nghề thường được ví von nhằm thực hiện thiên chức cao quý: trồng người. Trồng cây vốn vô cùng gian nan, cực nhọc. Trồng người cực nhọc, gian nan gấp bội. Câu nói của lãnh tụ Hồ Chí...